Tìm hiểu về những người có căn cô Bơ
Cô Bơ là một cái tên không còn xa lạ trong Tứ Phủ Thánh Cô. Vào tháng 6 âm lịch hàng năm sẽ có một đại tiệc quan trọng đối với những bạn căn đồng số lính, đó chính là tiệc Cô Bơ. Đặc biệt là những người căn Cô Bơ cần phải đặc biệt chú ý đến ngày tiệc cô này. Vậy khi đi lễ đền Cô Bơ chúng ta cần phải chuẩn bị những gì? căn cô bơ có lộc gì? Bài viết dưới đây của Bàn Thờ Gỗ Đẹp sẽ mang đến câu trả lời dành cho bạn.
>>>>> Tham khảo thêm những mẫu bàn thờ đẹp, tinh tế cho gia đình
Cô Bơ là ai và sự tích về cô
Cô Bơ là ai?
Cô Bơ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như Cô Bơ Thoải Phủ, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Ba Thác Hàn, Cô Bơ Bông, Cô Bơ Thượng Ngàn,… Đây là một vị thánh cô nổi tiếng trong tứ phủ và được mọi người rất kính trọng.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, Cô Bơ được cha lệnh giáng trần để giúp vua. Đợi đến chí kỳ mãn hạn thì sẽ có xe loan đến để rước cô về Thủy Cung. Kể từ đó, Cô Bơ hiển linh giúp đỡ dân chúng tại ngã ba sông, phù hộ cho thuyền bè qua lại luôn được thuận buồm xuôi gió. Có lẽ cũng vì vậy mà tên gọi Cô Bơ Thác Hàn được nhiều người sử dụng để gọi Cô Bơ.
Sự tích về Cô Bơ
Tương truyền Cô Bơ chính là con gái của Vua Thủy Tề ở dưới Thủy Cung. Vào thời Lê Trung Hưng thì cô được giáng trần. Sự giáng sinh của cô được kể lại rằng Đức Thái Bà mộng thấy một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, tài sắc hơn người, mặc một bộ xiêm y trắng dâng lên Đức Bà một viên ngọc quý và xưng mình là Thủy Cung Tiên Nữ, hạ phàm để giúp vua cứu nước.
Đến ngày 8/2 thì Đức Thái Bà thụ thai và hạ sinh một cô con gái thực sự là một tuyệt thế nhan sắc. Cô con gái càng lớn càng trở nên xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đều mười phân vẹn mười. Đức Thái Bà cũng hết mực yêu thương và chỉ dạy cô. Sau đó khi nước nhà bị giặc Minh đô hộ, cô cùng mẫu thân lánh tạm ở khu vực gần ngã ba sông Thác Hàn.
Từ những ngày đầu khởi nghĩa, cô đã nhiều lần góp công giúp vua Lê Lợi trong kháng chiến chống quân Minh. Sau đó còn giúp vua Lê trong cuộc phù Lê dẹp Mạc.
Những ngày đầu mới bước vào cuộc chiến, lực lượng quân ta còn rất mỏng và non yếu, bị quân địch truy đuổi rất nhiều. Trong một lần đang bị truy đuổi tới ngã ba sông, vua Lê tình cờ gặp được Cô Bơ. Rất nhanh trí, Cô Bơ đưa quần áo cho vua thay, đóng giả thành anh trai mình và trốn ở trong ruộng ngô. Sau sự nhiệt tình giúp đỡ đó, vua Lê đã vô cùng cảm kích và hứa hẹn sau ngày đại thắng sẽ rước cô về cung, phong cô đồng và cũng phong làm phi tử.
Thế nhưng cho đến ngày đại thắng, vua cho quân về rước thì mới biết Cô Bơ đã thác tự. Nhiều bô lão trong làng cho rằng cô đã quay trở về Thủy Cung sau khi hoàn thành sứ mệnh giúp vua dẹp giặc cứu nước. Mặc dù vậy, Cô Bơ vẫn thường hiển linh để giúp đỡ người dân ở khu vực ngã ba sông. Từ đó, người dân mỗi khi gặp phải điều khó khăn đều đến van cửa Cô Bơ và lần nào cũng được Cô Bơ phù hộ.
Đền thờ của cô bơ ở đâu?
Cô Bơ được người dân tôn kính và lập đền thờ tại Đền Ba Bông ở xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, gần ngã ba bến Đò Lèn. Đền Ba Bông hiện nay nằm trong khu du lịch tâm linh Hàn Sơn.
Được biết rằng khoảng năm 1939 – 1940, Đền Cô Bơ bị quân Nhật phá đổ. Vào thời điểm đó thì cụ Nguyễn Trọng Khanh, là người thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị tại Đền và cả pho tượng Cô Bơ đem cất giấu.
Sau đó cụ cũng xin Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo ở bãi bồi bên sông, cách đền thờ cũ khoảng 200m. Thực chất là để lập lại đền thờ Cô Bơ.
Cho đến năm 1996, Đền của cô đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Khu đất cũ của Đền Cô Bơ cũng đã có người xây dựng một căn nhà 3 gian để ở. Tuy nhiên do là nền đất cũ linh thiêng nên người đó đã bỏ lại ngôi nhà, để làm nơi thắp hương cho cô.
Lưu ý khi đi lễ đền Cô Bơ
Ngày mất của cô Bông được truyền lại là ngày 8/2. Tuy nhiên thì ngày 12/6 âm lịch là ngày rước Cô lên đền Mẫu.. Bởi vậy mà mọi người đã lấy ngày rước Cô lên đền Mẫu làm ngày chính tiệc Cô Bơ. Vậy khi đi lễ cần những gì?
Lễ vật
Sắm lễ Cô Bơ có thể tùy tâm, lễ chay hay lễ mặn đều được. Lễ Cô nên sắm theo số lẻ. Bạn có thể tham khảo một lễ của cô bao gồm:
-
Một bộ quần áo trắng có đầy đủ trang sức, 1 cây vàng trắng, 90 lễ tiền vàng
-
Quả nón, đôi hài, thuyền rồng, lễ mặn, thanh bông, hoa quả.
Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là thành tâm, chỉ cần chén nước cơi trầu, cô chứng tâm thì cũng xin đài được.
Văn khấn
Với những người đã quen với lễ Cô Bơ thì chắc cũng đã được biết đến văn khấn của cô. Tuy nhiên, nếu bạn lần đầu đi lễ thì có thể tham khảo mẫu văn khấn dưới đây.
Mẫu bài văn khấn cho người đi lễ cô Bơ bình thường
Con Nam Mô A Di Đà Phật” – 3 lần
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
A Di Đà Phật – Con lạy Cô bé bản đền Cô Bơ linh từ
Ngày hôm, hương tử con… ngụ tại… nhất tâm tưởng, vạn tâm thành về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang (lễ mọn lòng thành) dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô. Con xin Thánh Cô Bơ anh linh hiển hiện ngự về bản cảnh đây chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu cho hương tử con nơi cõi thế được thỏa lòng ước mong
Là để xin Thánh Cô……………………………………………………..
A Di Đà Phật – Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu…
Con lạy Năm dinh quan lớn, Mười dinh các quan…
Con lạy Thanh Xà Đại Tướng – Bạch Xà Đại Quan…
Con lạy Chư vị Chúa cai bản đền, Quan cai bản điện…
Con lạy Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ, Chư vị Thần thổ ngự tại dải đất này…
Hương tử con nhất tâm 1 lòng, tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực cung thỉnh kính mời chư vị tiên thánh giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Đệ tử con mang miệng về tâu, mang đầu về bái, để cúi xin……………
Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy. Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám…
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật.
Mẫu bài văn khấn cho người có căn
Con Nam Mô A Di Đà Phật” – 3 lần
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương…
Con lạy Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế…
Con lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh…
Con lạy Tam Vị Thánh Mẫu…
Con lạy Hội đồng Trần Triều Hiển Thánh…
Con lạy Hội đồng Chúa Bói, Chúa Chữa, Chúa Mán, Chúa Mường…
Con lạy Ngũ Vị Tôn Quan…
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà…
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Hoàng…
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô…
A Di Đà Phật – Con lạy Cô bé bản đền cô Bơ Linh Từ…
Ngày hôm nay con mang miệng về tâu mang đầu về bái yết trước cửa nhà ngài, trước cửa Mẫu cửa Cô. Con lòng thành dâng lên hoa trà quả thực ( đọc như thế nếu là đồ chay) hoặc trên chay dưới mặn (nếu có cả đồ mặn), kính cẩn dâng lên bề trên, kính mong bề trên soi xét cho con.
Đầu con còn xanh tuổi con còn trẻ, văn con không hay chữ con không giỏi, con chỉ có tấm lòng thành mà nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, về đây dập đầu trước bề trên.
Nếu con có làm gì sai phạm mong Mẫu mong Cô giơ cao đánh khẽ cho con, khai sáng tâm trí cho con để con biết đường mà lội biết lối mà đi.
Con mong bề trên giáng li giáng lai giáng báo cho đệ tử họ…. con là ……(đầy đủ họ tên) biết được thế nào là quyền ngài phép thánh
Cho con được biết con phải đi đến đâu, phải làm thế nào để hiểu được con đường tu tập
Cho con gặp được đồng anh lính chị, đồng thầy đạo quan dẫn dắt con trên con đường đạo lối
Để con có thể an tâm an tính con tu tỉnh làm ăn; cho con có ngân có xuyến có sức khoẻ dồi dào
Để con kiếm được đồng tiền bát gạo; để con có thể báo đáp công ơn phụng dưỡng mẹ cha và tỏ tường phụng sự tiên thánh.
Tâm con các Ngài hay, lòng con các Ngài thấy… Kính xin Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh anh linh chứng giám…
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật…
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về sự tích Cô Bơ cũng như những lưu ý khi đi lễ . Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề gì, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp sớm nhất.