» Chuẩn bị bể nuôi cá Rồng

Phải chọn bể nuôi cá Rồng có không gian đủ rộng để cá thoải mái khi bơi lội và phát triển tối đa kích cỡ.

Nội dung trong bài viết

  • Chọn bể nuôi cá Rồng
  • Trang trí bể nuôi cá Rồng

Chọn bể nuôi cá Rồng

Cá Rồng là loại cá có thể hình to lớn, tư thế bơi uốn lượn theo hình cong chữ s, thích ở chỗ rộng rãi và thoải mái. Do đó phải chọn bể nuôi cá Rồng có không gian đủ rộng để cá thoải mái khi bơi lội và phát triển tối đa kích cỡ.

Đối với cá Rồng còn nhỏ, có thể dùng bể với kích thước khoảng 45cm. Còn với một con cá Rồng đã trưởng thành, thì bể phải có chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều dài của cá, và chiều ngang tối thiểu phải gấp 2 lần chiều dài của cá.

Bể cá phải có nắp đậy cẩn thận nhằm tránh trường hợp cá nhảy ra ngoài, vì cá Rồng là loài cá thích sống ở tầng nước trên và hay nhảy lên cao để bắt mồi.

Trang trí bể nuôi cá Rồng

Đối với loại cá có thể hình to lớn, thích hoạt động, cỏ sức vẩy vùng rất mạnh như cá Rồng thi việc trồng thủy tảo trong bể là không thích hợp. Vì các loại cây thủy tảo sẽ chiếm hết không gian hoạt động của cá, làm mất đi vẻ oai phong hùng dũng vốn có của cá Rồng.

Nên lót một lớp cát hoặc lớp sỏi ở đáy bể, việc này rất cần thiết. Nếu không có lớp cát hoặc lớp sỏi nền, bóng cá Rồng sẽ phản chiếu dưới đáy bể, khiến cá Rồng lò mò và thậm chí húc xuống đáy bể để đánh nhau với cái bóng của mình, kết quả là mắt và miệng của cá bị tổn thương.

Ngoài ra, có thể dùng một số loại đá như hòn non bộ, đá cẩm thạch, đá san hô… để trang trí trong bể cá. vấn đề là trang trí như thế nào để cho bể cá trông đẹp mắt, điểu này tùy thuộc vào óc sáng tạo của mỗi người. Với mỗi loại đá có kiểu dáng khác nhau, tùy theo bể cá và sở thích mà chọn loại đá phù hợp. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý: Cá Rồng là loại cá rất thích hoạt động, vì vậy không nên chọn những loại đá có góc cạnh sắc bén, nhằm tránh gây tổn thương cho cá. Sau đây sẽ giới thiệu một số loại đá thông dụng:

Đá hình rìu: thuộc loại đá thiên nhiên, có nhiểu màu sắc khác nhau như xanh đen, nâu vàng, trắng tuyết và ngũ sắc, trong đó loại ngũ sắc là loại tốt nhất. Người ta có thể gia công đá hình rìu thành nhiều hình dáng khác nhau.

Đá thủy tinh: có bể ngoài láng trơn, hoa văn rõ ràng, màu trắng sửa trong suốt. Đây là loại đá tạo cảnh được nhiều người thích.

Đá nhám xốp: còn có tên là đá trầm tích, bề mặt có những lỗ dạng tổ ong, có thể trôi nổi trong nước. Đá nhám xốp có tính tơi xốp, hút nước tương đối mạnh. Đây là loại đá trang trí trong bể cá cũng rất đẹp.

Đá Thái Hồ: thường gọi là đá hồ, sản xuất ở vùng Giang Tô, Trung Quốc. Đá rắn chắc, bề ngoài tương đối trơn láng do bị nước làm xói mòn, hình dạng phong phú, có màu xám trắng. Loại đá này cũng thường được dùng để tạo cảnh trong bể cá.

Đá cuội: là loại đá thiên nhiên có trong các lòng sông. Đá có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau, bề mặt trơn láng.

Đá san hô: san hô là loại sống dưới biển, có nhiều loại với hình dáng đa dạng. San hô là loại đá không những tạo cảnh đẹp cho bể cá mà còn làm sạch nước.

Ốc biển: là loài động vật sống ở vùng ven biển. Bề ngoài của ốc biển có hoa văn rất đẹp, nên nó thường dùng để tạo cảnh cho bể cá.

Ngoài ra, các gốc cây khô có hình dáng kỳ lạ cũng là thành phần tạo cảnh hấp dẫn cho bể cá. Sau khi đặt gốc cây khô vào bể, người ta thường trồng các loại cây thủy sinh lên đó để bể cá trông tự nhiên và sinh động hơn.

Rate this post

Viết một bình luận