[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không?

Trả lời câu hỏi: FeCl3 có kết tủa không? ( hóa học 12 )

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “FeCl3 có kết tủa không?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học 12 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: FeCl3 có kết tủa không? ( hóa học 12 )

FeCl3 là một loại hợp chất muối axit của sắt, khi ta cho dung dịch FeCl₃ tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu nâu đỏ.

Cùng Top tài liệu trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về muối FeCl3 dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về muối FeCl3

1. Tìm hiểu chung về FeCl3

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không?

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không?

FECL3 có tên gọi là Sắt(III) clorua. Đây là một hợp chất muối axit của sắt mà khi tan trong nước sinh ra nhiệt. FeCl3 ở dạng khan là những vẩy tinh thể màu nâu đen hoặc hợp chất ngậm nước FECL3.6H2O với hình dạng là phiến lớn hình 6 mặt.

FeCl3 còn có tên gọi khác là Iron(III) chloride, Phèn sắt 3, Ferric Choride, Feric Clorua, Phèn Sắt( III) Clorua FeCl3 40%, FeCl3 96%.

FeCl3 công nghiệp 30% còn gọi  là chất keo tụ. Đây là hóa chất tạo bông trong các hệ thống xử lý nước thải.

Cấu tạo phân tử:

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không? (ảnh 2)

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không? (ảnh 2)

2. Tính chất vật lý

Là hợp chất tan trong nước cho dung dịch chứa ion bát diện [Fe(H2O)6]3+ màu tím nhạt.

FeCl3  là hóa chất có màu nâu đen, mùi đặc trưng và có độ nhớt cao.

Khối lượng mol: 162.2 g/mol (khan) và 270.3 g/mol (ngậm 6 nước).

Khối lượng riêng: 2.898 g/cm3 (khan) và 1.82 g/cm3 (ngậm 6 nước)

Điểm nóng chảy: 306 °C (khan) và 37 °C (ngậm 6 nước)

Điểm sôi: 315 °C

Tan được trong nước và Methanol, Ethanol, cũng như các dung môi khác.

3. Tính chất hóa học

Tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

FECL3 sẽ tác dụng với sắt thông qua thí nghiệm: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua.

  • 2 FeCl3  + Fe → 3 FeCl2

FECL3 sẽ tác dụng với CU tạo ra muối sắt II clorua và đồng clorua.

  • Cu  + 2 FeCl3 →  CuCl2 + 2 FeCl2

FECL3 khi được sục khí H2S vào sẽ có hiện tượng vẫn đục.

  • 2FeCl3  + H2S →  2 FeCl2 + 2 HCl  + S

FECL3 khi được cho vào dung dịch KI và benzen sẽ có hiện tượng dung dịch màu tím.

  • 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

3. Ứng dụng

– Ứng dụng ở trong phòng thí nghiệm

Phèn sắt ba thường được sử dụng như là một loại axit Lewis xúc tác và phản ứng như dùng để khử trùng bằng Clo của những hợp chất thơm và phản ứng của Friedel – thủ công mỹ nghệ của những chất thơm.

– Ứng dụng ở trong công nghệ xử lý nước

Ferric Clorua có các tính chất như hoạt động được tốt ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp và trong khoảng độ pH rộng. Khoảng làm việc tối ưu nhất của pH là từ 7 – 8,5. Phèn sắt 3 tạo bông thô và bền và. Ferric Clorua có thể dùng được cho nước có nồng độ muối cao. Vì thế, nó được coi là hóa chất xử lý nước thải đô thị và rác thải công nghiệp..

Ferric Clorua có tác dụng như keo lắng để làm nước trở nên trong hơn. Đặc biệt, Ferric Clorua với phản ứng kết tủa thì nó còn loại bỏ photphat.

– Ứng dụng trong công nghiệp 

+ Là thành phần có trong trong thuốc trừ sâu.

+ Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các bo mạch in: Là tác nhân khắc axit cho bản in khắc, chất cầm màu, chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ cũng như chất làm sạch nước và được dùng trong nhiếp ảnh…

+Là một chất giữ màu, thành phần được sử dụng nhiều trong các chất nhuộm.

+ Hóa chất này được xem như thành phần có mặt trong các bồn tẩy tạp chất cho nhôm và thép.

– Ứng dụng trong y học

Nó được sử dụng làm chất làm se vết thương khá phổ biến hiện nay.

4. Điều chế:

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không? (ảnh 3)

[CHUẨN NHẤT] FeCl3 có kết tủa không? (ảnh 3)

– Muối sắt (III) clorua được điều chế trực tiếp từ phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2.

2Fe + 6H2O + 6NO2Cl ⟶ 3H2 + 6HNO3 + 2FeCl3

Fe + 4HCl + KNO3 ⟶ 2H2O + KCl + NO + FeCl3

– Hoặc phản ứng của Fe(III) oxit với axit.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

FeS2 + 3HCl + 5HNO3 ⟶ 2H2O + 2H2SO4 +5NO +FeCl3.

5. Nhận biết

– Thuốc thử: Dung dịch Kiềm NaOH; KOH; AgNO3;…

– Hiện tượng: xuất hiện kết tủa nâu đỏ của Fe(OH)3 kết tủa đó không bị oxi hóa trong không khí ( với thuốc thử là dung dịch kiềm); AgCl màu trắng (với thuốc thử là dung dịch AgNO3).

– PTHH: AgNO3 + FeCl3 → AgCl↓(trắng) + Fe(NO3)3

FeCl3 + 2KOH → Fe(OH)3↓ + 2KCl

Rate this post

Viết một bình luận