Cõi ta bà là gì?
Cõi ta bà là gì trở thành mối quan tâm của rất nhiều người theo đạo Phật. Theo quan điểm của Phật giáo, cõi ta bà tựa như một quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này rất cả đều tạm bợ, vô thường và không có thật. Suốt cả một đời chỉ loay hoay với sinh lão bệnh tử, bị tiền tài, ham muốn, danh vọng chi phối, làm mờ mắt, thật là khổ não.
Chúng ta đến với thế giới này từ hai bàn tay trắng. Đến lúc chết đi cũng không quyết định được cái chết của mình. Trong suốt những tháng ngày tồn tại, ta đấy tranh mưu cầu đủ thứ, nhọc lòng tận tực như một tảng đá cứ trôi đi theo quán tính, không biết rồi sẽ đi về đâu?
Theo quan điểm của Phật giáo, cõi ta bà tự như một quán trọ, nhân loại sống trong cõi này rất cả đều tạm bợ, vô thường và không có thật
Tất cả những thứ như tiền bạc, danh vọng, giàu sang đến mấy khi chết đi cũng không mang theo được gì cả. Cho nên mới gọi đó là không có thật. Cõi ta bà là một ý niệm về thế giới dưới góc nhìn của Phật giáo. Bạn có thể coi thế giới ta đang sống là một phần của cõi Tà Ba, mà Đức Phật là người đứng đầu.
Tại sao gọi cõi ta bà là ngũ trược ác thế?
Ngũ trược là năm thứ dơ dáy ở cõi ta bà, Đức Thế Tôn thường gọi cõi ta bà là cõi ác lụy, tràn đầy năm thứ trược. Song Ngài vì vì lòng từ bi mà giáng thế, giáo hóa chúng sinh. Thuyết cho họ biết cõi Tịnh Độ của Phật để cho họ có thể tu hành vãng sanh về cõi đó.
1. Kiếp trược: Còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời giảm kiếp, con người ta tuổi thọ giảm dần, đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi thì hết cái giảm kiếp. Trong thời kỳ ấy, con người có đủ 4 thứ ố trược là kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng trược.
2. Kiến trược: Có thể nhìn thấy trước được con người có cái thấy biết tà vạy, bỏ chính theo tà, thần hồn điên đảo, suy nghĩ sai lệch.
3. Phiền não trược: Các mối phiền muộn của con người trong tâm như: tham lam, giận hờn, mê muội, ngu si.
Các mối phiền muộn của con người trong tâm như: tham lam, giận hờn, mê muội, ngu si
4. Chúng sanh trược: Chúng sinh ở ô trược này bám chấp vào sinh mạng mình nên luôn luôn bị khổ não tai nạn, ít được an nhàn.
5. Mạng trược: Đời sống ô trược, bởi đời sống con người ta giảm dần, cho nên trong đời họ phạm phải rất nhiều tội lỗi, họ mải mê đi tìm những thứ khiến họ thỏa mãn về mặt vật chất, chẳng lo tu hành, nên trong cuộc sống họ tạo ra vô số ác nghiệp.
Trong ngũ trược, kiếp trược chứa đầy đủ bốn trược sau, cho nên bốn trược sau có thể hợp thành kiếp trược.
10 điều khó ở cõi ta bà
Bồ tát Long Thọ từng nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, như người què đi trên đường hiểm trở, một ngày chẳng đi quá mấy dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của Chuyển Luân Vương, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.
Ta hãy thử làm một phép so sánh 10 điều khó ở cõi ta bà với 10 điều dễ ở cõi cực lạc:
1. Cõi ta bà không thường gặp Phật. Phật Thích Ca đã diệt độ, tà pháp mạnh mẽ. Cực Lạc thì Phật thường chẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ.
2. Cõi ta bà mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số đều có những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm. Cực Lạc thì Phật và Bồ tát, nước, chim, cây rừng thường tuyên thuyết Diệu pháp.
3. Cõi ta bà bạn bè tà ác, mong cầu lợi ích cho bản thân, làm mê lầm người tu hành đọa vào các đường ác. Cực Lạc thì Quán Âm, Thế Chí làm bạn thù thắng, các bậc Thượng thiện nhân ở chung một nơi.
Cõi ta bà không thường gặp Phật, còn Cực Lạc thì Phật đang làm giáo chủ
4. Cõi ta bà có các loài ma gây nhiễu loạn, phá hoại chánh pháp. Cực Lạc tuy có Thiên ma nhưng đều hộ trì chánh pháp, giúp người tu hành mau được thành tựu.
5. Cõi ta bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoa sen hóa sinh, không còn luân chuyển trong đường sinh tử khổ đau.
6. Cõi ta bà qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác; Cực Lạc thì không còn 3 đường ác nữa. 7. Cõi ta bà trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điện ngọc, áo đẹp cơm ngon trợ giúp tu hành.
8. Cõi ta bà con người sống trăm năm nhưng hầu như toàn chết yểu, thời gian trôi qua nhanh, đại đạo khó thành. Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật.
9. Cõi ta bà tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc. Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh về đều vào Chánh định tụ mãi không còn thối chuyển.
Ở cõi Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật
10. Cõi ta bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.
Cõi Ta Bà là một ý niệm về thế giới dưới góc nhìn của Phật Giáo. Đối với đạo Phật, không chỉ có một thế giới mà ta đang ở, mà nó gồm cả ba nghìn đại thiên thế giới, trong phạm vi hóa độ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng sinh muốn hóa giải những kiếp nạn, khổ đau nơi cuộc sống trần thế tạm bợ, xô bồ thì nên tu tập để được vãng sinh vào cõi cực lạc.
Bạn thấy bài viết thế nào?