Đánh giá
Review ngành Truyền thông quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Xu thế của Gen Z năng động
Mặc dù là ngành tương đối mới tại Việt Nam nhưng Truyền thông quốc tế thu hút rất đông đảo sinh viên theo học, đặc biệt là các Gen Z năng động. Đơn giản bởi đây là một ngành nghề rất năng động, có thu nhập tốt, được tự do sáng tạo với tư duy rộng mở. Nếu bạn cũng yêu thích và quan tâm ngành Truyền thông quốc tế thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành học này tại DAV nhé!
1. Ngành Truyền thông quốc tế là gì?
Mã ngành: 7320107
Truyền thông quốc tế (International Communication) là một mảng của lĩnh vực truyền thông nhằm mục đích truyền tải thông tin đến nhóm các đối tượng ở nước ngoài và xuyên biên giới. Do đó mà Truyền thông quốc tế còn có tên gọi khác là Truyền thông xuyên quốc gia hoặc Truyền thông toàn cầu. Truyền thông quốc tế bao gồm các hoạt động truyền thông bằng sự tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo, các nhà truyền thông quốc tế chuyên nghiệp và bằng các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá giữa các quốc gia.
2. Học ngành Truyền thông quốc tế tại DAV như thế nào?
Ngành Truyền thông quốc tế là một ngành học tương đối mới tại DAV, ngành này được mở vào năm 2009 và đến năm 2010 bắt đầu khóa tuyển sinh đầu tiên. Chương trình đào tạo của ngành được xây dựng dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy các thế mạnh lịch sử truyền thống của DAV đồng thời tham khảo một số chương trình đào tạo cùng ngành trên thế giới nên có mô hình tiên tiến, hiện đại và tính ứng dụng cao, đáp ứng được xu hướng tích hợp và linh hoạt của thị trường lao động trong bối cảnh xã hội thông tin như hiện nay.
Thời gian đào tạo ngành Truyền thông quốc tế tại DAV kéo dài trong 4 năm bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 15 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 66 tín chỉ, ngoại ngữ là 24 tín chỉ, kiến thức hướng nghiệp là 5 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 10 tín chỉ.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Truyền thông quốc tế tại DAV trong bảng dưới đây:
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế của DAV
3. Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế của DAV
TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Học Viện Ngoại Giao
Truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế
31.1830.1832.1827.9Ghi chú
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Học bạ
Đánh giá
Điểm thi TN THPT
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Truyền thông quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV
Có một sự thật là sinh viên theo học ngành Truyền thông quốc tế tại DAV có tương lai việc làm vô cùng rộng mở, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng đến chuyện thất nghiệp. Bởi vì khi theo học ngành này, chưa kể đến những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, riêng trình độ ngoại ngữ của bạn đã ở trình độ “master”. Mà hiện nay ở nước ta, việc giỏi ngoại ngữ thì việc tìm kiếm việc làm luôn trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông quốc tế tại DAV, bạn sẽ có khả năng sử dụng tiếng Anh (hoặc tiếng Trung Quốc/hoặc tiếng Pháp) một cách thành thạo trong công việc; có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về truyền thông quốc tế cũng như các kiến thức bổ trợ liên ngành (kinh tế quốc tế, kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế). Bạn sẽ có thể dễ dàng tiếp cận với những cơ hội việc làm đa dạng ở các vị trí như:
– Bạn có thể làm việc tại các Bộ, ban, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại, trao đổi và hợp tác văn hóa.
– Bạn có thể làm biên tập viên, bình luận viên, xây dựng và dẫn chương trình, phóng viên, thiết kế các sản phẩm truyền thông tại các tổ chức, các hãng báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế.
– Bạn có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các công ty liên doanh, các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty nước ngoài hoặc văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam.
– Bạn có thể làm nghiên cứu và giảng viên tại các cơ sở đào tạo truyền thông, hoặc tại các cơ quan nghiên cứu quốc tế của nước ngoài và Việt Nam.
– Bạn cũng có thể lựa chọn tiếp tục đi học nâng cao trình độ lên Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Điều đặc biệt là cho dù bạn có làm trái nghề thì với những kiến thức và kỹ năng truyền thông được đào tạo trong quá trình học tập tại DAV, bạn sẽ luôn tự tin về sự khác biệt và sáng tạo trong công việc để đi đến thành công.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết “Review ngành Truyền thông quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Xu thế của Gen Z năng động” về ngành Truyền thông quốc tế tại DAV trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.