1. THÔNG TIN CHUNG:
FSC là gì ?
FSC là viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh (Forest Stewardship Council) – một tổ chức Quốc tế, phi chính phủ được thành lập vào năm 1993. Tổ chức FSC đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, đồng thời có lợi ích cho xã hội và đạt hiệu quả kinh tế.
Về cơ bản FSC có 10 nguyên tắc chính, cụ thể như sau:
Nguyên tắc 1: Tuân theo pháp luật nước sở tại và các nguyên tắc của tổ chức FSC
Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành của nước sở tại áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi nguyên tắc và tiêu chí của tổ chức FSC đề ra.
Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất
Quyền sử dụng, hưởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ, văn bản hóa hóa và được pháp luật nước sở tại thừa nhận.
Nguyên tắc 3: Các quyền của người bản địa
Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sở dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng .
Nguyên tắc 4: Các quan hệ cộng đồng và các quyền của công nhân lâm nghiệp
Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.
Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng
Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.
Nguyên tắc 6: Tác động môi trường
Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.
Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai
Kế hoạch quản lý rừng phải tương thích với quy mô và cường độ quản lý phải xây dựng và thực thi, thường xuyên cập nhật. Trong đó nêu rõ các mục tiêu dài hạn và các tác động nhằm đạt được mục tiêu. Kế hoạch quản lý rừng sẽ tích hợp vào quy hoạch sử dụng đất chung và dựa vào kiểm kê rừng hàng năm.
Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá
Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.
Nguyên tắc 9: Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao
Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.
Nguyên tắc 10: Rừng trồng
Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10, và các tiêu chí khác kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng như cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.
2. CHỨNG NHẬN RỪNG FSC LÀ GÌ?
Giấy chứng nhận FSC là bản giấy xác nhận của Tổ chức FSC đối với cơ sở có phạm vi được đánh giá đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn FSC. Hiện nay có 02 loại chứng nhận FSC đang được các Tổ chức chứng nhận cấp như sau:
– Chứng nhận FM (Forest Management) Certificate – hay còn gọi là Chứng nhận Quản lý rừng: là chứng nhận cấp cho một hoặc các khu rừng xác định đã tuân thủ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng, xã hội và kinh tế.
– Chứng nhận CoC (Chain of Custody Certificate) – hay còn gọi là Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm: là chứng nhận cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ giao dịch từ các nguồn gốc đã được cấp chứng nhận, các sản phẩm này có thể sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3).
3. CÁC CHUẨN MỰC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN FSC-CoC HIỆN NAY:
– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-004 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn chuỗi hành trình sản phẩm đối với các công ty cung cấp và chế biến sản phẩm có chứng nhận FSC.
– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-005 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn FSC dành cho các công ty đánh giá nguồn gỗ có kiểm soát FSC.
– Tiêu chuẩn: FSC-STD-30-010 (Ver. 02) – Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng.
– Tiêu chuẩn: FSC-STD-40-201(Ver. 02) – Các yêu cầu dán nhãn FSC trên sản phẩm.
4. LỢI ÍCH KHI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN FSC-CoC:
– Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường bắt buộc tại một số nước nhập khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ.
– Tạo cơ hội tham gia thị trường khu vực và quốc tế.
– Tạo giá trị doanh thu cho doanh nghiệp.
5. QUY TRÌNH TƯ VẤN CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN RỪNG FSC:
– Thương thảo, Ký kết hợp đồng
– Khảo sát, đánh giá hiện trạng
– Phân công trách nhiệm và xây dựng hệ thống quản lý
– Thực hiện áp dụng hệ thống quản lý
– Đánh giá sơ bộ
– Đăng ký chứng nhận chính thức, cấp giấy chứng nhận.
6. THỜI GIAN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
– Thời gian: 2-3 tháng
– Kết quả: giấy chứng chỉ FSC/CoC
7. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA VITEST
– Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;
– Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc;
– Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn khi cần;
– Hỗ trợ các vấn đề quản lý chất lượng phát sinh trong thanh tra, kiểm tra liên quan.
Phạm vi cung cấp dịch vụ tại các tỉnh trên cả nước
An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Unknown alias ‘thong_tin_lien_he_dich_vu’