Review ngành Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành không bao giờ “lỗi thời”
Nếu ai đó nói rằng ngành nào rồi cũng “lỗi thời” thôi, chắc hẳn người đó chưa biết đến ngành Quan hệ quốc tế. Đây là điều dễ hiểu bởi trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, để đất nước việc phát triển thì không thể thiếu việc xây dựng các mối quan hệ ở nhiều lĩnh vực khác nhau với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bài viết hôm nay sẽ review chi tiết về ngành Quan hệ quốc tế tại DAV để bạn hiểu rõ hơn về ngành học “xịn sò” này nhé!
1. Ngành Quan hệ quốc tế là gì?
Mã ngành: 7310206
Quan hệ quốc tế (International Relations) là một ngành học chuyên nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước trên thế giới, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đa chính phủ, các quốc gia và các công ty đa quốc gia. Không chỉ liên quan đến chính trị học, quan hệ quốc tế còn là sự tổng hợp của rất nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, kinh tế, xã hội học, địa lý, luật, nhân loại học, triết học, văn hóa học và tâm lý học. Ngành học này liên quan đến toàn cầu hóa và các tác động đến chủ quyền và xã hội của các quốc gia trên thế giới, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, an ninh nhân loại, nhân quyền, khủng bố và tội phạm có tổ chức.
Theo học ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về lịch sử – chính trị thế giới hiện đại; các kiến thức về khoa học chính trị; các kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; các lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; các kiến thức cơ bản về luật quốc tế; các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế; kiến thức về chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới.
2. Học ngành Quan hệ quốc tế tại DAV như thế nào?
Nói đến ngành Quan hệ quốc tế thì không thể không xếp Học viện Ngoại Giao lên “top” đầu. Đây là điều dễ hiểu bởi Quan hệ quốc tế là một trong những ngành học lâu đời nhất tại DAV và góp phần làm nên tên tuổi của trường. DAV không phải là ngôi trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, nhưng trường lại nổi tiếng với các môn ngoại ngữ chuyên ngành không hề “dễ nhai”! Đã có rất nhiều bạn trẻ có thành tích IELTS cao ngất ngưởng, khi vào trường đã phải “sáng mắt ra” và “khóc thét” trước các môn Tiếng Anh chuyên ngành.
Thời gian đào tạo ngành Quan hệ quốc tế tại DAV sẽ kéo dài trong 4 năm, bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm có 2 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 13 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 45 tín chỉ, kiến thức bổ trợ là 12 tín chỉ, kiến thức ngoại ngữ là 24 tín chỉ, học phần kỹ năng là 11 tín chỉ, kiến thức hướng nghiệp là 5 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 10 tín chỉ.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Quan hệ quốc tế tại DAV trong bảng dưới đây:
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của DAV
3. Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế của DAV
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV
Ở nước ta hiện nay, các nguồn đầu tư từ nước ngoài ngày càng tăng, đồng thời nước ta cũng đã và đang thiết lập nhiều mối quan hệ về kinh tế và thương mại với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, nước ta hiện đang có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước thành viên của Liên Hợp Quốc và có quan hệ thương mại với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, nước còn là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực của ngành Quan hệ quốc tế ngày càng lớn hơn, hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho các sinh viên theo học ngành này.
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế tại DAV, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc tại các vị trí sau:
– Làm chuyên viên đối ngoại tại các cơ quan, đơn vị đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ, ngành.
– Làm chuyên viên hợp tác quốc tế ở các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
– Làm phiên dịch, biên dịch, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên đối ngoại, chuyên viên điều phối dự án tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty có quan hệ thương mại và dịch vụ quốc tế.
– Làm giảng viên giảng dạy hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
– Làm phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, dẫn chương trình, làm phóng sự cho các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, các tòa soạn báo, tạp chí phụ trách các công việc liên quan đến vấn đề đối ngoại.
Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Ngành không bao giờ “lỗi thời” sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để đánh giá về mức độ phù hợp của ngành học này với bản thân, từ đó đưa ra quyết định đăng ký xét tuyển ngành học chính xác nhất.