Chuyện lạ về lời dặn của hòa thượng ‘vì sao không nên ăn thịt chó’

 

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh một bé gái đang khóc nức nở bên cạnh chú chó đã bị thui vàng dấy lên nhiều tranh cãi. Một câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ cũ được đặt ra: “Có nên ăn hay không ăn thịt chó?” 


Dù mỗi ý kiến tranh luận cho quan điểm nên hay không nên đều có lý lẽ riêng của mình, nhưng có những con số và hình ảnh đang gợi lên rất nhiều suy nghĩ.


blank

Bức ảnh bé gái bên chú chó bị giết thịt ‘gây bão’ trong cộng đồng mạng những ngày qua


blank

Những sạp hàng bán thịt chó rất phổ biến ở Việt Nam


Theo thống kê của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) thì có tới 5 triệu cá thể chó bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam. Con số khổng lồ này không chỉ làm giật mình với những người yêu động vật mà còn cả với những người thích ăn thịt chó.
Cũng theo ACPA, nguồn cung cho thị trường thịt chó chủ yếu từ việc buôn bán chó nuôi và chó bị bắt trộm. Các chú chó bị bắt bằng kìm sắt kẹp quanh cổ hoặc chân, sau đó bị kéo lê rồi nhấc lên xe tải. 


blank

Hàng nghìn cá thể chó bị buôn lậu phải trải qua hành trình dài trong những chiếc lồng chật hẹp. (Ảnh: Animal Asia)


Tình trạng này đã trở nên cực kì nghiêm trọng, khiến rất nhiều gia đình trong cả nước phải làm hàng rào để bảo vệ chó của mình. Cả xã hội phải gánh chịu các chi phí và sự bất tiện này trong khi nạn buôn bán chó trái phép vẫn tiếp diễn hàng ngày.


Mỗi phi vụ trộm chó thành công có thể lãi tới hàng triệu đồng là nguyên nhân chính dẫn đến việc “cẩu tặc” ngày càng lộng hành. Có tới hàng trăm vụ ẩu đả mỗi năm được ghi nhận nguyên nhân từ trộm chó. “Cẩu tặc”ngày càng hung bạo khi sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng như súng bắn đạn hoa cải, súng điện tự chế để chống trả khi bị truy đuổi. 


Gần đây nhất, vụ việc xảy ra sáng 16/3 tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang, một tên “cẩu tặc” bị người dân phát hiện và đánh trọng thương khi câu trộm chó.

blank

Cẩu tặc bị dân địa phương đánh 


Sau khi bị bắt, những chú chó thường bị vận chuyển qua các chặng đường dài, đôi khi kéo dài tới vài ngày. Chúng thường bị nhồi chặt trong các lồng, cũi mà không được ăn uống và thường phải chịu đựng bệnh tật cũng như các vết thương do bị đối xử thô bạo. Rất nhiều chú chó đã bị chết vì nghẹt thở và mất nước hoặc sốc nhiệt trước khi chúng đến được điểm cuối cùng.


blank

Các chú chó bị nhồi nhét trong những chiếc lồng chật hẹp (Ảnh: Animal Asia)


blank

Rất nhiều chú chó trong số đó bị thương do bị đối xử thô bạo (Ảnh: Animal Asia)


blank

Có không ít trong số những cá thể chó này đã chết trên đường vận chuyển (Ảnh: Animal Asia)


blank

Phần lớn những cá thể chó bị buôn lậu có nguồn gốc là chó nuôi trong gia đình 


Hành trình của những chú chó kết thúc tại một lò mổ, chợ, hay quán thịt chó. Cách thức giết mổ chó ở các nước, các tỉnh thành, lò mổ hay nhà hàng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chó bị đập vào đầu bằng vật cứng cho bất tỉnh, bị cắt cổ, hay bị mổ bụng bằng một con dao lớn. Hành động này thường diễn ra trước mặt những chú chó khác.


blank

Những chú chó thường bị giết hại bằng cách dùng gậy sắt hoặc sống dao đập vào đầu (Ảnh: Animal Asia)


blank

Sau đó xác của những cá thể chó này thường được xẻ thịt và chế biến 


Được cho là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và ngon miệng, tuy nhiên việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó với số lượng lớn lên tới hàng triệu cá thể chó mỗi năm lại gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người mà điển hình là bệnh dại, dịch tả và các bệnh dịch nguy hiểm khác.


blank

Giá của mỗi một kg thịt chó trung bình khoảng 100.000 VNĐ, và là món ăn nhậu khoái khẩu của đàn ông Việt Nam


blank

Tuy nhiên, thịt chó không rõ nguồn gốc xuất xứ lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người


Bên cạnh đó còn một nguồn cung cấp thịt chó khác khiến những người thích ăn thịt chó nhất cũng phải rùng mình. Đó là nguồn thịt chó từ các bãi rác thải. 
Theo tìm hiểu của PV báo điện tử VTC News, đã có không ít trường hợp những người bới rác ở bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bới được xác vật nuôi như chó, mèo… đang trong quá trình phân hủy được nhà hàng thu mua với giá từ 15.000 tới 20.000 đồng/con. 
Nguồn thịt này chủ yếu được chế biến thành món “rựa mận”. Do thịt được ninh nhừ cùng xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu khiến thực khách khó có thể phát hiện được thịt đã thiu, thối.

Bài của Việt Linh

Tranh luận nảy lửa quanh bức ảnh ’em bé khóc bên chú chó bị thui ‘

(VTC News) – Hình ảnh em bé khóc nức nở chạm tay vào một chú chó bị thui vàng mới được đăng tải trên mạng xã hội làm dấy lên cuộc tranh luận về quan điểm ‘có nên ăn thịt chó’ không.

Bức ảnh chụp một bé gái ngồi khóc nức nở bên cạnh một chú chó đã được thui vàng, chuẩn bị xẻ thịt để làm món ăn 

thu hút gần 17.000 lượt like, hàng nghìn lượt bình luận cũng như chia sẻ.

Bức ảnh làm dấy lên cuộc tranh luận ở 2 khía cạnh: có nên ăn thịt chó hay không? và có nên để trẻ em chứng kiến những cảnh vật nuôi bị “làm thịt” hay không?
thit cho 3thit cho 3 

Nhiều ý kiến thẳng thắn khẳng định không nên ăn thịt chó và chia sẻ những câu chuyện cảm động của tuổi thơ mình. 

 

Bạn Nguyễn Trần Tú Uyên kể lại: “Ngày trước mình cũng thích ăn thịt chó nhưng rồi một ngày mình  phát hiện ra không hiểu vì lý do gì những con vật mình nuôi nấng, chăm bẵm yêu quý đều lần lượt chết. Lúc này mình hiểu cảm giác một con vật yêu thương bị giết thịt nó kinh khủng thế nào. Xin mọi người hãy dừng hành động ăn thịt chó lại, chó rất đáng thương”

Chia sẻ với câu chuyện của Tú Anh, bạn Dương Thị Ngọc Ánh cũng kể câu chuyện của mình: “Theo mình thì chó là loài vật đặc biệt, nó rất trung thành và là người bạn tốt của con người. Nhớ hồi nhỏ nhà mình cũng có nuôi chó, đến khi nhà có công việc phải đem thịt đi, mình đã khóc rất nhiều, 

đến giờ mình vẫn còn ám ảnh”. 

Nhiều bình luận cho rằng, việc giết chó cũng như các vật nuôi khác để làm thịt là không chấp nhận được, nhất là những người đã từng gắn bó với vật nuôi của mình. 

Độc giả Bảo Ngọc Thị phân tích những lý do không nên ăn thịt chó một cách rất chi tiết: “Không ai có quyền cấm ai ăn thịt chó và ăn thịt chó cũng không phạm pháp. Nhưng tiêu thụ chó không rõ nguồn gốc thì lại là vi phạm pháp luật và đó cũng là là tác nhân gây nên nhiều tệ nạn cho xã hội như trộm cắp, thậm chí đau lòng hơn nhiều người đã chết oan vì “cẩu tặc”

.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến bênh vực việc ăn thịt chó với lý lẽ: “Không ăn thịt chó, thế còn lợn, gà, ngan, ngỗng thì sao nhỉ, chỉ là ngụy biện thôi.

Bao giờ nhà nước có luật cấm thì lúc đó ngừng ăn”.

 

…Cho đến thời điểm này, cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ý kiến trái chiều xung quanh bức ảnh này vẫn đang diễn ra. Tất nhiên, dù xét ở góc độ nào cũng không thể kết luận đâu là quan điểm đúng, thế nào là quan điểm sai.

 

Tuy nhiên, y nghĩa của bức ảnh có lẽ không nằm ở việc gợi lên vấn đề ‘có nên ăn thịt chó hay không’. Chính những giọt nước mắt của em bé rơi xuống vì chú chó đáng thương – hẳn là một ‘người bạn’ thân thiết của em khiến nhiều người lớn phải suy nghĩ. 

 

Bài của Văn Duẩn

 

Rate this post

Viết một bình luận