Mưa đem lại cho con người ta muôn vàn cảm xúc, mưa buồn tí tách rơi trên mái tôn đã cũ, mưa lạnh vô tình dưới bầu trời xám xịt, hay chỉ là cơn mưa nặng hạt bên cốc cafe ấm nóng. Khi mưa, chúng ta luôn có những cảm xúc khác nhau xen lẫn trong đó là phảng phất một chút buồn man mác mà cơn mưa vô tình ngoài kia mang theo. Mưa buồn thế này luôn làm ta nhớ, nhớ những chiến hữu đã lâu không tụ họp tại quán ăn ngon Hà Nội nào đó, nhớ hương vị cay cay bát nước dùng, nhớ nồi lẩu nghi ngút khói thơm ngon.
Món lẩu bắt nguồn từ đâu?
Lẩu là món ăn phổ biến với ẩm thực Việt từ những bữa tiệc lớn nhỏ khác nhau hay những dịp tụ họp gia đình hoặc gặp mặt bạn bè, nhưng ít ai biết đến nguồn gốc của món lẩu. Có nhiều giả thiết cho rằng lẩu bắt nguồn từ phía Bắc Trung Quốc và đã có hơn 1700 năm lịch sử và phát triển. Cũng có người cho rằng những kỵ binh Mông Cổ cưỡi ngựa dọc châu Á, lúc bấy giờ, họ là những người chinh phục miền đất mới, họ không mang theo dụng cụ hay nguyên liệu nấu ăn. Những kỵ binh này dùng khiên của mình để nướng thịt, dùng mũ của mình để nấu súp. Cách nấu ăn này đã nhanh chóng thu hút được những người Trung Quốc và đã trở thành món ăn truyền thống của người Trung Hoa hơn 1000 năm qua.
Lẩu là món ăn phổ biến với ẩm thực Việt từ những bữa tiệc lớn nhỏ khác nhau hay những dịp tụ họp gia đình hoặc gặp mặt bạn bè
Có một câu chuyện khác là thời Tây Tấn (Trung Quốc), Tả Tư đã có một bài phú ghi chép về món lẩu Trùng Khánh nên có thể cho rằng lẩu đã xuất hiện trên đất Trung Hoa vào khoảng 1700 năm trước. Đến thời nhà Đường, lẩu đã phổ biến khắp miền bắc Trung Hoa.
Vì sao người ta thường ăn lẩu vào mùa lạnh hoặc trời mưa?
Theo các nghiên cứu cho thấy khi bạn cảm thấy lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn nên chúng ta thường ăn những thực phẩm ấm nóng để làm tăng nhiệt độ trong cơ thể.
Khi ăn những món ăn như lẩu có thêm vị cay của ớt hoặc sa tế sẽ khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp ở não khiến bạn cảm thấy sung sướng, hạnh phúc hơn. Ngoài ra, vị cay của ớt làm cho cảm giác kích thích tăng lên khiến bạn cảm thấy phấn khích, thỏa mãn.
Những món lẩu được yêu thích trong những ngày mưa
Lẩu thái luôn có một sức hút đặc biệt bởi hương thơm của gừng, sả, lá chanh và vị cay nóng bỏng của ớt, lẩu thái tuy cay nhưng vị cay ấy lại tạo nên nét đặc trưng và được người dùng ưa chuộng lạ thường. Món lẩu cháo chim bồ câu lại đặc biệt thích hợp với một ngày mưa tầm tã hoặc một ngày rét căm, không quá phức tạp như lẩu nhưng lại cầu kỳ hơn cháo, vẫn sử dụng nước ninh xương nhưng lại cho thêm gạo trắng nấu nhừ, không quá đặc nhưng vẫn sánh.
vị cay của ớt làm cho cảm giác kích thích tăng lên khiến bạn cảm thấy phấn khích, thỏa mãn
Còn rất nhiều những món lẩu đặc sắc khác được các mọi người ưa chuộng trong ngày mưa như lẩu hải sản, lẩu uyên ương, lẩu dê, lẩu riêu cua bắp bò… và nếu bạn đang tìm một địa điểm thích hợp để thưởng thức những món lẩu này cùng bạn bè thì hãy ghé qua Ẩm thực Vân Hồ tại số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, với cách nấu lẩu rất riêng của người đầu bếp, đồ uống đa dạng và không gian đặc sắc, chắc chắn sẽ luôn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng thực khách đến với Vân Hồ.
Ẩm Thực Vân Hồ – Điểm đến khó quên
Địa chỉ: Số 2B Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0912.281.199 – 0903.412.888
Facebook: Ẩm thực Vân Hồ 2B Hoa Lư