Công ty đa quốc gia là gì? Định nghĩa, khái niệm

Công ty đa quốc gia là gì?

Tương tự: Multinational corporation,Doanh nghiệp đa quốc gia,MNC

Tương tự: Multinational corporation,Doanh nghiệp đa quốc gia,MNC

Công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp đa quốc gia (multinational firm or company) là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp, công ty sản xuất và bán hàng ở nhiều nước nhằm phân biệt với doanh nghiệp chỉ sản xuất ở một nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 

MNC là viết tắt của từ tiếng Anh Multinational corporation, dịch ra là công ty đa quốc gia. Đây chính là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai nước trở lên.

Thông thường, những công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Những công ty đa quốc gia cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia.

Quá trình ra đời và phát triển công ty đa quốc gia

Thông thường, những công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Những công ty đa quốc gia cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia.

Công ty đa quốc gia MNC gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ở thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận cùng sự phát triển sản xuất đều làm tăng yêu cầu về thị trường nhiên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính.

Công ty đa quốc gia MNC gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ở thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản

Công ty đa quốc gia MNC gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ở thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản

Những yêu cầu đó thúc đẩy sự tăng trưởng khai thác, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước khác. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt cùng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài.

Quá trình này được tạo điều kiện nhờ sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước. Đồng thời, nó cũng được tạo điều kiện nhờ sự ủng hộ của các nước tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa thực dân.

Việc đi từ hợp tác đơn giản đến liên kết sâu sắc trong giới công thương tư bản đã thúc đẩy sự mở rộng này. Trên cơ sở ấy, những tổ chức kinh doanh quốc tế cũng từ đó mà xuất hiện và phát triển lên.

Những MNC thực sự hình thành và phát triển mạnh trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Ở thời kỳ này, quá trình tụ tập tư bản, tập trung sản xuất, liên kết giữa giới tài chính và giới công thương đã cho ra đời hàng loạt các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền.

MNC ngày càng được coi là công cụ để phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế.

MNC ngày càng được coi là công cụ để phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế.

Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo điều kiện cho sự hình thành những tổ chức kinh doanh độc quyền lớn.

Điểm đáng chú ý chính là sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong và ngoài nước, vậy nên càng gia tăng tính quốc tế cho những doanh nghiệp này.

Sự nổi lên của những công ty độc quyền mạnh mẽ và sự vươn lên ra thế giới là nhờ một phần không nhỏ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng trưởng quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các MNC, đặc biệt là trong thế giới tư bản. Nhiều MNC đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này.

Sau khi chiến tranh lạnh, MNC đã có sự phát triển bất ngờ với số lượng tăng lên gấp đôi. Đầu thập kỷ 1990 chỉ có khoảng 37.000 công ty, tuy nhiên đến năm 2004 đã tăng lên đến 70.000.

Sau khi chiến tranh lạnh, MNC đã có sự phát triển bất ngờ với số lượng tăng lên gấp đôi. Đầu thập kỷ 1990 chỉ có khoảng 37.000 công ty, tuy nhiên đến năm 2004 đã tăng lên đến 70.000.

Ngoài việc nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính, khoa học kỹ thuật thì sự phát triển của các công ty đa quốc gia còn ở sự mở rộng kinh doanh ra khắp thế giới tư bản.

Vai trò của các doanh nghiệp này trong quan hệ quốc tế cũng vì vậy mà tăng lên không ngừng, góp phần lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế.

Điều đặc biệt đó là sự thay đổi cách nhìn nhận MNc ở tại các nước tư bản chủ nghĩa đã góp phần đáng kể vào sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các nước MNC.

MNC ngày càng được coi là công cụ để phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế.

Bởi vậy, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút MNC. Nhờ vậy, các MNC đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế.

Những lợi thế của công ty đa quốc gia

Đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia để thành lập đơn vị sản xuất ở nước ngoài diễn ra do có hiệu quả chi phí và mức lợi nhuận lớn hơn thu được từ một số lợi thế của riêng công ty , lợi thế về địa điểm và lợi thế đặc trung cho một nước

Những lợi thế riêng của công ty: Nếu một doanh nghiệp có lợi thế độc quyền so với các đối thủ cạnh tranh như công nghệ, sản phẩm duy nhất, nó có thể khai thác và bảo vệ lợi thế này bằng cách trực tiếp kiểm soát, chứ không chia sẻ quyền quản lý với các nhà sản xuất và phân phối ở nước ngoài.

Những lợi thế về địa điểm: Đầu tư trực tiếp cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí vận chuyển và nắm chắc tình hình thị trường trong nước, chẳng hạn những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.

Những lợi thế đặc trưng cho một nước: Đầu tư trực tiếp cho phép doanh nghiệp: tránh những hạn chế của chính phủ đối với sự thâm nhập thị trường, chẳng hạn thuế quan, hạn ngạch, tận dụng được lợi thế về lao động và các đầu vào rẻ khác, cũng như những biện pháp khuyến khích đầu tư, ví dụ trợ cấp tiền mặt, miễn thuế.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ví dụ công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Unilever –  chuyên về sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, dầu gội, thực phẩm kem đánh răng; đây là là công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan. Unilever có nhiều chi nhánh và công ty con và sử dụng lực lượng lao động khoảng 200.000 nhân công.

Procter & Gamble (P&G) – tập đoàn hóa mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới có trụ sở chính tại nước Mỹ. Tổng giám đốc của P&G Việt Nam là ông Emre Olcer.

Honda – năm 1996, công ty Honda Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa  3 công ty là Công ty Honda Motor của Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor của Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam sản xuất 2 sản phẩm chính là: xe máy và xe ô tô.

Người đăng: hoy

Time: 2020-08-13 00:03:55

Rate this post

Viết một bình luận