CHƯƠNG1 THI CÔNG KHUÔN ÁO ĐƯỜNG
BÀI 1.1 CẤU TẠO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
KHUÔN ÁO ĐƯỜNG
I. Cấu tạo khuôn đường:
Khuôn đường (lòng đường) thường được làm theo dạng hình máng.
Lòng đường phải đạt các yêu cầu sau:
– Phải đạt được đúng kích thước về bề rộng và bề sâu.
– Đáy lòng đường phải có độ dốc ngang mui luyện thiết kế, với đường cong có siêu cao thì đáy lòng đường cũng phải có siêu cao.
– Đáy lòng đường phải được tăng cường đầm nén hơn so với nền đường
– Hai bên thành lòng đường phải tương đối vững chắc và thẳng đứng, có thể chôn đá vỉa vừa để làm thành lòng đường vừa để gia cố lề.
II. Các phương pháp thi công khuôn áo đường:
– Khi thi công lòng đường có thể áp dụng một trong các phương án sau:
+ Đắp lề hoàn toàn: áp dụng cho nền đường đắp.
+ Đắp lề một phần, đào lòng một phần: áp dụng cho nền nửa đào, nửa đắp.
+ Đào lòng hoàn toàn: áp dụng cho nền đường đào.
1. Phương pháp đắp lề hoàn toàn: nền đường được thi công đến cao độ đáy áo đường, bề rộng hoàn công nền đường Bh sẽ lớn hơn bề rộng thiết kế nền đường Bn một lượng 2B. Cao độ hoàn công của vai đường thấp hơn cao độ thiết kế của vai đường một trị số x.
;
m: mẫu số độ dốc ta luy (hệ số mái dốc)
Bm: bề rộng mặt đường (m)
b: bề rộng lề đường 1 bên (m)
h: chiều dày áo đường (m)
im: ỳđộ dốc ngang mặt đường (thập phân)
il: độ dốc ngang lề đường (thập phân)
Đất lề đường được lấy từ nơi khác đến để đắp
2. Phương pháp đào lòng hoàn toàn: nền đường được thi công đến cao độ hoàn công của mặt đường. Sau này muốn có lòng đường thì ta phải đào đất lòng đường đổ đi.
3. Phương pháp đắp lề 1 phần: nền đường được thi công đến cao độ lưng chừng trong bề dày áo đường sao cho sau này đào lòng đường thì đất đào ra vừa đủ để đắp lề đến cao độ thiết kế. Như vậy cao độ hoàn công nền đường thấp hơn cao độ hoàn công mặt đường 1 lượng H, bề rộng hoàn công nền đường Bh lớn hơn bề rộng thiết kế nền đường Bn một lượng 2B’. Cao độ hoàn công của vai đường thấp hơn cao độ thiết kế của vai đường một trị số x.
Gọi A là diện tích phần lề trên ta luy (1 bên)
Ta có: 2.A+Bn.H=h.Bm ;
Với
BÀI 1.2. LÝ DO THOÁT NƯỚC LÒNG ĐƯỜNG TRÌNH TỰ THI CÔNG RÃNH NGANG, ỐNG THOÁT NƯỚC
I. Lý do thoát nước lòng đường:
Với các kết cấu áo đường hở như đá dăm, nước có thể thấm qua áo đường để đọng lại bên dưới lòng đường làm mềm yếu lòng đường dẫn đến phá hoại kết cấu mặt đường, vì vậy người ta làm rảnh ngang xương cá hoặc đặt ống thoát nước để thoát nước thấm qua áo đường ra ta luy hoặc thoát nước mưa trong quá trình thi công mặt đường.
II. Cấu tạo rãnh xương cá:
Rảnh xương cá thường rộng 0,3m, cao 0,2m đổ đầy cát hoặc đá để nước thấm qua. Khi dùng cát thì phía đầu ngoài ta luy phải xếp đá 1 đoạn 0,25m.Phía trên rảnh phải đắp cỏ lật ngược trước khi đắp lề để tránh đất lề đường chui vào làm tắc rảnh.
Thường bố trí rảnh xương cá so le nhau với cự li L=610m. Trên đường cong siêu cao thì rảnh xương cá chỉ bố trí ở phía bụng với cự li L=5m, trong trường hợp đường có độ dốc dọc i >2% thì rảnh xương cá đào xiên 1 góc =60700 theo hướng dốc. Để có thể tập trung nước vào rảnh, lòng đường phải bạt dốc vào miệng rảnh với độ dốc 12% trong phạm vi 0,6m.
III. Trình tự thi công rãnh xương cá:
– Đào các rảnh xương cá với độ dốc 5%, bề rộng rảnh 0,3m; sâu 0,2m; so le nhau; cách nhau 610m trên đường thẳng hoặc cách 5m trên đường cong siêu cao. Bạt dốc 12% lòng đường đầu trong của rãnh
– Đầm chặt đất nền đường dưới tầng đệm cát đạt hệ số đầm nén yêu cầu Kyc1 trong phạm vi bề dày không nhỏ hơn 40cm kể từ đáy tầng đệm cát
– Lấp đầy đá hoặc cát vào trong rãnh; đầu ngoài bắt buộc phải dùng đá trong một đoạn 0,25m
– Đắp 2 lớp cỏ lật ngược lên trên rãnh
– Làm lớp đệm cát
– Đắp đất lề phía trên rãnh xương cá.
IV. Trình tự thi công ống thoát nước:
– Đào các rảnh xương cá với độ dốc 3%, bề rộng rảnh bằng 2 lần đường kính ống thoát nước.
– Đầm chặt đất nền đường dưới tầng đệm cát đạt hệ số đầm nén yêu cầu Kyc1 trong phạm vi bề dày không nhỏ hơn 40cm kể từ đáy tầng đệm cát
– Đặt ống: thường dùng ống có đường kính d=80100mm, nếu dùng ống sành thì đỉnh ống phải đặt sâu dưới lề không ít hơn 40cm. Đầu ống phía trong phải đặt ngập vào trong bộ phận thu nước bằng đá dăm một đoạn d và đầu ống phia ngoài ta luy phải thò ra 1,52d để ống không bị tắc bẩn. Để tránh lún, ở đầu phía ngoài ta luy nên lát đá hoặc đệm sỏi một đoạn dài 2030cm.
– Sau khi đặt ống, tiến hành rải 1 lớp cát mỏng 23cm trong phạm vi bộ phận thu nước và bắt đầu thi công bộ phận này như hình dưới:
– Đắp lại đất trên ống bằng đất tại chỗ. Để khỏi vỡ ống thường đổ cát ngang với đỉnh ống trước khi đắp đất.
– Làm tầng cát đệm.
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG CẤP THẤP
BÀI 2.1 XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG ĐẤT GIA CỐ VÔI, XI MĂNG
A. YÊU CẦU VẬT LIỆU
1. Đất: đất sét, á sét, á cát, đất hòn thô có thành phần hạt tốt nhất (sỏi ong), mà giới hạn nhão không lớn hơn 55% và chỉ số dẻo <4% đều có thể dùng để gia cố đất.
Đất phải có thành phần cỡ hạt lớn hơn 5mm không vượt quá 25% trọng lượng, cỡ hạt lớn hơn 10 mm không vượt quá 10%. Cỡ hạt 250mm không lớn hơn 50%. Cỡ hạt 5070mm không vượt quá 10%. Cỡ hạt lớn hơn 70 mm là 0%.
Hàm lượng hữu cơ không quá 6%, độ PH không nhỏ hơn 4. Hàm lượng muối không quá 4%.
2. Vôi: có thể dung bột vôi sống CaO, vôi tôi Ca(OH)2. Đặc biệt, bột vôi sống sử dụng khi đất quá ẩm (độ ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất 46%) thì rất hiệu quả. Bột vôi phải mịn, lọt hết qua sàng 2mm, trong đó 80 % phải lọt sàng 0,1mm. Vôi phải được bảo quản cẩn thận, vôi tôi không nên để quá 50 ngày.
3. Dùng xi măng pooclăng, xi măng phải có thời gian bắt đầu ninh kết càng chậm càng tốt, tối thiểu 120 phút.
4. Nước: dung nước sạch, không dùng nước thải, nước đầm lầy, nước mặn. Tổng lượng muối trong nước <30g/lit; PH 4
B. KỸ THUẬT THI CÔNG, KIỂM TRA NGHIỆM THU
MẶT ĐƯỜNG ĐẤT GIA CỐ VÔI, XI MĂNG
1. Cày vỡ đất: Có thể dùng máy cày hoặc máy san có lắp hệ thống lưỡi cày. Trong khi cày, dùng nhân lực nhặt bỏ các hòn đá >70mm.
2. Làm tơi nhỏ đất: Có thể dùng máy phay làm nhỏ đất, máy đi 24 l/điểm với tốc độ 150300m/giờ.
– Chiều dày lớp đất được cày xới như sau:
(cm)
h: Chiều dày thiết kế lớp đất gia cố sau khi lu (m)
: dung trọng khô lớp đất gia cố sau khi lu (kg/m3)
n: dung trọng khô nền đường trước khi bị cày xới (kg/m3)
hxới: Chiều dày trước khi cày của lớp đất bị cày xới (m)
p: tỷ lệ khối lượng vôi trong lớp đất gia cố (%)
3. Rải vôi (xi măng): dùng nhân lực vác các bao vôi đổ ở tim đường với khoảng cách L như sau:
(m)
M: khối lượng 1 bao vôi (kg)
Bm: bề rộng mặt đường (m)
4. Trộn đất với vôi:
– Đầu tiên trộn khô bằng máy phay 34 l/điểm, rồi tưới ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất 12% rồi trộn ẩm 34 l/điểm.
5. San sửa bề mặt, chỗ lồi phải gạt bằng, chỗ lõm phải bù phụ, tạo độ dốc ngang trước khi lu.
6. Lu lèn:
– Lu sơ bộ bằng lu vừa 2l/điểm, phát hiện có chỗ lồi lõm thì phải tiếp tục bù phụ hoặc gạt bằng, lúc này phải cuốc xới cục bộ với độ sâu 5cm trước khi bù phụ để tránh bị bóc bánh đa khi lu
– Dùng lu nặng hoặc lu lốp lu 610 l/điểm, tốc độ 1,52,5km/h.
– Lu hoàn thiện bằng lu nặng 23l/điểm
* Trong quá trình lu, nếu thiếu ẩm thì phải tưới thêm, nếu thừa ẩm gây lún cao su khi lu thì phải cày xới lại cho bớt ẩm rồi mới lu. Sau khi lu phải đảm bảo độ chặt yêu cầu .
* Chiều dày thi công 1 lớp đất gia cố từ 10÷15cm, nếu thiết kế dày hơn thì phải chia ra thi công 2 lớp. Sau khi thi công xong lớp dưới thì phải tưới ẩm bề mặt và tiếp tục thi công lớp trên, nếu chưa thi công ngay lớp trên thì rải đất lớp trên để giữ ẩm cho lớp dưới.
7. Bảo dưỡng: phủ cát dày 4÷5cm, tưới nước thường xuyên, cấm xe cơ giới qua lại trong 7 ngày đêm
8. Kiểm tra, nghiệm thu:
– Kiểm tra vật liệu: đất, vôi, xi măng.
– Trước khi lu lèn phải kiểm tra độ ẩm hỗn hợp đạt độ ẩm tốt nhất.
– Kết thúc lu phải kiểm tra độ chặt (trên cơ sở xác định dung trọng khô của lớp đất gia cố). Cứ 1000 m2 thí nghiệm 3 vị trí bằng phương pháp rót cát.
– Kiểm tra chiều dày lớp đất gia cố: mỗi đoạn trong 1 ca thi công kiểm tra 3 điểm, xác định bằng cách đào hoặc khoan. Sai số chiều dày cho phép ±10mm.
– Đo độ bằng phẳng bằng thước 3m. Cứ 100m dài kiểm tra 1 điểm theo 2 phương dọc và ngang đường, tất cả các khe hở không quá 10mm.
Bài 2.2 XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG CẤP PHỐI
I. MẶT ĐƯỜNG CẤP PHỐI
IA. KHÁI NIỆM – YÊU CẦU VẬT LIỆU-PHỐI HỢP CẤP PHỐI ĐỂ ĐẠT CẤP PHỐI TIÊU CHUẨN
1. Khái niệm:
– Mặt đường cấp phối là loại mặt đường dùng vật liệu hạt có kích cỡ khác nhau, được phối hợp với nhau theo một tỉ lệ quy định để hạt nhỏ lấp đầy lổ rỗng giữa các hạt lớn đạt độ chặt cao nhất sau khi lu lèn chặt tạo nên kết cấu mặt đường.
– Cấp phối dùng để xây dựng mặt đường phải đạt cấp phối tốt nhất (còn gọi cấp phối tiêu chuẩn), là cấp phối đạt 3 yêu cầu sau:
+ Phải đạt 3 chỉ tiêu:
Thành phần hạt của cấp phối phải nằm trong vùng cấp phối tốt nhất.
Chỉ số dẻo Wa (Ip) phải nằm trong giới hạn quy định.
Giới hạn nhão F (Wnhão)phải nhỏ hơn giới hạn quy định.
2. Quy định yêu cầu vật liệu:
– Thành phần hạt: Cấp phối tự nhiên phải có thành phần hạt quy định ở bảng sau:
– Cấp phối tự nhiên phải đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như quy định ở bảng sau:
F%
Wa %
* Ghi chú:
+ Giới hạn dẻo là độ ẩm Wd (%) mà có thể lăn cấp phối thành thỏi đường kính 3mm thì bắt đầu xuất hiện vết nứt chân chim.
+ Giới hạn nhão F (%) là độ ẩm mà cấp phối bị chùy xuyên hình nón nặng 76g cắm sâu 10mm trong 5s.
+ Chỉ số dẻo Wa=F- Wd
3. PHỐI HỢP CẤP PHỐI:
3.1. Phương pháp giải tích:
Trong một hỗn hợp nếu tỉ lệ của một loại vật liệu càng nhiều thì vật liệu hỗn hợp có thành phần cấp phối, chỉ số dẻo, giới hạn nhão càng gần với vật liệu đó. Căn cứ vào tính chất này ta có các công thức tính toán sau:
– Tỷ lệ % lượng lọt qua lỗ sàng d của hỗn hợp vật liệu cấp phối:
Trong đó:
+ adi: tỷ lệ % lượng lọt qua lỗ sàng d của vật liệu thứ i tham gia hỗn hợp vật liệu cấp phối (% vật liệu i)
+ Xi: tỷ lệ % khối lượng của vật liệu thứ i tham gia hỗn hợp (% hỗn hợp) .
– Chỉ số dẻo của hỗn hợp vật liệu cấp phối:
Trong đó:
+ a0,425i: tỷ lệ % lượng lọt qua lỗ sàng 0,425mm của vật liệu thứ i tham gia hỗn hợp vật liệu cấp phối.
+ Wi: chỉ số dẻo của vật liệu thứ i tham gia hỗn hợp vật liệu cấp phối.
– Giới hạn nhão của hỗn hợp vật liệu cấp phối:
Trong đó:
+ Fi: giới hạn nhão của vật liệu thứ i tham gia hỗn hợp vật liệu cấp phối.
Từ các công thức cơ bản này có thể xác định tỷ lệ cấp phối xuất phát từ thành phần cấp phối hoặc từ chỉ số dẻo.
* Cách xác định tỷ lệ cấp phối xuất phát từ chỉ số dẻo:
Ví dụ : Có hai loại vật liệu G và H có thành phần cấp phối cho trong bảng sau:
Vật liệu
Tỷ lệ % lọt qua lỗ sàng vuông(mm)
Wai
Fi
50
25
9,5
4,75
2
0,425
0,075
G
H
100
100
100
100
40
100
25
95
15
85
10
50
5
25
2
10
12
32
Yêu cầu phối hợp hai loại vật liệu G và H để đạt cấp phối C dùng cho lớp móng trên của mặt đường cấp A2 cho trong bảng sau: (biết H rẻ hơn G)
Vật liệu
Tỷ lệ % lọt qua lỗ sàng (mm)
Wai
Fi
50
25
9,5
4,75
2
0,425
0,075
C.phối C
100
100
50-85
35-65
25-50
15-30
5-15
6
25
Giải:
* Lưu ý trong phương pháp tính toán:
+ Nếu chọn XG lớn nhất mà WG nhỏ hơn WH chọn W0 nhỏ
+ Nếu chọn XG lớn nhất mà WG lớn hơn WH chọn W0 lớn
(Chọn thiên về vật liệu cần).
Vì H rẻ hơn G nên chọn XH lớn nhất mà WH lớn hơn WG chọn W0 lớn
Ta lại có:
Giải hệ phương trình:
Ta được:
Với tỷ lệ này, ta được thành phần của hỗn hợp cấp phối ghi ở bảng sau:
Cỡ sàng
Vật liệu G
Vật liệu H
CPTN
C
adG
XG%
adG.XG
adH
XH%
adH.XH
50
25
9,5
4,75
2
0,425
0,075
100
100
40
25
15
10
5
83,333
8333,3
8333,3
3333,3
2083,3
1250
833,3
416,7
–
100
95
85
50
25
16,667
1666,7
1666,7
1666,7
1583,4
1416,7
833,4
416,7
100
100
50
36,7
26,7
16,7
8,3
100
50-85
35-65
25-50
15-30
5-15
Như vậy, ta đã có thành phần cấp phối đạt yêu cầu của cấp phối C từ hai vật liệu cấp phối chưa đạt thành phần CPTN là G và H với chỉ số dẻo Wo =6 và giới hạn nhão:
3.2. Phương pháp đồ giải:
3.2.1. Xác định tỷ lệ phối hợp theo phương pháp toạ độ chữ nhật:
Có hai loại vật liệu G và H có thành phần cấp phối cho trong bảng sau:
Vật liệu
Tỷ lệ % lọt qua lỗ sàng vuông(mm)
Wai
Fi
50
25
9,5
4,75
2
0,425
0,075
G
H
100
100
100
100
40
100
25
95
15
85
10
50
5
25
2
10
12
32
Yêu cầu phối hợp hai loại vật liệu G và H để đạt cấp phối C dùng cho lớp móng trên của mặt đường cấp A2 cho trong bảng sau: (biết G rẻ hơn H)
Vật liệu
Tỷ lệ % lọt qua lỗ sàng (mm)
Wai
Fi
50
25
9,5
4,75
2
0,425
0,075
C.phối C
100
100
50-85
35-65
25-50
15-30
5-15
6
25
Chia sẻ với bạn bè của bạn: