Chuẩn bị sinh con và tất tần tật những việc cần làm bố mẹ cần biết

Danh sách những việc cần làm trước ngày sinh

Để chuẩn bị sinh con, trước ngày dự sinh, bạn cần lên checklist 4 việc này ngay nhé!

1. Tính ngày sinh con

Để tính tuổi thai bác sĩ dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai…. Tuy nhiên để việc chuẩn bị trước khi sinh thuận lợi, chị em cũng có thể tự dự đoán được ngày sinh với một số cách đơn giản:

Quy tắc 9 tháng 10 ngày

Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày

Ví dụ: ngày đầu chu kỳ kinh cuối của bạn là 1/3/2013 thì dự kiến sinh ngày 11/12/2013

Đếm tuần thai

Chu kỳ mang thai thường là 280 ngày = 40 tuần.

Bạn lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, đánh dấu vào lịch, xem nó vào ngày thứ mấy trong tuần (ví dụ thứ 5 chẳng hạn). Sau đó đếm đủ 40 cái thứ 5 đó là ngày dự sinh.

Luật Nagele (+7/-3)

Là cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thêm 7 ngày và trừ đi 3 tháng. Phương pháp tính này dựa trên chu kỳ kinh 28 ngày.

Ví dụ: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 10-6, vậy bạn sẽ sinh vào ngày 17 – 3 năm sau.

Biết trước ngày sinh bé rất cần thiết để bà bầu chuẩn bị. Tuy nhiên thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn 2 tuần so với ngày dự kiến sinh, vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần.

2. Xin nghỉ thai sản

Thường các mẹ bầu có tâm lý sẽ đi làm tới ngày lâm bồn để có nhiều thời gian chăm sóc con sau khi bé chào đời.

Điều này không nên vì trước khi sinh mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, soạn đồ đạc sẵn sàng… để chuẩn bị tới bệnh viện. Tốt nhất bạn nên xin nghỉ trước ngày dự sinh 1-2 tuần để chuẩn bị sinh con tốt nhất.

3. Cùng chồng lên kế hoạch tài chính

Sẽ có rất nhiều khoản vợ chồng bạn phải chi tiêu trong thời gian tới, mặt khác khoản lương của bạn có thể ít đi trong thời gian nghỉ thai sản.

Hãy cùng chồng lên kế hoạch tài chính nuôi con cụ thể về những khoản chi tiêu để bạn chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.

4. Tham gia lớp học tiền sản.

Đây là cách chuẩn bị sinh con tiến bộ và khoa học dành cho các cặp vợ chồng. Lớp học tiền sản sẽ trang bị cho bạn:

  • Những kiến thức cơ bản về vấn đề chuyển dạ, phương pháp đẻ thường với đẻ mổ
  • Những hướng dẫn cơ bản về những chuẩn bị về mặt thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc chào đón một em bé sơ sinh trong cuộc sống của các cặp đôi.
  • Một số hướng dẫn để giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng như: cách thở, cách rặn đẻ…
  • Những kiến thức cơ bản về việc làm quen với bé sơ sinh, chăm sóc bé lúc mới sinh (dinh dưỡng, vệ sinh, các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh..)
  • Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh (vệ sinh, dinh dưỡng, tâm lý…)

11 bước cần làm để chuẩn bị sinh con

Khi chuẩn bị sinh con bạn cần hoàn tất các công việc dưới đây:

1. Dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa

Bạn cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là nâng cấp, tu sửa và trang trí lại tổ ấm chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ sắp chào đời.

Nếu có thể, bạn nên chuẩn bị trước khi sinh bằng cách bắt đầu dọn dẹp từ sớm. Hãy vứt bỏ những thứ không sử dụng và chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất.

Điều này sẽ giảm phần nào áp lực công việc nhà sau khi sinh nở và quan trọng là khi trở về từ bệnh viện, hai mẹ con sẽ cảm thấy thoải mái, ấm áp hơn trong không giam sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát.

2. Chuẩn bị không gian cho bé

Việc chuẩn bị sinh con cũng không thể thiếu bước này. Bạn muốn cho con ngủ riêng từ nhỏ? Vậy thì đừng quên việc chuẩn bị một chiếc nôi và xem sẽ đặt ở đâu trong phòng ngủ.

Nếu chọn cách cho con ngủ cùng bố mẹ, hãy kiểm tra xem nệm của bạn đã đủ lớn chưa, bạn có cần drap chống thấm không và bạn cần chuẩn bị bao nhiêu gối, chăn và tấm trải riêng cho bé.

Tiếp đến, hãy nghĩ đến không gian dành cho việc ăn, chơi, tắm và sinh hoạt thường ngày của bé. Hãy dọn sạch những yếu tố nguy cơ như hóa chất độc hại, vật dụng sắc nhọn, đồ vật bé dễ nuốt phải gây nguy cơ hóc, nghẹn và những món đồ có thể gây dị ứng ra khỏi không gian này.

Bạn cũng cần để ý đến các ổ cắm điện ở dưới thấp. Cách tốt nhất là bạn nên che kín chúng lại và đưa ổ cắm lên cao, xa khỏi tâm tay bé.

Cách hiệu quả nhất để kiểm tra tính an toàn của ngôi nhà là giả vờ bò quanh nhà và nhìn mọi thứ từ tầm mắt của bé. Bằng cách này, bạn sẽ phát hiện ra những mối nguy tiềm ẩn cho bé ở trong nhà.

3. Sắp xếp lại tủ quần áo

Đây là việc mà hầu hết các thai phụ những tháng cuối chuẩn bị sinh con đều muốn làm, vì họ cần đảm bảo quần áo của cả gia đình luôn luôn sạch sẽ, được gấp gọn gàng và dễ tìm thấy.

Sắp xếp lại tủ quần áo của gia đình cũng là cách để mẹ bầu biết được những gì không dùng được nữa và cần phải mua mới… Trong những tháng đầu sau sinh, bạn khó có thể ra ngoài mua sắm quần áo cho cả gia đình, vì vậy, sao không tranh thủ khoảng thời gian này để làm việc đó.

Ngoài ra, bạn còn sắp xếp quần áo cho mình và em bé, chuẩn bị cho ngày sinh nở đang gần kề. Mẹ bầu cần cân nhắc những loại quần áo, vật dụng nào cần thiết phải sắm thêm hoặc dùng lại của các em bé nhà họ hàng, bạn bè; quần áo mang tới bệnh viện, quần áo để cho bé mặc mùa đông hoặc mùa hè,… Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng cũng phải mất khá nhều thời gian để sắp xếp chu đáo.

4. Giặt giũ

Đừng quên bước này khi chuẩn bị sinh con. Bạn nên giặt tất cả quần áo sơ sinh cẩn thận, sau đó phơi khô dưới ánh nắng để diệt khuẩn.

Cho dù bạn có mua quần áo của bé ở những trung tâm thương mại nổi tiếng đi nữa, cũng đã có rất nhiều người chạm tay vào những món đồ đó trước khi chúng thuộc về bạn. Vì thế, không có gì là dư thừa khi đem giặt quần áo sơ sinh trước khi cho bé mặc.

Bạn cũng hãy tranh thủ giặt tất cả những thứ trước giờ ít khi được vào máy giặt như thảm, rèm cửa, chăn mền, bao gối và cả drap giường.

Công việc chuẩn bị sinh con này không những giúp mọi thứ trở nên thơm tho, sạch sẽ mà vì một khi em bé chào đời, chiếc máy giặt nhà bạn sẽ hoạt động với tần suất tăng chóng mặt và sẽ chẳng có thời gian cho những thứ này đâu.

5. Tẩy trùng bình sữa và các dụng cụ cho bé bú, chuẩn bị đồ ăn

Không chỉ bình sữa mà núm vú và các vật dụng cho bé bú khác cũng cần được làm sạch khi bạn chuẩn bị sinh con.

Ngay cả với những bình sữa đựng trong hộp mà bạn cho là hoàn toàn sạch sẽ, ít nhất cũng nên tráng nước sôi lòng bình trước khi sử dụng nhé.

6. Chuẩn bị đồ ăn

Chuẩn bị đồ ăn hàng ngày chu đáo cũng là một cách bà bầu lo lắng cho sức khỏe của bản thân và thai nhi bởi lúc này thai nhi cần rất nhiều chất dinh dưỡng và phát triển.

Khi ngày sinh đến gần, bạn đừng ngại loại bỏ những món đồ ứ đọng trong tủ lạnh đã lâu và thay thế bằng thực phẩm tươi mới, chất lượng.

Đặc biệt, hãy dự trữ sẵn những món đồ cơ bản bạn cảm thấy cần ngay sau khi sinh bé như sữa, sữa chua, trái cây tươi, rau củ xanh và một ít thịt, trứng…

Nếu bạn có người giúp đỡ sau sinh thì điều này là không cần thiết. Trong trường hợp không có ai, thì trong những tuần đầu tiên sau khi sinh em bé, bạn sẽ có rất ít thời gian hay năng lượng để nấu nướng.

Vì thế, mẹ bầu cần tự mình chuẩn bị các bữa ăn trước hai tuần và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Hãy chọn những món ăn tiện lợi lẫn dinh dưỡng như xúp, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi, salad rau củ, nui…

chuẩn bị trước khi sinh

Lưu ý: Mẹ bầu không nên làm việc quá sức hoặc làm quá nhiều việc nặng. Bạn nên sắp xếp công việc cho phù hợp với bản thân để không làm ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

Tốt nhất bạn có thể rủ chồng cùng tham gia, điều này vừa giúp bạn đỡ vất vả hơn lại vừa giúp bạn cải thiện tình cảm gia đình, giúp tình cảm giữa các thành viên thêm bền chặt hơn.

7. Tìm người chăm sóc mẹ và bé

Mẹ bầu nên tìm người giúp việc ngay từ bây giờ để chăm sóc cho hai mẹ con nếu không có ông bà nội ngoại gần bên.

Bạn nên tìm trước cho em bé sơ sinh một bác sỹ thật tốt đề phòng chẳng may bé bị bệnh. Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng kém, dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nên việc kiếm sẵn một bác sỹ chưa bao giờ là thừa.

Rate this post

Viết một bình luận