Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
Khác nhau giữa FOB và CIF
So Sánh điểm giống nhau và khác nhau FOB và CIF
CNF là gì? Chi phí và Vận chuyển. Viết tắt tiếng Anh: Cost And Freight
CFR là gì? Cost and Freight– tiền hàng và cước phí
Việc tìm hiểu khái niệm thuật ngữ trong Incoterms như CIF ; FOB ; CFR; CNF; CFR FO… có
thể xem là bước cơ bản với những bạn nào học và làm trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu hàng hóa. Rất nhiều bạn đã từng tiếp xúc và nghe thuật ngữ
này quen quen, nhưng áp dụng và hiểu rõ thuần thục Incoterms trong công
việc lại là vấn đề khác.
CIF là gì?
Giá tính toàn bộ chi phí.
Bao gồm: Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí tàu. Viết tắt tiếng anh: Cost
Insurance and Freight.
Tóm tắt CIF
Là điều kiện giao hàng tại cảng. Thông thường nó sẽ được viết tắt tại cảng nào đó. Ví dụ: CIF Cát Lái.
Điều kiện giao hàng CIF
Ví dụ trên với CIF Cát Lái, bạn hiểu rằng bên bán sẽ mua bảo
hiểm và chuyển hàng đến cảng Cát Lái, bên mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ
địa điểm giao hàng này.
FOB Là Gì? – Free On Board giống Freight on Board
Điều kiện giao hàng FOB
là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của bên bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về bên bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho bên mua (buyer).
CFR là gì? Cost and Freight– tiền hàng và cước
phí
- CFR (cảng đến quy định)
- CFR là một điều kiện của Incoterm.
CNF là gì? Chi phí và Vận chuyển. Viết tắt tiếng Anh:
Cost And Freight
là một thỏa thuận vận chuyển mà người bán trả tiền để giao
hàng đến cảng gần nhất với người mua, nhưng nó không bao gồm chi phí bảo hiểm.
Bao gồm:
- C (cost): Giá trị hàng hóa theo hợp đồng
ngoại thương - F (Freight): Cước phí vận chuyển hàng hóa
đến điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
CFR FO là gì? CFR miễn chi phí dỡ hàng cho người vận
chuyển. Viết tắt tiếng Anh: CFR free out
CIF FO là gì? CIF miễn chi phí dỡ hàng cho người vận
chuyển. Viết tắt tiếng Anh: CIF free out
Chi phí dỡ hàng từ tàu xuống cảng đến trong điều kiện CFR
FO, CIF FO do người mua trả riêng.
Tương tự CFR FI và CIF FI (FI là Free in): miễn chi phí bốc hàng cho người vận chuyển,
người thuê phương tiện vận tải phải trả chi phí bốc hàng lên tàu. Tuy nhiên,
người vận chuyển trong điều kiện CFR FI, CIF FI vẫn phải chịu chi phí san xếp
hàng và chi phí dỡ hàng ở cảng đến.
So Sánh điểm giống nhau và khác nhau FOB và CIF
Giống nhau FOB và CIF
Đều là điều kiện được khuyến cáo sử dụng trong Incoterm 2010
cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ.
Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng đi.
Bên bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và bên
mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
Khác nhau giữa FOB và CIF
Điều kiện trong Incoterm:
Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.
điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cước
tàu.
Bảo hiểm:
FOB người bán không phải mua bảo hiểm.
CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô
hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng
hoá.
Trách nhiệm vận tải thuê tàu:
FOB – bên bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu trách
nhiệm book tàu.
CIF – bên bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không có
trách nhiệm tìm tàu vận chuyển.
Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng
vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm
“cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).
Điều Kiện Cif Rủi Ro Tại Cảng Xếp Hàng
Như vậy, bạn cần lưu
ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Bên bán
chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho bên mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho
bên mua cùng bộ chứng từ.
Bên mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy
ra trên đường vận chuyển, bên mua chứ không phải bên bán đứng ra đòi bảo hiểm.
Nói các khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, bên bán
trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển
biển.
Nhập khẩu cif là gì?
Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều
trường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc chắn và nhàn rỗi,
vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước
đó.
Thủ tục hải quan
là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập
cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.
Với hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc.
Trong thực tế thì không hẳn như vậy. Như trên đã nói, bên
bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển.
Có xảy ra thất thoát, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo
hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do bên bán đã chọn tại
nước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo
cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty
bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.
Giá CIF đã bao gồm thuế nhập khẩu chưa?
Về trị giá tính thuế: Các bạn tham khảo các quy định về trị
giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC
ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính:
Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất KHÔNG bao gồm
phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) -> (Tức là giá FOB)
Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm
quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)
=> Trị giá tính
thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm
quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)
=> Trị giá tính thuế = Giá CIF
Công thức tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận
chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức
đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường
điều kiện bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF của
lô hàng
2 điểm quan trọng điều khoản Incoterms:
- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu.
- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ
người bán sang người mua.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Incoterms 2010 và
Incoterms 2000
Incoterms là gì?
Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Viết tắt tiếng Anh: International Commerce Terms.
incoterms 2010
Giống Nhau:
– Cùng có 7 điều kiện thương mại trong cả 2 incoterms và
cũng không thay đổi nhiều về nội dung: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP
– Các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF nên áp dụng cho phương
tiện thủy
– Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vận
tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP
– Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật
và cũng không bắt buộc 2 bên mua bản phải thực hiện “chứng nhắc” mà các bên có
thể thỏa thuận . Các bên có thể áp dụng hoàn toàn hoặc một phần, nhưng khi áp dụng
phải ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết
phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương. Điều này thường thấy tranh cải về
phí EBS
Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và
Incoterms 2010
STT
Tiêu chí so sánh
Incoterms 2000
Incoterms 2010
1
Số các điều kiện thương mại
13 điều kiện
11 điều kiện
2
Số nhóm được phân
04 nhóm
02 nhóm
3
Cách thức phân nhóm
Theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro
Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải
4
Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa
Không quy định
Có qui định A2/B2; A10/B10
5
Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms
Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại
quan
6
Quy định về chi phí có liên quan
Không thật rõ
Khá rõ: A4/B4 & A6/B6
7
Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU
Có
Không
8
Các điều kiện thương mại: DAT, DAP
Không
Có
9
Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF
Lan can tàu
Hàng xếp xong trên tàu
10
Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán
hàng trong quy trình vận chuyển)
Không
Có
Tóm Tắt
Nội Dung Incoterms 2010
Trong Incoterms 2010 có 11 điều khoản chia thành 4 nhóm:
E,F,C,D.
Viết tắt: E – Ex ; F – Free; C – Cost; D – Delireres.
1) Nhóm E: EXW
| Ex Works – Giao hàng tại xưởng
2: Nhóm F : FOB, FCA, FAS
2.1. FCA (Free Carrier) : Giao hàng
cho người chuyên chở
2.2 FAS (Free alongside) Giao hàng
dọc mạn tàu:
3. Nhóm C : Cost chịu thêm các chi phí phát sinh sau
điều kiện F
3.1 CFR CFR (Cost and Freight) Tiền
hàng và cước phí
3.2 CIF (Cost-Insurance and Freight)
Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu.
CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F
(cước tàu biển) + I (bảo hiểm)
3.3 CPT (Carriage padi to) Cước phí
trả tới
4. Nhóm D (Delireres) : DAT, DAP, DDP
4.1.DAT (Delireres at terminal):
Giao hàng tại bến.
4.2.DAP (Delivered at place): Giao
hàng tại nơi đến
4.3.DDP (Delivered duty paid) :
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Một số lưu ý trách nhiệm và nghĩa vụ người bán và người
mua trong Incoterms 2010
1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
* Nhóm E,F : Người mua thuê tàu . Địa điểm giao hàng tại là
tại nơi đến.
* Nhóm C,D: Thuộc về người bán . Địa điểm giao hàng là tại
nơi đi.
4 điều kiện trong Incoterms 2010 chỉ áp dụng cho vận tải đường
biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng (
khác với chuyển giao trách nhiệm) là cảng biển.
2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
* Nhóm E,F: Người mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng
* Nhóm D: trách nhiệm thuộc về người bán.
* Nhóm C: Tùy trường hợp
- CIF, CIP: người bán.
- CFR, CPT: người mua.
3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
Xuất khẩu:
* EXW : người mua làm toàn bộ thủ tục hải quan vì lấy hàng
tại kho người bán.
* 10 điều kiện còn lại : người bán phải làm thủ tục hải
quan tại cảng mình xuất khẩu ( cảng đi).
Nhập khẩu :
* DDP: người bán.
* 10 điều kiện còn lại là người mua tại cảng giao hàng.
Xem thêm:
DDP là gì ? DDU là gì ? phân biệt giữa DDP và DDU
DDP: Giao Đã nộp Thuế – Delivered Duty Paid
là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và
gánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng cũng như
phải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạn
thuế nhập khẩu.Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến
nơi nhận.
DDU: Giao
Chưa nộp Thuế – Delivered Duty
Unpaid. Là một thuật ngữ về điều kiện giao hàng của Incoterm.
incoterm 2013 tiếng việt