Chuẩn bị mang thai ở tuổi 40 có lợi ích và khó khăn gì?

Khi bước sang tuổi 40, tuy khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ giảm đi nhưng cơ hội làm mẹ vẫn còn nhờ vào sự phát triển của y học. Vậy chuẩn bị mang thai ở tuổi 40 cần lưu ý những vấn đề gì?

Hàng triệu trẻ em đã phát triển
khả năng ngôn ngữ của mình
thông qua các ứng dụng học tập
của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.

Khả năng mang thai ở tuổi 40

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên trên thế giới đều gặp các vấn đề về sinh sản. 

Cụ thể, khả năng mang thai của phụ nữ 40 tuổi chỉ đạt khoảng 50%, con số này giảm mạnh xuống chỉ còn 2-3% khi bước sang tuổi 43. Nguyên nhân bởi từ sau tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng của phụ nữ suy giảm một cách nhanh chóng. Số lượng trứng giảm đồng nghĩa với việc trứng và tinh trùng gặp nhau khó khăn hơn, giảm khả năng thụ thai.

Khả năng mang thai tự nhiên ở tuổi 40 giảm mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi chất lượng trứng giảm, trứng phóng ra từ buồng trứng có thể bị biến đổi gen. Các trường hợp nằm trong “số hiếm” có thể mang thai phải đối mặt với nguy cơ bị xảy thai cao. Tỉ lệ xảy thai của nữ giới trong độ tuổi 40-45 lên tới 34-53%. Cùng với đó là các biến chứng thai sản nguy hiểm cho cả mẹ và bé như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,…

Trẻ em sinh ra từ người mẹ ở độ tuổi 40 trở lên có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như Down, sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, dị tật thần kinh, cột sống,… Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai ở tuổi 40 cần lưu ý thực hiện các biện pháp tầm soát dị tật thai nhi trước khi sinh đầy đủ. Trong giai đoạn sinh nở, phụ nữ mang thai ở tuổi 40 thường gặp khó khăn khi đẻ thường, hầu hết trường hợp đều phải sinh mổ.

Ngay cả những trường hợp mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tỉ lệ thụ thai thành công cũng bị giảm sau độ tuổi 35. Nếu mẹ mang thai ở tuổi 40 nhờ trứng hiến tặng thì tỉ lệ thành công khoảng 50%. Nguy cơ sảy thai hay các rối loạn gen di truyền còn phụ thuộc vào độ tuổi của người cho trứng.

Lợi ích khi sinh con ở tuổi 40

Sinh con ở độ tuổi 40 là khá muộn. Nguyên nhân có thể do kết hôn muộn, vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản dẫn đến hiếm muộn, khoảng cách thời gian mang thai tiếp theo với lần trước khá xa hoặc là “sinh cố”,…

Mang thai ở tuổi 40 có lợi về kinh nghiệm chăm sóc và tài chính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì chúng ta không thể phủ nhận việc phụ nữ mang thai ở độ tuổi 40 cũng có một số lợi ích nhất định. Đó là chúng ta đã chuẩn bị tốt hơn về mặt tinh thần, tích lũy kinh nghiệm chăm sóc con cái và có nền tảng kinh tế tốt hơn, đảm bảo đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong điều kiện tốt nhất có thể. Trong đó:

  • Mẹ có kinh nghiệm chăm sóc con: Có thể nói đây chính là lợi ích nổi bật nhất khi của người làm mẹ ở tuổi 40. Bởi ở tuổi này, người mẹ đã suy nghĩ chín chắn hơn, biết cách quản lý tài chính, sự nghiệp và xây dựng hạnh phúc gia đình, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống hơn. Khi đó, người mẹ sẽ biết cách chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ như thế nào là tốt nhất.

  • Gia đình có kinh tế để nuôi trẻ trong điều kiện tốt hơn: Khi kinh tế đã ổn định, không còn quá nhiều áp lực về tài chính thì bản thân người mẹ và người thân trong gia đình sẽ có thời gian hơn để chăm sóc, chia sẻ với con nhiều hơn. Bên cạnh đó, gia đình cũng có đủ điều kiện để đứa trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt hơn, không phải chịu đựng sự thiếu thốn quá nhiều về vật chất.

Có thể thấy, mang thai ở tuổi 40 có những lợi ích và khác biệt lớn so với với phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-30. Tuy nhiên, ở độ tuổi này còn có thể phải đối mặt với những vấn đề lớn khác, hầu hết là liên quan đến yếu tố sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chị em cần nắm rõ những nguy cơ đó là gì trước khi quyết định mang thai ở tuổi 40.

Những nguy cơ phụ nữ mang thai ở tuổi 40 phải đối mặt

Thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi mẹ mang thai muộn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như đã phân tích ở trên, khả năng mang thai của phụ nữ ở độ tuổi 40 bị suy giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, thai phụ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể như:

  • Khó thụ thai: Phụ nữ tuổi càng cao thì khả năng mang thai tự nhiên càng giảm. Bởi số lượng trứng đã bắt đầu giảm mạnh từ độ tuổi 35 và hết dần khi đến giai đoạn mãn kinh. Vì vậy, trường hợp mang thai tự nhiên khi đã 40 tuổi khá hiếm hoi, hầu hết đều nhờ đến sự can thiệp của y học như phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm,…

  • Trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh: Đây là một trong những nỗi lo lớn của rất nhiều cặp vợ chồng. Sinh con khi ở tuổi 40 trở lên có khả năng cao bị biến đổi gen di truyền, chất lượng trứng và tinh trùng bị suy giảm. Điều này kéo theo các vấn đề dị tật ở thai nhi như hội chứng Down, khuyết hậu môn, khoèo chân, tim bẩm sinh, lệch nỗ niệu đạo,…

  • Khó sinh: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non, biến chứng tiền sản giật, đái tháo đường,…Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu thường phải sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai. Nhìn chung, mọi vấn đề xảy ra trong thai kỳ đều có thể đe dọa tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.

  • Vấn đề tài chính lâu dài sẽ khó khăn: Ngoài những khó khăn về sức khỏe mẹ và bé thì tài chính lâu dài cũng là một vấn đề cần được quan tâm đến. Bởi trong thời gian đầu, tuy cha mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt kinh tế để chăm sóc con với điều kiện tốt nhất ở những năm tháng đầu đời. 

Tuy nhiên, theo thời gian, cha mẹ cũng có tuổi hơn, dần bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Khi đó, thu nhập giảm đi trong khi nhu cầu sống và nuôi dạy trẻ vẫn tiếp tục tăng lên theo độ tuổi của con.  Nếu tài chính không tích lũy đủ sẽ là vấn đề trở ngại lớn sau này trong quá trình nuôi con.

Vì vậy, để giảm thiểu những nguy cơ không tốt có thể xảy ra với mẹ và thai nhi, chúng ta cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai ở tuổi 40 cần lưu ý những gì?

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mong muốn sinh con ở độ tuổi 40 cần chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tốt để tăng khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ mang thai, biện pháp sinh nở cũng là yếu tố quan trọng để đón bé đến với thế giới này một cách thuận lợi nhất.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Cần kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để chuẩn bị mang thai ở tuổi 40, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để được đánh giá chính xác về tình trạng của mình. Nếu mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như: tiểu đường, tim mạch, lậu,…cần điều trị ổn định trước khi mang thai. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như: chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng, chất lượng trứng và tinh trùng,…đều có thể là nguyên nhân khiến bạn khó mang thai.

Xem thêm:

Biện pháp thụ thai

Cân nhắc các biện pháp thụ thai nhân tạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai tự nhiên của nữ giới là rất khó khăn. Vì vậy, các chị em mong muốn sinh con trong độ tuổi này cần cân nhắc các biện pháp điều trị hiếm muộn như thụ tinh nhân tạo,… Khi khám sức khỏe, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra lời khuyên về phương pháp phù hợp, chi phí thực hiện,…để gia đình cân nhắc.

Biện pháp sinh nở

Sinh nở ở tuổi 40 cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro nên các mẹ cũng cần cân nhắc trước khi mang thai. Với những người đã từng sinh mổ thì lần sinh con tiếp theo sẽ tương tự như vậy. Với những người sinh con lần đầu hoặc từng sinh thường trước đó, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của thai phụ để đánh giá và cho lời khuyên tốt nhất.

Mang thai muộn có thể cân nhắc biện pháp sinh mổ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhìn chung, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này nên chọn phương pháp sinh mổ để phòng tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng khi sinh như băng huyết, suy thai cấp, thuyên tắc mạch,…

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh bao gồm các hành vi như: chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao phù hợp với thể lực, tránh xa các chất độc hại, quan hệ tình dục an toàn lành mạnh,…Khi chúng ta thay đổi lối sống tốt hơn sẽ giúp tăng khả năng thụ thai và góp phần giảm nguy cơ gây ra những biến chứng thai sản, dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Rèn luyện sức khỏe giúp tăng khả năng thụ thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, các chị em nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, gây nghiện khác càng sớm càng tốt. Thay vào đó hãy ăn uống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe với các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, aerobic, bơi lội,…Điều này cũng có tác dụng kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp nhất. Nếu để cơ thể rơi vào tình trạng béo phì, khả năng mang thai sẽ bị giảm đi đáng kể.

Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thụ thai và sự phát triển của thai nhi. Các chị em cần đảm bảo dung nạp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…

Chế độ dinh dưỡng cho người chuẩn bị mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai ở tuổi 40 nên ăn nhiều gồm các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá, các loại đậu, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa,… Với các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đồ ăn tái, sống, đồ đông lạnh, chế biến sẵn,…tốt nhất không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, các mẹ có thể lựa chọn một số loại thuốc bổ để tăng cường axit folic, sắt, canxi và vitamin để tăng cường sức khỏe mẹ và bé, hỗ trợ khả năng thụ thai và phòng ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Qua bài viết này, các chị em đã có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích và khó khăn khi chuẩn bị mang thai ở tuổi 40. Từ đó, Monkey hy vọng mỗi người sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để sớm thực hiện được ước mơ làm mẹ.

What Are the Chances of Getting Pregnant After 40? – Ngày truy cập: 25/05/2022

https://www.verywellfamily.com/what-are-the-chances-of-getting-pregnant-after-40-1960287

Getting Pregnant at 40: FAQ’s and Tips for Optimizing Your Fertility Health – Ngày truy cập: 25/05/2022

Getting Pregnant at 40: FAQ’s and Tips for Optimizing Your Fertility Health

Rate this post

Viết một bình luận