Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 108 trang )
5
của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”. Luật du lịch Việt
Nam năm 2005 thì cho rằng: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”1.
Khái niệm du lịch có thể nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên,
tác giả nhận thấy điểm chung của các khái niệm như sau: du lịch trước hết là chuyến
đi ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người, thứ hai: mục đích của chuyến đi
phần lớn là đáp ứng nhu cầu tinh thần: vui chơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thăm
thân, thiện nguyện, …của khách du lịch và thứ ba: du lịch được thực hiện trong một
khoảng thời gian cố định.
b) Khái niệm khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên của họ và lưu lại ở nơi đến trên 24 giờ nhưng không quá một năm
với các mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích làm việc và nhận thù lao tại điểm
đến đó. Điều đáng chú ý trong khái niệm về khách du lịch của Tổ chức Du lịch Thế
giới là người đi du lịch phải ở lại điểm đến trên 24 giờ. Những người lưu lại ở điểm
đến dưới 24 giờ được gọi là khách tham quan, trong đó có tính cả khách quá cảnh.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, khách du lịch được định nghĩa không
quan trọng vấn đề thời gian: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”2.
Theo đó, với những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ dưới 24 giờ
cũng được coi là khách du lịch. Trong phạm vi khóa luận, tác giả thống nhất hiểu
khách du lịch theo qui định của luật du lịch Việt Nam.
Cũng theo điều 34 của Luật du lịch, khách du lịch được phân loại thành
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. “Khách du lịch nội địa là công dân
Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh
1
2
Khoản 1, điều 4, chương 1, Luật du lịch 2005
Khoản 2, điều 4, chương 1, Luật du lịch 2005
6
thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế là nười nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
c) Khái niệm sản phẩm du lịch
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Đính cho rằng “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ,
hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các
yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và
lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”3. Theo đó, một sản
phẩm du lịch được cấu thành từ các thành phần sau: dịch vụ vận chuyển; dịch vụ
lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan, giải trí và các dịch vụ bổ trợ khác (dịch
vụ tư vấn du lịch, dịch vụ hướng dẫn…). Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp
của tổng hòa một chuỗi các sản phẩm hữu hình và vô hình để thỏa mãn mọi nhu cầu
và mang lại sự hài lòng cho khách du lịch. Trong đó, cốt lõi của sản phẩm du lịch là
các dịch vụ. Thêm vào đó, từ định nghĩa trên suy ra rằng sản phẩm du lịch cần có sự
phối kết chặt chẽ với điểm thu hút du lịch, nguồn nhân lực, chính quyền và nhân
dân địa phương để có thể khai thác, sử dụng cơ sở vật chất hạ tầng tại điểm đến đó
một cách hiệu quả.
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”4. Theo nghĩa
rộng, sản phẩm du lịch có thể hiểu là tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà khách du
lịch tiêu dùng cho chuyến đi của họ. Theo nghĩa hẹp, sản phẩm du lịch là các hàng
hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Tiếp cận theo khái niệm này, sản phẩm
du lịch sẽ được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó có năm yếu tố chính. Thứ nhất là
điểm thu hút khách bao gồm các di tích lịch sử, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh
nổi tiếng, công trình kiến trúc, lễ hội và các phong tục tập quán. Thứ hai là khả năng
tiếp cận của điểm đến (cơ sở vật chất hạ tầng, phương tiện vận chuyển..). Thứ ba là
các tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến với hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống; các khu
3
Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa, 2006, Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB
Lao động Xã hội, trang 31
4
Khoản 10, điều 4, chương 1, Luật du lịch 2005
7
vui chơi giải trí; khu mua sắm và khu thể thao. Thứ tư là hình ảnh của điểm đến và
cuối cùng là giá cả hàng hóa và dịch vụ tại điểm đến.
Sản phẩm du lịch có đặc trưng riêng. Về bản chất, sản phẩm du lịch là tổng
hợp của các dịch vụ. Do đó, chúng chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình. Khách du lịch
không thể kiểm tra chất lượng trước khi mua mà chỉ có thể cảm nhận được khi tự
mình trải nghiệm dịch vụ. Hơn nữa, sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp. Thông
thường, để cung cấp một chuyến đi cho du khách, nhiều đơn vị cá nhân thuộc các
ngành khác nhau, nhiều công ty hoặc một chuỗi các doanh nghiệp sẽ cùng liên kết
để cung ứng dịch vụ. Thêm vào đó, sản phẩm du lịch vừa tổng hợp giá trị vật chất,
tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và có cả tài nguyên thiên nhiên.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn với yếu tố tài nguyên du lịch. Do
đó, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Tất cả khách du lịch phải di
chuyển đến điểm du lịch. Vì thế, vai trò của các kênh thông tin, quảng bá là rất quan
trọng trong việc thu hút và tạo niềm tin với du khách.
Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể tồn kho và có tính không
đồng nhất. Chất lượng của sản phẩm du lịch chủ yếu được đánh giá dựa vào cảm
nhận của khách hàng. Cùng là một sản phẩm du lịch nhưng có thể có những đánh
giá khác nhau về chất lượng phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhận thức, mong đợi và tâm
lý du khách. Trong những thời gian và bối cảnh khác nhau, cảm nhận và đánh giá
của khách du lịch cũng sẽ thay đổi.
Một đặc trưng quan trọng khác của sản phẩm du lịch là quá trình sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm diễn ra đồng thời. Mặc khác, quá trình sản xuất đòi hỏi sự tham
gia của khách du lịch. Chính du khách sẽ góp phần tạo nên sản phẩm và là nhân tố
quan trọng quyết định dịch vụ nào được tiêu dùng.
Sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch không
diễn ra đều đặn mà chỉ tập trung vào một thời điểm trong năm (du lịch biển – mùa
hè; lễ hội – mùa xuân), trong ngày (dịch vụ ăn uống). Dó đó, các doanh nghiệp và
chính quyền địa phương cần có những chính sách riêng để thu hút khách trong mùa
thấp điểm, rút ngắn sự dao động trong tiêu dùng du lịch.
8
1.1.1.2. Các loại hình du lịch
Du lịch là một phạm trù rộng lớn, để có thể nghiên cứu sâu về một khía cạnh
của du lịch, cần thiết phải phân loại du lịch thành các loại hình.
Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm chung vì
chúng hoặc thỏa mãn những nhu cầu, động cơ tương tự, hoặc có chung nhóm khách
hàng mục tiêu hoặc được xếp chung một mức giá. Loại hình du lịch có thể được
phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Hình 1.1: Các tiêu chí phân loại du lịch
Mục đích
của
chuyến đi
Mức chi
tiêu
Thời gian
lưu trú
Tiêu chí
phân loại
du lịch
Hình thức
tổ chức
Phạm vi
lãnh thổ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Phân theo thời gian của chuyến đi có loại hình du lịch trong ngày và du lịch
qua đêm. Phân theo phạm vi lãnh thổ có du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Theo
hình thức tổ chức, khách du lịch được phân thành bốn nhóm: khách du lịch một
mình, khách du lịch theo đoàn, khách du lịch trọn gói và khách du lịch theo theo
chương trình tự do. Phân theo mức chi tiêu có khách du lịch phổ thông với mức chi
trung bình và khách du lịch hạng sang.
Phân theo nhu cầu và mục đích của chuyến đi, du lịch có các loại hình như
sau:
9
Du lịch Sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo
tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương (Hiệp hội Du lịch
Thế giới – Ecotourism society).
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống5.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì
người nghèo trong môi trường cộng đồng, nhằm mục tiêu thu hút sự tham gia của
người dân địa phương trong việc vận hành và quản lý các dự án nhỏ như một
phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng.
Du lịch MICE là hình thức kết hợp giữa du lịch với giải quyết các công việc,
tham gia hội nghị, hội thảo, đầu tư kinh doanh và ký kết hợp đồng hay hoạt động
nghiên cứu thị trường…
Du lịch chữa bệnh là hình thức đi du lịch kết hợp với chữa bệnh. Khách du
lịch tìm kiếm các dịch vụ y tế cao cấp ở nơi đến hay có thể giúp du khách giảm bới
áp lực, nghỉ ngơi và thoải mái về tinh thần. Hình thức này phổ biến ở một số quốc
gia trên thế giới có trình độ y học cao hoặc thu hút với những trung tâm thẩm mỹ
làm đẹp như Pháp, Hàn Quốc…
Du lịch mạo hiểm là hình thức đi du lịch khám phá những vùng đất, địa danh
nổi tiếng nhưng đòi hỏi du khách sức bền và sự dẻo dai như chinh phục núi cao,
thác ghềnh, hang động, vùng sâu vùng xa – nơi điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng rất
hạn chế. Thông qua chuyến đi, du khách có thể tự khám phá và thể hiện bản thân,
rèn luyện tinh thần và sức khỏe.
Du lịch tâm linh cũng là một loại hình du lịch theo nhu cầu của du khách.
Tuy nhiên, khái niệm du lịch tâm linh sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.
1.1.2. Khái quát về du lịch tâm linh
1.1.2.1. Khái niệm văn hóa tâm linh
5
Khoản 20, điều 4, Luật du lịch 2005
10
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người, gắn với những ý niệm cao
cả, những niềm tin thiêng liêng không chỉ trong đời sống tôn giáo mà cả đời sống
tinh thần, đời sống xã hội. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm
linh” khẳng định: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường,
là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo”6. Điều thiêng liêng
cao cả được thể hiện qua những hình ảnh, biểu tượng, ý niệm.
Từ khái niệm về tâm linh, tác giả Nguyễn Đăng Duy đưa ra quan niệm về
“văn hóa tâm linh”. Theo đó, “văn hóa tâm linh là một hoạt động văn hóa xã hội của
con người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất và tinh thần, mang những giá
trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong
cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ hãi hay huyền
diệu) của con người”7.
Trong cuộc sống ai cũng có những niềm tin vào những điều linh thiêng, cao
cả và chính niềm tin ấy là biểu hiện rõ ràng nhất của văn hóa tâm linh trong đời
sống cá nhân cũng như cộng đồng. Nó giúp con người sống hướng thiện, hành động
và suy nghĩ tốt đẹp hơn. Nó cũng giúp xoa dịu những đau thương mất mát, đem lại
niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, công bằng, bình đẳng và bác ái. Vì lẽ đó văn hóa
tâm linh tạo nên chiều sâu cho nền văn hóa dân tộc.
1.1.2.2. Khái niệm du lịch tâm linh
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có một khái niệm thống
nhất về du lịch tâm linh. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là du lịch tâm linh khai thác yếu
tố văn hóa tâm linh, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với
lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn
giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác làm cơ sở và mục tiêu để
thảo mãn đời sống tinh thần của con người. Do đó, du lịch tâm linh và văn hóa tâm
linh có mối liên hệ chặt chẽ. Chính văn hóa tâm linh là động lực để phát triển du
lịch tâm linh.
6
7
Nguyễn Đăng Duy, 2001, Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa – Thông tin, trang 14
Nguyễn Đăng Duy, 2001, Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa – Thông tin, trang 27
11
Nếu bóc tách cụm từ “du lịch tâm linh”, có thể thấy rằng du lịch tâm linh là
sự kết hợp của hoạt động du lịch và yếu tố tâm linh trong chuyến hành trình. Một
mặt, du khách đi tham quan, thưởng ngoạn, học hỏi, mặc khác, kết hợp với việc
hành hương, cúng bái, lễ phật, tham gia các lớp học thiền, nghe giảng đạo hay tham
gia vào các lễ hội dân gian, gửi gắm tâm hồn vào các đấng thiêng liêng, những nơi
thờ tự như chùa chiền, đình, đền, miếu mạo và các chốn linh thiêng khác. Cựu Tổng
thống Ấn Độ, tiến sĩ Abdul Kalam cũng đã từng phát biểu: “Du lịch tâm linh có
nghĩa là thăm viếng bằng trái tim”. Chính yếu tố tâm linh giúp khách du lịch cảm
thấy bình an, tâm hồn trong sạch và hướng thiện. Và không dừng lại ở đó, “Du lịch
tâm linh vốn không chỉ là hoạt động hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng thuần túy và
còn là động lực thúc đẩy sự giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế – xã hội”8. Điều
đó có nghĩa là du lịch tâm linh giúp thực hiện nhiều chức năng xã hội, góp phần cải
thiện đời sống không chỉ tinh thần mà cả đời sống vật chất của con người.
Hiện nay, song song tồn tại một số khái niệm như du lịch hành hương, du
lịch tôn giáo, du lịch lễ hội. Vấn đề đặt ra là những loại hình du lịch trên là riêng
biệt hay chỉ là một bộ phận của du lịch tâm linh.
Du lịch tôn giáo là loại hình du lịch “nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc
biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau”9. “Đó là các chuyến đi với mục
đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo của các tín
đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo”10. Trong đó, khách du lịch chủ yếu
thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo hoặc tìm hiểu, nghiên cứu về các
hoạt động tôn giáo.
Du lịch hành hương là “loại hình du lịch hành hương đến các vùng đất thánh
cổ xưa, đến các đền thờ”11.
8
Phát biểu của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại Hội nghị quốc tế về du lịch
tâm linh 21-22/11/2013 tại Ninh Bình.
9
Nguyễn Văn Đính, 2006, Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động Xã hội, trang
75
10
Trần Thị Mai, 2009, Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động, trang 134
11
Trần Thị Mai, 2009, Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động, trang 137
12
Du lịch lễ hội là loại hình du lịch mà mục đích chính của chuyến đi là “tham
gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào đó, qua đó nâng cao
hiểu biết về văn hóa, và tăng cường, mở rộng quan hệ giao tiếp. Lễ hội có thể là: lễ
hội truyền thống, festival chuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc…”12.
Với du lịch tôn giáo và du lịch hành hương, yếu tâm linh là yếu tố quan trọng
và chi phối. Do đó, du lịch tôn giáo và hành hương có thể coi là một hình thức đặc
thù của du lịch tâm linh. Tuy nhiên, loại hình du lịch lễ hội cần thiết phải xét đến
tính chất của lễ hội. Với những lễ hội truyền thống, dân gian thể hiện phong tục, tập
quán, tín ngưỡng tốt đẹp, du lịch lễ hội là một phần của du lịch tâm linh. Trái lại,
với những lễ hội hiện đại như lễ hội du nhập từ nước ngoài, lễ hội festival chuyên
đề…, mặc dù vẫn thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch nhưng mục đích chính
của các lễ hội này không phải thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Do đó, không thể xem du
lịch lễ hội đó là một phần của du lịch tâm linh.
Tóm lại, du lịch tâm linh là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm
hiểu, học hỏi và tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội tâm linh của
khách du lịch. Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, tác giả sẽ nghiên cứu du lịch
tâm linh bao gồm cả du lịch tôn giáo, du lịch hành hương và du lịch lễ hội với các lễ
hội mang yếu tố tâm linh.
1.1.2.3. Đặc trưng du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh cũng là một sản phẩm du lịch. Do đó, nó mang đầy đủ
những đặc trưng của một sản phẩm du lịch.
Du lịch tâm linh có tính tổng hợp. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố không
thể tách rời, sự tham gia của nhiều đơn vị cá nhân, doanh nghiệp. Nó không thể cất
trữ do tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp và cơ
quan ban ngành luôn phải chú ý vấn đề hạn chế tính mùa vụ và thu hút được một
lượng du khách một cách ổn định và bền vững.
12
TS. Trần Thị Mai, 2009, Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động, trang 134
13
Du lịch tâm linh gắn với các tài nguyên du lịch tâm linh. Đó là các di tích
lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm
thực chay.
Mặt khác, sản phẩm du lịch tâm linh có những đặc trưng riêng. Nó mang
nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân bản địa bởi các tín ngưỡng, phong tục tập quán,
lễ hội truyền thống luôn gắn liền với cư dân một vùng miền, thể hiện lối sống và
cách nghĩ, nét văn hóa riêng biệt của họ. Nói cách khác, cư dân bản địa gửi gắn
niềm tin, mơ ước, nếp nghĩ, cách giáo dục và khát vọng qua các lễ hội và phong tục.
Bởi vì gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, các giá trị văn hóa tốt đẹp được lưu truyền từ
đời này sang đời khác, những nghi thức, lễ hội dân gian nên các sản phẩm du lịch
tâm linh có tính bền vững và bất biến cao. Nhưng cũng chính vì đặc tính này, vấn đề
đặt ra là rất khó để đổi mới sản phẩm du lịch tâm linh bởi đổi mới có thể làm sai
lệch đi giá trị văn hóa tâm linh.
Như bao sản phẩm du lịch khác, du lịch tâm linh có tính mùa vụ. Tại Việt
Nam, tính mùa vụ của du lịch tâm linh thể hiện khá rõ và chịu ảnh hưởng của quan
điểm sống từ xa xưa. Lễ hội truyền thống chủ yếu tập trung vào mùa xuân, đặc biệt
là tháng giêng. Việc cúng bái tổ tiên, đi lễ chùa phổ biến vào ngày mùng một và
ngày mười lăm theo lịch âm.
Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. Tại Việt Nam, du lịch tâm linh
có một số đặc tính riêng gắn với tôn giáo và tín ngưỡng của người Việt. Bắt nguồn
từ văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng
các vị anh hùng dân tộc, những người có công với cách mạng, những người có công
lập đất, lập làng (Thành hoàng làng). Bên cạnh đó, du lịch tâm linh còn gắn với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn với các đáng sinh thành.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tâm linh
1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
1.2.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật
Tình hình chính trị ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của một quốc gia đồng thời là một điều kiện rất quan trọng để phát triển du lịch.
Khách du lịch luôn có xu hướng quan tâm đến mức độ an toàn tại điểm đến. Họ sẽ
14
cảm thấy an tâm và tin tưởng với các điểm đến hòa bình và thân thiện, ngược lại, du
khách sẽ có xu hướng cân nhắc việc đến du lịch tại một điểm đến không ổn định về
mặt chính trị, xã hội.
Mức độ an toàn tại mỗi quốc gia được nhìn nhận thông qua chỉ số hòa bình
toàn cầu (GPI) được đánh giá dựa trên cơ sở 23 tiêu chí khác nhau từ mức độ tội
phạm bạo lực và chi tiêu quân sự tới mối quan hệ với các nước láng giềng và tôn
trọng nhân quyền. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia hòa bình, một
điểm đến an toàn, một sự lựa chọn tin cậy cho du khách.
Không chỉ tác động đến quyết định du lịch của khách du lịch mà tình hình
chính trị, pháp luật cũng là vấn đề luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Chính trị ổn
định, hệ thống pháp luật minh bạch sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận được
các cơ hội kinh doanh. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn và pháp luật rườm rà,
thủ tục phức tạp, quan liêu sẽ hạn chế quyết định đầu tư của các nhà kinh doanh. Tại
Việt Nam, vấn đề cải cách các thủ tục hành chính đang được các bộ, ban ngành
quan tâm. Thời gian làm thủ tục, giải quyết các vấn đề công vụ đã được rút ngắn tuy
vẫn còn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, đảng và nhà nước xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao” và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn”. Do đó, chính phủ có chính sách ưu tiên phát triển du lịch, đồng
thời, hệ thống luật pháp trong ngành du lịch ngày càng được bổ sung, hoàn thiện.
Tuy nhiên, hành lang pháp lý và năng lực của cơ quan quản lý nhà nước với các
thành phần tham gia kinh doanh du lịch còn hạn chế, nhiều hiện tượng xấu trong du
lịch vẫn diễn ra như cò vé, bán giá cao, không niêm yết giá, niêm yết giá bằng đồng
ngoại tệ… Trong khi đó, luật cạnh tranh và luật bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều
điểm chưa hoàn thiện nên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng du lịch trong khi
xảy ra tranh chấp là một vấn đề khá nan giải.
Nhìn chung, môi trường chính trị và pháp luật Việt Nam vừa tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch tâm linh phát triển, đồng thời vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại gây
rào cản cho ngành du lịch.
15
1.2.1.2. Môi trường văn hóa, xã hội
Dân tộc ta có lịch sử lâu đời với 4000 năm dựng nước và giữ nước. Chính
tiến trình lịch sử đó đã góp phần tạo ra một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa
phong phú trải dài trên khắp cả nước. Mặt khác, gắn với lịch sử, các tôn giáo cũng
dần hình thành và có những bước phát triển. Phật giáo là tôn giáo ra đời đầu tiên và
ảnh hưởng sâu rộng đến quan điểm sống của người dân. Ngày nay, cùng với phật
giáo các tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo cũng
đã ngày càng mở rộng hoạt động tạo nên đời sống tôn giáo phong phú. Đảng ta đã
công nhận hoạt động hợp pháp của nhiều tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn
giáo, giữa người có tôn giáo và không tôn giáo. Điều này tạo điều kiện tốt cho hoạt
động du lịch tâm linh phát triển. Cả nước hiện có 37 tổ chức, hệ phái tôn giáo và
một pháp môn tu hành thuộc 13 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng
27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức
sắc tôn giáo (tương đương từ bậc trung cấp đến trên đại học), 25 ngàn cơ sở thờ tự..
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống và
cư trú ở vùng núi. Nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được nét sinh hoạt văn hóa truyền
thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường ở miền Bắc; các
dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc
Khơ me ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, những truyền thống văn hóa có
giá trị cao của các dân tộc Việt Nam là một yếu tố quan trọng để phát triển không
chỉ du lịch tâm linh mà cả du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là cần phải liên kết giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân địa phương
để khai thác hiệu quả yếu tố đặc trưng văn hóa bản sắc cho phát triển du lịch. Mặt
khác, cần nâng cao kiến thức, khả năng giao tiếp với khách du lịch của cộng đồng
địa phương để hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Theo như thống kê, số lễ hội tại nước ta là 7966 trong đó có tới 98.8% là lễ
hội liên quan đến yếu tố tâm linh. Đây là tiềm năng lớn cho hoạt động du lịch tâm
linh.
Hình 1.2: Thống kê lễ hội tại Việt Nam