Đầu tiên, chúng tạo ra các xung khá mạnh khoảng 600 vôn, làm vị trí của con mồi bị lộ và khiến các cơ của con mồi co giật. Sau đó, chúng phóng liên tiếp các xung điện mạnh, khiến con mồi co cơ mạnh hơn. Trong lúc đó, lươn điện có thể cuộn mình lại để nhân đôi điện trường và tạo ra cú giật sau cùng khiến cơ bắp con mồi tê liệt hoàn toàn. Thế là có thể thoải mái tận hưởng bữa ăn trong khi con mồi vẫn còn tươi ngon.
Hai loài cá phóng điện mạnh khác là cá trê điện có thể tạo ra điện 350 vôn nhờ bộ phận sinh điện trải dài trên thân chúng và cá đuối điện có thể tạo ra điện 220 vôn với cơ quan sinh điện trên đầu.
Chúng đã tạo ra điện như thế nào? Điện được phát ra từ bộ phận sinh điện bên trong cơ thể (thường năm ở phần đuôi). Thông qua các dây thần kinh, bộ não gửi tín hiệu tới cơ quan sinh điện, nơi chứa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn các tế bào sinh điện hình đĩa được xếp chồng lên nhau.
Thông thường, chúng sản sinh ra các ion Natri hoặc Kali để duy trì thế dương bên ngoài và thế âm bên trong tế bào.
Nhưng khi nhận được xung thần kinh từ não, những cánh cổng ngăn cách các ion sẽ mở ra, cho phép ion dương di chuyển ngược vào trong.
Với số lượng ít ỏi hơn rất nhiều, chúng có thể tạo ra dòng điện đủ lớn để tấn công con mồi, đại diện hàng đầu phải kể đến chính là lươn điện. Ba cơ quan phát điện trải dài trên cơ thể dài 2m của chúng. Tương tự những loài phóng điện yếu, lươn điện cũng sử dụng tín hiệu điện để định hướng và liên lạc, nhưng chúng có thể tạo ra các xung điện đủ mạnh dành riêng cho việc săn mồi.