công việc của leader những kỹ năng bạn cần nên biết

Leader có lẽ không còn là khái niệm xa lạ trong cuộc sống thường nhật. Điều khác biệt duy nhất giữa sự hỗn loạn và sự trôi chảy trong vận hành mọi việc chính là nhờ năng lực lãnh đạo của các leader. Cùng mình tìm hiểu xem Leader là gì và các yếu tố một Leader cần có nhé!

Công việc của leader là gì? 

Công việc của leader kỹ năng cần có

Công việc của leader có thể hiểu là trưởng nhóm, lãnh đạo, chỉ huy, là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Leader là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Leader là người lãnh đạo

Công việc của leader khác với Manager ở nhiều điểm.

Manager dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát, sử dụng tiến trình làm việc khoa học để làm việc. Leader lại là người biểu hiện của tinh thần, là nguồn cảm hứng cho tập thể. Cùng so sánh sự khác nhau giữa Leader và Manager Em viết bài so sánh giữa hai cái này.

Những công việc của team leader là gì?

How to Be a Leader Without Having to Act Like One | Inc.com

Tập hợp những cá nhân xuất sắc

Khả năng làm việc của những nhân viên hàng đầu có thể mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ. Đừng ngần ngại đầu tư cho nhóm của mình một vài nhóm viên “có sạn trong đầu”.

Một người giỏi bằng 3 người trung bình, đừng quá quan tâm đến số lượng.Để mời được những nhóm viên có năng lực đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Đừng tìm kiếm kiểu “fast food”. Hãy tìm hiểu tính cách, động cơ làm việc của những người được lựa chọn cũng như năng lực chuyên môn của họ, thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề, tầm nhìn và cách phân tích các chi tiết.

Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ

Nhiều nhà quản trị chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ của từng thành viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu quả nhất.

Khi đặt một người vào đúng vị trí của họ, trao cho họ vũ khí sở trường, công việc đảm bảo sẽ được thực hiện rất xuất sắc.Bạn có thể giúp các nhân viên tự khám phá ra động cơ làm việc và khả năng của họ bằng cách phỏng vấn, giao việc, thử trình độ,…

Đảm bảo sự cân bằng

Công việc của leader một dự án luôn thực hiện rất nhiều hoạt động. Vì vậy, trong nhóm phải có đầy đủ các nhóm viên chuyên gia trong từng lĩnh vực (tư vấn, phân tích, chuyên gia IT…).

Rắc rối trong ở khâu nào sẽ có người giải quyết ngay khâu ấy, không để dự án bị ách.Sự cân bằng trong tính cách giữa các cá nhân cũng cần đảm bảo, điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp trong nhóm. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn thành viên có chuyên môn cao đồng thời với khả năng thích ứng và linh hoạt với công việc cũng như với những người khác.

Kiểm soát và điều chỉnh kịp thời

Là nhóm trưởng, bạn phải sâu sát mọi hoạt động của nhóm để có những điều chỉnh hợp lý. Không chỉ điều chỉnh công việc, bạn còn phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc.

Sự tự ý thức trong nhóm là điều cốt yếu, các thành viên cần thường xuyên đóng góp ý kiến, trình bày quan điểm của mình. Các buổi thảo luận công khai, có quy mô là rất cần thiết.

>>>xem thêm: Hướng dẫn các bước đăng ký bán hàng trên Lazada đơn giản

Tại sao bạn lại trở thành leader?

Khi bạn được trao cơ hội là TEAM LEADER thì bạn đã làm những điều như sau:

  1. Bạn rất giỏi về kỹ thuật cũng như có kiến thức sâu về các dự án bạn đang làm.
  2. Bạn có khả năng giao tiếp tốt với mọi người và cả cấp trên.
  3. Bạn là người nỗ lực và nhiệt tình nhất trong toàn đội.
  4. Bạn hiểu vấn đề và đưa ra các giải pháp để toàn đội giải quyết.

Bạn thấy đó, không có gì là tự nhiên đúng không? Đó là vì khả năng của bạn và công ty cần bạn như một người truyền cảm hứng cho cả đội.

Các kỹ năng cần có ở một team leader là gì? 

How to Evolve from Being a Boss to a Leader | TeamGantt

Có Tầm Nhìn

Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn và biết cách chia sẻ tầm nhìn đó cho những người xung quanh. Chỉ khi bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, biết cách chia sẻ tầm nhìn cho cả nhóm thì bạn mới có thể trở thành một learder thực thụ.

Khơi Nguồn Động Lực

Đây là một trong những vai trò vô cùng quan trọng của một team leader. Người lãnh đạo phải luôn là người có nguồn động lực tốt hơn những người khác và biết cách khơi nguồn động lực của mọi thành viên trong cấp dưới dưới của mình. Thông qua động lực làm việc, người lãnh đạo có thể hướng nhân viên hoàn hành công việc tốt hơn.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Công việc của leader. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( jobpro, laptrinhvien, … )

Rate this post

Viết một bình luận