Tuy nhiên, với các những tay chơi nghiệp dư và người mới sử dụng máy ảnh DSLR, việc chọn ống kính không dựa trên tiêu chí này. Lựa chọn ống kính kit với một dải zoom thích hợp có lẽ là cách “khôn ngoan” nhất cho người mới tiếp cận với nhiếp ảnh DSLR.
Ống kính kit là gì?
Ống kính kit Canon EF-S 18-55mm F3.5-5.6 USM và Nikon 18-55mm F3.5-5.6 G AF-S VR DX
Ống kính kit là dạng ống kính bán kèm với máy ảnh DSLR, thường là máy ảnh DSLR dòng entry-level cho người mới bắt đầu. Ống kính kit có thể là ống zoom hay ống fix, phổ biến nhất là ống kính zoom tiêu cự 18-55mm.
Hầu hết các ống kính kit đều có giá rẻ nhất trong phân khúc ống kính của các hãng sản xuất. Điều này dễ hiểu bởi các nhà sản xuất đều cạnh tranh và giữ giá ống kính của mình bằng cách tạo ra những ống kit rẻ hơn cho người dùng mới. Ống kính kit tuy vậy những vẫn có thể cho chất lượng hình ảnh đẹp nếu bạn biết cách khái thác, đây cũng là ống kính lý tưởng cho những ai có kinh phí eo hẹp trước khi có nhu cầu cao hơn, đủ chi phí để sắm ống kính cao cấp.
Trong đó, ống kính kit 18-55mm là lựa chọn tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu. Tiêu cự của ống kính này thích hợp với hầu hết các tình huống phổ biến như chụp phong cảnh, ảnh tập thể, chụp sinh hoạt, chân dung, kiến trúc, cận cảnh… Đây cũng là ống kính kit được 80% người dùng máy ảnh DSLR dòng entry-level sử dụng.
Trước khi tìm hiểu khả năng chụp đẹp của ống kính 18-55mm cùng điểm qua những nhược điểm của ống kính này. Đây cũng là lý do tại sao, các nhà nhiếp ảnh bỏ ra số tiền cao gấp 10-15 lần ống kính kit để mua ống kính cao cấp:
– Vật liệu cấu tạo của ống kính kém về chất lượng, dễ thấy nhất là lớp vỏ hoàn toàn bằng nhựa. Độ bền không cao, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian.
– Khả năng lấy nét tự động của ống kính kit chậm. Dễ thấy nhất khi chụp vật thể chuyển động.
– Khẩu độ tối đa tương đối nhỏ, và càng zoom ở mức tiêu cự lớn, độ mở càng nhỏ trung bình là f/3.5-5.6, trong khi các ống kính cao cấp hơn có thể mở khẩu độ f/1.4, f/1.8, f/2… Điều này hạn chế trong việc chụp ảnh nhằm xóa phông nền, tạo độ trường ảnh mỏng và đảm bảo tốc độ chụp trong tình huống thiếu sáng. Ngoại lệ có ống kính kit 50mm có độ mở lớn f/1.8.
– Bokeh và độ mịn hình không tròn, làm giảm tính thẩm mỹ cho bức ảnh.
– Độ tương phản trong ảnh không cao.
– Các cạnh và góc ảnh thường kém sắc nét.
– Khả năng giảm quang sai và flare kém. Hầu hết hình ảnh chụp trong điều kiện tương phản cao về màu sắc, ánh sáng đều có hiện tượng viền tím.
Những mẹo giúp bạn chụp ống kính kit đặc biệt là ống kính 18-55mm đẹp hơn.
Chụp cận vật thể và cách phông nền xa để có bokeh đẹp và nền mịn
– Trước tiên, bạn có thể chụp với một khẩu độ có một đến hai điểm dừng trên các tiêu cự nhất định để có được “điểm thuần khiết” (sweet spot), vì ở đây hình ảnh được chụp sẽ có độ tương phản và sắc nét nhất. Ví dụ, ống kính 18-55mm có độ mở ống kính từ f/3.5-5.6, thì có điểm sweet spot cho tiêu cự từ 18-24mm là f/5.6… với tiêu cự từ 50-55mm sẽ có điểm sweet spot ở độ mở f/8-f/11. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với các ống kính cao cấp.
– Chụp cận cảnh vật thể với khoảng cách ngắn hay chụp với phông nên cách xa vật thể, sẽ giúp bạn có một phông nền mềm mịn, tách hình ảnh ra khỏi phông và có một bokeh đẹp hơn.
– Không sử dụng thiết lập tiêu cự rộng nhất và cận nhất. Nghĩa là, tránh sử dụng tiêu cự 18mm và 55mm trừ những trường hợp cần thiết. Bởi kết quả hình ảnh ở hai tiêu cự này kém sắc nét hơn, các cạnh và góc hình dễ bị méo. Dải tiêu cự cho chất lượng cao nhất của ống kính này là từ 24-40mm.
– Để khắc phục các chi tiết kém sắc nét trên các cạnh của hình ảnh, có thể xử lý hình ảnh phần hầu kỳ. Bởi độ sắc nét của tổng thể bức ảnh rất quan trọng.
– Để giảm hiện tượng flare, tránh chụp trực tiếp vào nguồn sáng như mặt trời, ánh đèn, cửa sổ trong phòng… Có thể tránh bằng cách thay đổi góc máy hoặc sử dụng các Filter để khắc phục các hiện tượng trên. Lưu ý, trong một số trường hợp, sự phản chiếu của Filter lại cho kết quả ngược lại.
– Ống kính kit có lớp vỏ bằng nhựa, không có khả năng chống nước, chống bụi và chống sốc, chính vì vậy cần bảo quản máy một cách cẩn thận. Sự thay đổi nhỏ trong các thấu kính bên trong có thể làm giảm đáng kể chất lượng hình ảnh.
– Để khắc phục tình trạng độ tương phản không cao, bạn có thể điều chỉnh các thiết lập trên thân máy. Như kiểm soát độ tương phản, sắc độ hình ảnh… Bạn cũng có thể tăng độ bão hòa màu và độ tương phản trong quá trình chỉnh sửa phần hậu kỳ bằng những phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop và Lightroom.
Với những lưu ý này, chắc chắn bạn sẽ sử dụng ống ính kit hiệu quả để có những bức ảnh đẹp hơn và không còn ngần ngại khi lấy ống kính kit ra sử dụng.
Một số ảnh chụp từ ống kính kit Nikkor 18-55mm do nhiếp ảnh gia Án Độ, Ashok Saravanan thực hiện:
Ống kính là một trong những thiết bị quan trọng nhất đi kèm với máy ảnh để tạo ra những bức ảnh đẹp về màu sắc, ánh sáng, bố cục… Một ống kính tốt và có chế độ chăm sóc tốt có thể tồn tại qua nhiều thập kỷ, lâu hơn bất kỳ thân máy ảnh kỹ thuật số nào. Đó cũng là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không ngần ngại cỏ ra nhiều kinh phí để mua một chiếc ống kính đắt tiền.Tuy nhiên, với các những tay chơi nghiệp dư và người mới sử dụng máy ảnh DSLR, việc chọn ống kính không dựa trên tiêu chí này. Lựa chọn ống kính kit với một dải zoom thích hợp có lẽ là cách “khôn ngoan” nhất cho người mới tiếp cận với nhiếp ảnh DSLR.Ống kính kit Canon EF-S 18-55mm F3.5-5.6 USM và Nikon 18-55mm F3.5-5.6 G AF-S VR DXỐng kính kit là dạng ống kính bán kèm với máy ảnh DSLR, thường là máy ảnh DSLR dòng entry-level cho người mới bắt đầu. Ống kính kit có thể là ống zoom hay ống fix, phổ biến nhất là ống kính zoom tiêu cự 18-55mm.Hầu hết các ống kính kit đều có giá rẻ nhất trong phân khúc ống kính của các hãng sản xuất. Điều này dễ hiểu bởi các nhà sản xuất đều cạnh tranh và giữ giá ống kính của mình bằng cách tạo ra những ống kit rẻ hơn cho người dùng mới. Ống kính kit tuy vậy những vẫn có thể cho chất lượng hình ảnh đẹp nếu bạn biết cách khái thác, đây cũng là ống kính lý tưởng cho những ai có kinh phí eo hẹp trước khi có nhu cầu cao hơn, đủ chi phí để sắm ống kính cao cấp.Trong đó, ống kính kit 18-55mm là lựa chọn tuyệt vời cho những ai mới bắt đầu. Tiêu cự của ống kính này thích hợp với hầu hết các tình huống phổ biến như chụp phong cảnh, ảnh tập thể, chụp sinh hoạt, chân dung, kiến trúc, cận cảnh… Đây cũng là ống kính kit được 80% người dùng máy ảnh DSLR dòng entry-level sử dụng.Trước khi tìm hiểu khả năng chụp đẹp của ống kính 18-55mm cùng điểm qua nhữngcủa ống kính này. Đây cũng là lý do tại sao, các nhà nhiếp ảnh bỏ ra số tiền cao gấp 10-15 lần ống kính kit để mua ống kính cao cấp:- Vật liệu cấu tạo của ống kính kém về chất lượng, dễ thấy nhất là lớp vỏ hoàn toàn bằng nhựa. Độ bền không cao, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian.- Khả năng lấy nét tự động của ống kính kit chậm. Dễ thấy nhất khi chụp vật thể chuyển động.- Khẩu độ tối đa tương đối nhỏ, và càng zoom ở mức tiêu cự lớn, độ mở càng nhỏ trung bình là f/3.5-5.6, trong khi các ống kính cao cấp hơn có thể mở khẩu độ f/1.4, f/1.8, f/2… Điều này hạn chế trong việc chụp ảnh nhằm xóa phông nền, tạo độ trường ảnh mỏng và đảm bảo tốc độ chụp trong tình huống thiếu sáng. Ngoại lệ có ống kính kit 50mm có độ mở lớn f/1.8.- Bokeh và độ mịn hình không tròn, làm giảm tính thẩm mỹ cho bức ảnh.- Độ tương phản trong ảnh không cao.- Các cạnh và góc ảnh thường kém sắc nét.- Khả năng giảm quang sai và flare kém. Hầu hết hình ảnh chụp trong điều kiện tương phản cao về màu sắc, ánh sáng đều có hiện tượng viền tím.Chụp cận vật thể và cách phông nền xa để có bokeh đẹp và nền mịn- Trước tiên, bạn có thể chụp với một khẩu độ có một đến hai điểm dừng trên các tiêu cự nhất định để có được “điểm thuần khiết” (sweet spot), vì ở đây hình ảnh được chụp sẽ có độ tương phản và sắc nét nhất. Ví dụ, ống kính 18-55mm có độ mở ống kính từ f/3.5-5.6, thì có điểm sweet spot cho tiêu cự từ 18-24mm là f/5.6… với tiêu cự từ 50-55mm sẽ có điểm sweet spot ở độ mở f/8-f/11. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với các ống kính cao cấp.- Chụp cận cảnh vật thể với khoảng cách ngắn hay chụp với phông nên cách xa vật thể, sẽ giúp bạn có một phông nền mềm mịn, tách hình ảnh ra khỏi phông và có một bokeh đẹp hơn.- Không sử dụng thiết lập tiêu cự rộng nhất và cận nhất. Nghĩa là, tránh sử dụng tiêu cự 18mm và 55mm trừ những trường hợp cần thiết. Bởi kết quả hình ảnh ở hai tiêu cự này kém sắc nét hơn, các cạnh và góc hình dễ bị méo. Dải tiêu cự cho chất lượng cao nhất của ống kính này là từ 24-40mm.- Để khắc phục các chi tiết kém sắc nét trên các cạnh của hình ảnh, có thể xử lý hình ảnh phần hầu kỳ. Bởi độ sắc nét của tổng thể bức ảnh rất quan trọng.- Để giảm hiện tượng flare, tránh chụp trực tiếp vào nguồn sáng như mặt trời, ánh đèn, cửa sổ trong phòng… Có thể tránh bằng cách thay đổi góc máy hoặc sử dụng các Filter để khắc phục các hiện tượng trên. Lưu ý, trong một số trường hợp, sự phản chiếu của Filter lại cho kết quả ngược lại.- Ống kính kit có lớp vỏ bằng nhựa, không có khả năng chống nước, chống bụi và chống sốc, chính vì vậy cần bảo quản máy một cách cẩn thận. Sự thay đổi nhỏ trong các thấu kính bên trong có thể làm giảm đáng kể chất lượng hình ảnh.- Để khắc phục tình trạng độ tương phản không cao, bạn có thể điều chỉnh các thiết lập trên thân máy. Như kiểm soát độ tương phản, sắc độ hình ảnh… Bạn cũng có thể tăng độ bão hòa màu và độ tương phản trong quá trình chỉnh sửa phần hậu kỳ bằng những phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop và Lightroom.Với những lưu ý này, chắc chắn bạn sẽ sử dụng ống ính kit hiệu quả để có những bức ảnh đẹp hơn và không còn ngần ngại khi lấy ống kính kit ra sử dụng.Một số ảnh chụp từ ống kính kit Nikkor 18-55mm do nhiếp ảnh gia Án Độ, Ashok Saravanan thực hiện: