Có Men Gan Cao Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Hạ Nhanh?

Chế độ dinh dưỡng khoa học có khả năng phục hồi chức năng gan, hạ men gan và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, cần hiểu rõ vấn đề Men gan cao nên ăn gì và kiêng gì?.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Men gan cao là dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương và rối loạn chức năng. Gan là cơ quan của hệ tiêu hóa nhưng ngoài khả năng chuyển hóa thức ăn, cơ quan này còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như làm sach máu, sản xuất chất đông máu, sản xuất glucose, dự trữ năng lượng, vitamin,…

Gan là một trong những số ít cơ quan có khả năng tự phục hồi. Tuy nhiên nếu thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, đạm hoặc nhiễm siêu vi, gan có thể bị viêm, tổn thương và phóng các enzyme vào máu, dẫn đến tăng men gan.

Tăng men gan là tình trạng khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên nếu kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, nồng độ men gan có thể ổn định trở lại sau một thời gian nhất định.

Người bị men gan cao nên ăn gì?

Không chỉ có chức năng cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng phục hồi, tái tạo mô gan, hỗ trợ thải độc, thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe và chức năng miễn dịch. Vì vậy khi bị men gan cao, bạn nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh để tăng cường chức năng và điều hòa men gan.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị men gan cao nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

1. Rau xanh – Nhóm thực phẩm tốt cho người có men gan cao

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Nhóm thực phẩm này cung cấp cho cơ thể lượng nước cùng với vitamin và khoáng chất dồi dào. Đồng thời giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón, tăng cường chức năng miễn dịch và ức chế quá trình oxy hóa (thoái hóa).

Ngoài ra, vitamin, chất xơ và khoáng chất trong rau xanh còn giúp chuyển hóa chất béo, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và hỗ trợ làm giảm lượng mỡ dự trữ ở gan. Hơn nữa, bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày còn giúp cải thiện một số triệu chứng do các bệnh về gan gây ra như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống khó tiêu, buồn nôn,…

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Một số chất chống oxy hóa trong rau xanh như quercetin, flavonoid, beta-carotene, vitamin E và C còn có tác dụng kích thích sản sinh enzyme ở gan, tăng đào thải độc tố qua đường tiểu và hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của gan. Vì vậy, người có men gan cao nên bổ sung các loại rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày – đặc biệt là bắp cải, rau bina, súp lơ, cải xoăn,…

2. Bổ sung một số loại củ giàu chất chống oxy hóa

Ngoài rau xanh, người có men gan cao nên bổ sung một số loại củ chứa nhiều chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất chống oxy hóa trong các loại thực vật có khả năng làm chậm thoái hóa mô gan, ức chế quá trình xơ hóa, tăng thải độc, làm mát gan và cải thiện sức khỏe tổng thể.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Một số loại củ giàu chất chống oxy hóa tốt cho người có men gan cao:

  • Củ cải đỏ: Hợp chất vulgaxanthin và betanin trong củ cải có khả năng chống oxy hóa mạnh, giải độc, chống viêm và tốt cho hệ thần kinh. Ngoài ra, các hợp chất này cũng được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư thận, vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Cà rốt: Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, cà rốt được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người có vấn đề về gan. Các thành phần dinh dưỡng như vitamin E, vitamin C, vitamin A, lutein, beta-carotene, selenium,… trong loại thực phẩm có thể tăng chuyển hóa chất béo và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra, xantofin và lucopen trong cà rốt có khả năng giải độc, thanh lọc gan và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều cà rốt vì lượng carotene trong thực phẩm này có thể ứ đọng ở gan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Củ dền: Chất chống oxy hóa acid alpha lipoic trong củ dền có tác dụng tăng oxy lên não, làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm mãn tính và tăng khả năng hấp thu mỡ. Bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của gan, tiêu trừ gốc tự do, giảm hiện tượng viêm và ngăn ngừa hoại tử nhu mô gan.
  • Khoai lang: Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Các hợp chất thực vật trong loại thực phẩm này (beta-carotene, mangan, vitamin C, vitamin E, anthocyanin,…) có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa và hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của gan. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong khoai lang còn giúp làm giảm hiện tượng viêm và ngăn chặn quá trình thoái hóa tế bào.

Ngoài các loại củ trên, bạn cũng có thể bổ sung một số loại củ khác như hành tây, khoai tây, củ cải trắng,… để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều hòa men gan.

3. Cá béo – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị tăng men gan

Các loại cá béo chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào – loại axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Không chỉ đem lại lợi ích đối với tim mạch và não bộ, Omega 3 còn được chứng minh có hiệu quả chống viêm, tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ tế bào gan.

thực phẩm hạ men ganthực phẩm hạ men gan

Bên cạnh đó, các loại cá béo còn cung cấp một lượng lớn khoáng chất và protein cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đạm trong nhóm thực phẩm này dễ tiêu hóa và chuyển hóa hơn so với đạm từ thịt đỏ. Chính vì vậy, người bị men gan cao và có vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan có thể bổ sung protein, khoáng chất và axit béo không no qua một số loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,…

4. Người có men gan cao nên bổ sung các loại quả hạch

Các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt hồ đào, hạt mắc-ca, hạt phỉ,… cung cấp một lượng chất béo lành mạnh. Chất béo trong nhóm thực phẩm này dễ chuyển hóa hơn chất béo từ động vật và có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.

Nhiều nghiên cứu khoa học đều cho thấy, bổ sung các loại quả hạch vào chế độ dinh dưỡng giúp giảm thiểu khối lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ giảm cân đối với những người bị béo phì. Như đã biết, béo phì là một trong những yếu tố thuận lợi làm tăng men gan và cao huyết áp.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Hầu hết các loại quả hạch đều có tác dụng cải thiện nồng độ cholesterol xấu trong máu và tăng lượng cholesterol DHL (cholesterol tốt). Từ đó hỗ trợ giảm lượng mỡ tích tụ ở gan, làm sạch mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật trong quả hạch còn có tác dụng chống oxy hóa, kiểm soát hiện tượng viêm cấp – mãn tính và bảo vệ tế bào.

5. Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị tăng men gan

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có chức năng cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, các loại thực phẩm giàu vitamin C được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị tăng men gan do nhiễm siêu vi.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp loại bỏ gốc tự do, tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ hoạt động ức chế virus. Bên cạnh đó, thành phần này còn có tác dụng làm giảm một số triệu chứng do tăng men gan như cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, đau nhức khớp, khó ngủ, mất ngủ,…Vì vậy để tăng tốc độ phục hồi mô gan bị tổn thương, điều hòa men gan và cải thiện sức khỏe tổng thể, người có men gan cao nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, cà chua, ớt chuông, sơ ri, đu đủ và súp lơ.

6. Uống đủ nước giúp thanh lọc, giải độc gan

Người có men gan cao hoặc mắc các bệnh về gan nên cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Thói quen này không chỉ giúp bù chất lỏng và cân bằng điện giải mà còn hỗ trợ thanh lọc độc tố và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể.Uống nhiều nước còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm tích tụ độc tố ở gan và điều hòa nhu động ruột. Để tăng hiệu quả điều hòa men gan, bạn có thể sử dụng nước chanh pha loãng hoặc nước ép từ trái cây, rau củ tươi.

Bị tăng men gan nên kiêng gì?

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân làm tăng men gan. Tiếp tục bổ sung các loại thực phẩm và thức uống có hại trong thời gian men gan cao có thể thúc đẩy tốc độ phá hủy tế bào gan và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan mãn tính như viêm gan do rượu, xơ gan và suy gan.

Do đó để giảm men gan, phục hồi tế bào gan và cải thiện sức khỏe, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh. Đồng thời cần hạn chế hoặc kiêng cử hoàn toàn một số loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Tuyệt đối không uống rượu bia

Sử dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tăng men cao và các vấn đề gan khác như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Tuyệt đối không dùng rượu bia và các thức uống chứa cồn khi gan đang bị tổn thương và suy giảm chức năng.

Khi dung nạp vào cơ thể, chỉ có 10% lượng cồn trong bia rượu được đào thải qua dạ dày, ruột, hơi thở, nước tiểu và mồ hôi. Trong khi đó, có đến 90% lượng cồn đi thẳng vào gan và gây tổn thương cơ quan này.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Thực tế cho thấy, đa phần những trường hợp xơ gan và suy gan mãn tính đều có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá và sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe và giảm nồng độ men gan trong máu, bạn cần kiêng cử tuyệt đối rượu bia và các loại thức uống chứa cồn khác.

2. Măng tươi – Thực phẩm gây độc cho gan

Măng tươi là một trong những loại thực phẩm gây độc cho gan và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Hàm lượng cyanide trong loại thực phẩm này có thể biến đổi thành axit cianhydric dưới tác động của các enzyme tiêu hóa. Loại axit này là một chất cực độc đối với cơ thể – đặc biệt là với tế bào gan.

Sử dụng măng tươi thường xuyên có thể thúc đẩy tốc độ phá hủy nhu mô gan, gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và làm tăng nồng độ men gan trong máu. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn gây đau nhức khớp, kích thích triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng.

THAM KHẢO NGAY: Kinh nghiệm hạ men gan, điều trị men gan cao đã được người bệnh áp dụng thành công

3. Hạn chế dùng món ăn chứa nhiều muối

Muối là loại gia vị quen thuộc và được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Ngoài tác dụng cân bằng hương vị, muối còn giúp bổ sung điện giải và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe – đặc biệt là đối với hoạt động tiêu hóa.

Một số nghiên cứu cho thấy, dùng thực phẩm chứa quá nhiều muối làm tăng áp lực lên gan khiến cơ quan này ứ đọng, tích trữ chất lỏng, chất béo và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, muối còn gây phù nề ở bệnh nhân bị xơ gan dẫn đến biến chứng hôn mê gan và tử vong.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Vì vậy, người có men gan cao nên tập thói quen ăn nhạt và hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, các loại thực phẩm muối, xúc xích, đồ hộp,…

4. Người bị tăng men gan nên hạn chế dùng thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp khoáng chất và protein dồi dào. Tuy nhiên, hàm lượng đạm và chất béo trong nhóm thực phẩm này có thể làm tăng áp lực lên gan – đặc biệt là với những trường hợp gan đang bị tổn thương.

Thông thường, các enzyme trong gan dễ dàng phá vỡ và chuyển hóa protein trong thịt đỏ. Tuy nhiên khi gan có vấn đề, cơ quan này có thể gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa đạm từ các loại thịt đỏ. Tình trạng này dẫn đến dư thừa protein trong máu và gây mệt mỏi, giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chức năng của não bộ,…

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

Vì vậy, người có men gan cao hoặc đang gặp vấn đề gan khác nên hạn chế sử dụng thịt đỏ. Thay vào đó, có thể bổ sung protein qua các loại thịt trắng như cá, thịt gà hoặc một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như nấm, đậu nành, hạt kiều mạch, đậu phộng, hạt chia, đậu lăng, đậu gà, yến mạch và tảo biển.

5. Hạn chế dùng nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường cao, làm tăng nguy cơ tiểu đường, cao huyết áp và mắc các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Sau khi được dung nạp, lượng đường trong nước ngọt có gas nhanh chóng làm tăng đường huyết. Lúc này, gan bắt buộc phải chuyển hóa đường thành chất béo để ổn định đường huyết và bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, lượng chất béo tích tụ quá nhiều có thể gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ và làm tăng men gan đáng kể. Chính vì vậy để bảo vệ lá gan và giảm men gan, cần tránh uống nước ngọt có gas và một số loại nước đóng chai chứa hàm lượng đường cao.

Người có men gan cao cần lưu ý gì khi ăn uống?

Bên cạnh các loại thực phẩm, đồ uống nên bổ sung và kiêng cử, người có men gan cao nên chú ý một số vấn đề khi ăn uống.

men gan cao nên ăn gìmen gan cao nên ăn gì

  • Tránh ăn uống quá mức – đặc biệt là đối với những đối tượng bị thừa cân, béo phì. Thay vào đó, chỉ cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Không nên kiêng khem quá mức hay chỉ bổ sung cố định một vài nhóm thực phẩm. Tình trạng này có thể khiến cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến mệt mỏi và làm tăng tốc độ tổn thương tế bào gan (nhất là ở những trường hợp tăng men gan do siêu vi).
  • Đa dạng các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống, uống đủ nước, ăn chậm nhai kỹ và ăn chín uống sôi để hạn chế tối đa các vấn đề tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ phục hồi tế bào gan, giảm men gan và cải thiện sức khỏe.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống, nên thay đổi các thói quen ảnh hưởng xấu đến gan như hút thuốc lá, thức khuya, tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, độc tố và lạm dụng thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hỗ trợ giảm men gan hiệu quả. Kết hợp chế độ tập luyện cùng với thói quen ăn uống khoa học có thể kiểm soát nồng độ men gan chỉ trong một thời gian ngắn.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Người có men gan cao nên ăn gì, kiêng gì?”. Hy vọng qua nội dung trên, bạn có thể thiết lập được thực đơn ăn uống khoa học nhằm giảm men gan, cải thiện chức năng gan và nâng cao sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ tế bào gan và kiểm soát tiến triển của bệnh.

5/5 – (4 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận