Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI 2006 – 2010 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,73%/năm, trong đó, dịch vụ 10,35%, Công nghiệp – Xây dựng 12,78%, Nông nghiệp 2,62%. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Dịch vụ

được ưu tiên phát triển và là ngành có giá trị tăng thêm lớn, tăng trưởng bình quân đạt 10,35%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%/năm, trong đó xuất khẩu địa ph­ương tăng 36,4%/năm. Nhập siêu từng bước được kiểm soát. Kim ngạch nhập khẩu tăng 14,7%/năm, trong đó nhập khẩu địa phư­ơng tăng 15,1%/năm.

Công nghiệp

tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng có chọn lọc, tập trung vào các ngành được ưu tiên đầu tư và các ngành có trình độ công nghệ cao

. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng trung bình 17,2%.

Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm trung bình tăng 12,2%/năm, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất và dịch vụ. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng diện tích nhà ở xây mới đạt gần 11 triệu m2.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã đạt được kết quả nhất định và vẫn duy trì sự tăng trưởng. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản trên 1 ha tăng, năm 2010 đạt 141 triệu đồng/ha. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ

[1]

. Tổng sản lượng lương thực vẫn đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Thu ngân sách

trên địa bàn đạt kết quả tốt, liên tục vượt dự toán được giao hàng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 25,3%/năm.

Huy động nguồn lực

cho đầu tư phát triển được chú trọng

.

Hà Nội luôn là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác xã hội hóa đầu tư được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng liên tục, bình quân đạt 33%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt 600,6 ngàn tỷ đồng.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động “diễn biến hòa bình”, âm mưu chống phá Đảng, chế độ và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Giải quyết tốt tình hình an ninh nội bộ, an ninh xã hội, nhất là an ninh trong tôn giáo. Kiềm chế tốc độ gia tăng, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phá hoại, gây rối, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm gây án nghiêm trọng, tội phạm xuyên quốc gia.

Công tác quốc phòng và quân sự địa phương được tăng cường và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.

Triển khai sâu rộng công tác giáo dục quốc phòng toàn dân.

Tiềm lực, sức mạnh quốc phòng và khu vực phòng thủ được xây dựng ngày càng vững mạnh. Việc kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng, thực hiện các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển được tiến hành chủ động, có hiệu quả. Các đơn vị quân đội và lực lượng vũ trang Thủ đô đã làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt bão, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn.

Kết quả thực hiện các

tiêu kinh tế

(1).

Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt: 10,73%/năm, chưa đạt chỉ tiêu đề ra tại báo cáo giữa nhiệm kỳ là 11-12%/năm.

(2). Cơ cấu kinh tế cuối năm 2010 (đạt kế hoạch):

– Dịch vụ: 52,5%;

– Công nghiệp – xây dựng: 41,6%;

– Nông nghiệp: 5,9%.

(3). GDP bình quân/người cuối năm 2010: 37 triệu đồng (vượt kế hoạch là 30-31 triệu đồng);

(4). Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt: 600.602 tỷ đồng (vượt kế hoạch là từ 410-415 ngàn tỷ đồng);

(5). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt: 21,62%/năm (không đạt kế hoạch là 27 – 27,5 %);

Chỉ tiêu văn hóa – xã hội

(6). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%/năm (không đạt kế hoạch là 1,1-1,15%);

(7). Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 35% (không đạt kế hoạch là từ 50-55%);

(8). Tỷ lệ hộ nghèonăm 2010 còn 4,5% (đạt kế hoạch đề ra);

(9). Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ phổ cập bậc THPT và tương đương năm 2010 đạt: 80% (đạt kế hoạch);

(10). Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 đạt: 97,2% (vượt kế hoạch là 90%);

Chỉ tiêu đô thị, môi trường:

(11). Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người năm 2010 đạt 26m2 (vượt kế hoạch);

(12). Cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho trên 95% dân số đô thị, 82% dân số nông thôn (đạt kế hoạch).

Như vậy, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, 4/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 không đạt kế hoạch đề ra (tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân) các chỉ tiêu xã hội khác, chỉ tiêu đô thị và môi trường đều đạt và vượt kế hoạch.

Đánh giá chung:

Hà Nội được sự quan tâm của Trung ương, sự phối hợp, liên kết, hợp tác của bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức. Kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng. An sinh xã hội, các gia đình chính sách, người nghèo, nhất là các khu vực xa trung tâm được đặc biệt quan tâm. Phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục đạt hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý môi trường được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội tổ chức thành công góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô. Bên cạnh kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.

* Những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2006-2010

Kinh tế phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp

; nhiều nguồn lực của Thành phố chưa được khai thác hiệu quả; chưa xây dựng được mô hình phát triển, tăng trưởng kinh tế bền vững. Vai trò các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ chưa phát huy được lợi thế đặc thù của Thủ đô. Một số dịch vụ trình độ cao phát triển chậm

.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém

. Tình trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, quy hoạch treo chưa được giải quyết triệt để. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm.

Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán

. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức. Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp còn hạn chế.

Phát triển văn hoá – xã hội chưa tương xứng với yêu cầu và vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến

; chưa phát huy được thế mạnh với vai trò là một trung tâm lớn về văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và y tế của cả nước, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ trí thức và các nhà khoa học trên địa bàn Thành phố. Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm; có bộ phận, lĩnh vực còn trì trệ, kém hiệu quả

. Một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, trình độ, năng lực hạn chế, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc. Cải cách hành chính, giải quyết đơn thư, thực hiện Quy chế dân chủ chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả trong

đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa cao. Tình trạng lãng phí, thất thoát trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý đất đai, thực hiện các dự án, quản lý, sử dụng tài sản và ngân sách nhà nước của một số ngành, địa phương, đơn vị chậm được khắc phục./.

Rate this post

Viết một bình luận