Con Giấm Là Gì Tại Sao Lại Có Câu Con Giấm Nuôi Là Gì – Top Công Ty, địa điểm, Shop, Dịch Vụ Tại Bình Dương

Giấm là nguyên liệu nấu ăn khá quen thuộc trong mỗi căn bếp. Điện máy XANH mách bạn 2 mẹo để làm giấm từ những nguyên liệu đơn giản và dễ làm tại nhà. Vào bếp ngay nhé!ruồi giấm là con gì

Nguyên liệu làm Giấm chuối Cho 6 lí;t

Chuối chí;n 5 trái Rượu gạo 100 ml Nước sôi để nguội 5 lí;t Dừa tươi 1 trái Dừa tươi 1 trái Đường cát trắng 100 g Đường cát trắng 100 g

Tạo giấm cái

Bạn bóc sạch vỏ chuối, sau đó bạn có thể để nguyên hoặc cắt làm đôi để dễ dàng cho vào hũ.Cho nước dừa tươi, chuối đã bóc vỏ và rượu vào hũ. Châm thêm nước sôi và chỉ châm đến 8/10 hũ.Sau đó đậy nắp và để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Bạn nên để yên hũ và hạn chế xê dịch để giấm có thể lên men 1 cách tốt nhất.Khoảng 45 – 60 ngày sau (số ngày có thể thay đổi tùy theo thời tiết), trên mặt hũ sẽ xuất hiện 1 lớp váng có màu trắng đục, đó được gọi là “con giấm”.Càng để lâu con giấm sẽ càng dày lên và có hình dáng giống như 1 con sứa lớn. Để càng lâu thì độ chua của giấm sẽ càng tăng, bạn cần nếm thử xác định độ chua phù hợp của giấm.Lúc này bạn cần chiết giấm ra 1 cách thật nhẹ nhàng để con giấm không bị vỡ ra.

Nuôi giấm

Khi đã chiết hết nước giấm ra, bạn vẫn phải để nguyên xác chuối ở trong hũ.Sau đó pha nước đường với tỷ lệ 1 chén đường, 6 chén nước lọc. Bạn khuấy đều cho đường hoà tan, rồi đổ lại hũ giấm ban đầu và chỉ đổ nước đường ở mức 8/10 hũ.Khi cho nước đường vào hũ giấm thì thời gian chua sẽ nhanh hơn lúc đầu và sẽ hình thành những con giấm khác. Bạn vẫn phải để hũ ở những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.Sau 1 thời gian giấm chua thì bạn tiếp tục chiết ra rồi lại cho nước đường vào hũ theo tỷ lệ ban đầu.

Gây hũ giấm mới

Sau mỗi lần chiết giấm và châm nước đường, con giấm mới sẽ được hình thành và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.Khi con giấm ban đầu đã quá dày thì bạn cần phải gây 1 hũ giấm mới. Bạn vớt nhẹ tay con giấm và cho qua 1 hũ thủy tinh khác, sau đó châm nước đường theo tỷ lệ 1:6 như ban đầu là được.

Lọc lấy thành phẩm

Giấm đã chiết ra là đã có thể sử dụng, muốn giấm ngon hơn bạn có thể cho giấm qua 1 tấm vải thưa hoặc 1 cái rây lọc và lọc lại 1 lần nữa.Mách bạn: Muốn sử dụng lâu thì bạn đem giấm đi nấu sôi sau đó để nguội, cho vào chai/lọ thủy tinh là dùng được. Vì khi không đun sôi, giấm để lâu sẽ tiếp tục hình thành con giấm và chua hơn.

Thành phẩm

Giấm làm tại nhà bằng chuối sẽ có màu trắng trong và hơi đục. Giấm có thể bảo quản và sử dụng nhiều lần và có thể làm gia vị chế biến nhiều ăn.

Nguyên liệu làm Giấm táo Cho 1 lí;t

Táo mèo 200 g (sơn tra) Nước ấm 1 lí;t (40 – 50 độ C) Chuối chí;n 1 trái (chuối sứ hoặc chuối già)

Rửa táo mèo

Bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của táo mèo. Vì những phần thường chứa nhiều bụi bẩn và các con mọt, không bỏ đi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấm.Sau đó cắt làm đôi quả táo và cho ngay vào một thau nước muối pha loãng. Vì táo này đa số là táo mọc tự nhiên, khi người dân thu hoạch không tránh khỏi việc rớt hoặc dập, nên bạn cần bỏ đi những phần bị dập nát đó để giấm ngon hơn.Ngâm táo khoảng 10 – 15 phút trong nước muối loãng thì bạn vớt táo ra và cho ra rổ rồi để thật ráo nước.

Tiến hành làm giấm táo

Cho hết số táo đã rửa sạch vào hũ, cho thêm 1 trái chuối chín để nguyên hoặc cắt thành từng khúc đều được.Đổ nước ấm vào hũ sao cho nước ngập hết phần táo. Sau đó dùng khăn, vải mùng hoặc giấy thấm dầu đậy kín nắp hũ. Việc làm này sẽ giúp giấm có sự trao đổi khí để giấm lên men nhanh hơn và không bị hỏng.Để hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ngâm trong khoảng 30 – 35 ngày là có thể sử dụng được.

Thành phẩm

Giấm hoàn thành sẽ có màu vàng đục và có một lớp màng mỏng trắng ở phía trên. Giấm đạt sẽ có mùi thơm dễ chịu và không có các loại côn trùng bay “lãng vãng” xung quanh nắp hũ.Thật đơn giản để thực hiện phải không nào. Vào bếp và thực hiện ngay nhé. Chúc bạn thành công.*Tham khảo hình ảnh và công thức từ cooky.vn, vfa.gov.vn, kienthuc.net.vn, suckhoedoisongvà kênh YouTube Handmade VN.

Rate this post

Viết một bình luận