Công nghệ sinh học là một trong các lĩnh vực của Kỹ thuật – Công nghệ được đánh giá là khá hấp dẫn. Tính đến nay, số lượng thí sinh ứng tuyển ở mỗi mùa tuyển sinh ngày càng đông đảo. Vậy thì ngành công nghệ sinh học là gì? Trường đại học nào đào tạo ngành nghề này chất lượng nhất? Có lẽ là mối quan tâm của không ít người, bởi đó là yếu tố để được đào tạo bài bản và thành công trong lĩnh vực này. Vậy thì cùng nhau tìm hiểu nhé!
Ngành công nghệ sinh học là gì ?
Ngành công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu chuyên sâu và vận dụng các sinh vật sống cùng các thiết bị kỹ thuật tạo ra sản phẩm sản xuất tại quy mô công nghiệp, phục vụ lợi ích cho con người, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội.
Ngành công nghệ sinh học là gì ?
Các sản phẩm ngành công nghệ sinh học ứng dụng trong đời sống như:
- Sản xuất, điều chế hóa chất công nghiệp
- Sản xuất thức ăn, thuốc
- Phát triển vật nuôi và giống cây trồng
- Giải quyết những vấn đề về môi trường
- Ứng dụng xét nghiệm, công nghệ di truyền vào y khoa
- …..
Ở trình độ đại học, ngành này sẽ phân thành các chuyên ngành như:
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp
- Ứng dụng trong thực phẩm
- Ứng dụng trong môi trường
- ……
Sinh viên khi theo học ngành công nghệ sinh học, còn được đào tạo các kiến thức về:
- Kiến thức lĩnh vực sinh học, công nghệ, kỹ thuật,….
- sinh học phân tử
- sinh học thực nghiệm
- công nghệ lên men vi sinh vật
- công nghệ sản xuất sinh dược phẩm
- kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng
- …….
Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì?
Ngành công nghệ sinh học được ứng dụng khá nhiều vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, sinh viên khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm tại các vị trí đa dạng sau:
Ngành Công nghệ sinh học ra làm gì?
- Làm y dược: Chế biến các loại thuốc, vacxin, chẩn đoán bệnh,…
- Làm môi trường: xử lý chất thải, xử lý môi trường, đánh giá mức độc hại của sản phẩm,…
- Làm nông – lâm – ngư – nghiệp: nghiên cứu về giống, bệnh và chất lượng
- Làm công nghiệp: vật liệu sinh học, lên men công nghiệp,….
- Kỹ sư điều hành sản xuất: Đảm bảo chất lượng và tại các nhà máy sản xuất dược, thực phẩm
- Chuyên viên công nghệ sinh học: Chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm
- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
- Cán bộ xét nghiệm tại bệnh viện
Thu nhập của ứng viên học CNSH hiện nay
Do tính chất đặc thù của ngành công nghệ sinh học là những vị trí có tính chất chuyên môn cao. Chính vì thế, mức lương mà ứng viên nhận được về cơ bản sẽ khá hơn so với nhiều vị trí khác. Tuy nhiên, cụ thể ra sao thì sẽ còn phải tùy thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp, và đặc biệt là năng lực cá nhân của từng ứng viên. Chính vì thế, hãy ghi nhớ rằng, công nghệ sinh học luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. Do đó, nếu bạn thực sự có năng lực chuyên môn tốt thì mức thu nhập cao trong ngành hoàn toàn ở trong tầm tay.
Xem thêm: Mức lương ngành công nghệ sinh học là bao nhiêu?
Các tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học là gì?
Để có thể theo đuổi ngành công nghệ sinh học, sinh viên cần có những tố chất nổi bật sau:
Các tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sinh học là gì?
- Học giỏi các môn tự nhiên: Nắm được tốt các môn học như Toán, Hóa, Sinh sẽ là tiền đề vững chắc để sinh viên dễ dàng tiếp thu được các kiến thức chuyên sâu hơn của ngành công nghệ sinh học
- Có niềm đam mê mãnh liệt với khoa học công nghệ: công nghệ sinh học là ngành thường xuyên phải tiếp xúc với các công nghệ hiện đại, nên rất cần có niềm đam mê nhất định để dễ dàng hỗ trợ sinh viên khám phá được những điều mới mẻ.
- Có tư duy logic: Đây là yếu tố nắm giữ vai trò rất quan trọng, nếu sinh viên muốn theo đuổi lâu dài với nghề. Bởi đặc thù công việc thường xuyên phải thực hành, tham gia vào quy trình công nghệ, chế biến,… nên rất cần sự tỉ mỉ và cẩn thận
- Sở hữu các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
- Chăm chỉ, ham học hỏi
- Chịu được áp lực công việc cao.
Danh sách các trường đào tạo ngành công nghệ sinh học trên toàn quốc
Ngành Công nghệ sinh học tại Việt Nam, hiện đang có khá nhiều trường đào tạo chính quy, với cách thức xét tuyển đầu vào từ các tổ hợp môn đa dạng khác nhau, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Danh sách các trường đào tạo ngành công nghệ sinh học trên toàn quốc
Khu vực miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Phương Đông
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Đông Đô
- Đại học Thành Tây
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Công nghệ Vạn Xuân
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Khoa học (Đại học Huế)
Khu vực miền Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Tân Tạo
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ hội ngành Công nghệ sinh học trong tương lai
Khi trên thế giới đang đua nhau đẩy mạnh phát triển ở các ngành kinh tế, kỹ thuật thì công nghệ sinh học trở nên quan trọng hơn rất nhiều, ngày càng chứng tỏ được ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người. Ngành công nghệ sinh học nghiên cứu các kế hoạch mang tính ứng dụng.
Hiện nay, tại Việt Nam, cũng đặt ra chiến lược phát triển khoa học công nghệ cho đến năm 2030, có thể ứng dụng tại các lĩnh vực như:
- Nông – lâm – ngư nghiệp
- Y dược
- Công nghiệp chế biến
- Bảo vệ môi trường
- Chăm sóc sức khỏe như: Điều trị, chẩn đoán bệnh nguy hiểm
- Tạo sản phẩm sinh học phục vụ trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm,….
- …….
Chính vì vậy, cơ hội dành cho các cử nhân/kỹ sư mới tốt nghiệp ngành nghề này là rất mở rộng, hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, công ty tư nhân.
Ngoài ra, các công ty nước ngoài, phòng lab thường đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm và nước thải, nên hầu hết vị trí công nghệ sinh học đều cần trong các công ty. Vì vậy, các bạn sinh viên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, cần trau dồi những kiến thức và kỹ năng có liên quan, để tăng năng lực, dễ dàng thích ứng với công việc khi ra trường
Trên đây là những thông tin bổ ích trả lời cho câu hỏi: “công nghệ sinh học là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?” Mong rằng với những thông tin tổng quan News.timviec cung cấp phía trên, bạn sẽ có cho mình góc nhìn mới về công nghệ sinh học và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất trong tương lai. Chúc bạn thành công!