“Công-Dung-Ngôn- Hạnh” của phụ nữ xưa và nay

“Công- Dung- Ngôn- Hạnh” là những nội dung cơ bản, quan trọng trong thuyết “Tam tòng, tứ đức” của Khổng Tử – một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.

“ Công-Dung-Ngôn-Hạnh”  thời xưa…

Trong suốt chiều dài  lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng son làm vẻ vang giống nòi dân tộc. Nhiều tấm gương như Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,… đều là những nữ sĩ tài hoa, nức tiếng một thời.

Nói về công lao, tài đức cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khó có một ngoài bút nào mà lột tả hết được, tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh cụ thể mà nét đẹp được nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.

Khổng Tử- nhà triết gia nổi tiếng Trung Quốc, ông tổ của nền giáo dục thế giới đã đưa ra thuyết “Tam tòng, Tứ đức” với các chuẩn mực: Công- Dung- Ngôn- Hạnh đây là các tiêu chuẩn cơ bản của phụ nữ, mỗi phụ nữ cần tu luyện, hoàn thiện mình.

“Công-Dung-Ngôn- Hạnh” của phụ nữ xưa và nay

Ứng với mỗi xã hội, mỗi một thời kỳ lịch sử, với những bối cảnh, điều kiện, môi trường văn hóa khác nhau, thì việc hiểu và vận dụng Công-Dung- Ngôn- Hạnh cũng khác nhau.

Chữ ”Công”  theo quan niệm xưa kia (nho giáo) được hiểu là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan.

“Vá may giữ nếp đàn bà

  Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công”   (Gia Huấn Cao)

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ chuẩn mực xây dựng người phụ nữ trong giai đoạn này là: “Trung hậu, đảm đang, trung với nước với nhà, với chồng con đi xa, với nhân dân đồng bào”.  

Chữ “Dung” theo quan niệm xưa kia (Nho giáo) được hiểu là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bề ngoài, “Dung” là “Dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp xưa với người phụ nữ là vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, duyên dáng… như ca dao vẫn thường ca ngợi:

   “Những người thắt đáy lưng ong

  Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con”

 “Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa, dạ,… Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc. Chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện thể hiện nét đẹp văn hóa của con người.

 “Hạnh” là đức thứ tư, được xem là quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh trong “Tứ đức”: chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong… Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ vợ –  chồng, con cái – cha mẹ, …“Công-Dung-Ngôn- Hạnh” của phụ nữ xưa và nay

… trong xã hội hiện nay

Phụ nữ thời nay không chỉ đóng vai trò là người giữ lửa cho gia đình mà còn có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước, kinh doanh, khoa học kỹ thuật,…Nên “Công- Dung-Ngôn-Hạnh” không còn nguyên nghĩa mà được mở rộng, phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

Đức tính “Công” ngày nay của  người phụ nữ đã có sự khác xưa. Những công việc trong gia đình không còn vất vả nhiều vì được chồng chia sẻ công việc nhà, hay thuê người giúp việc. Tuy thế, việc bếp núc trong gia đình, chăm sóc con cái vẫn cần đến bàn tay người phụ nữ, người vợ vẫn đóng vai trò chủ chốt. Ngoài ra, họ còn phải tham gia công việc xã hội, để mang lại thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội.

“Dung” – Cái đẹp và vẻ đẹp của người phụ nữ hiện nay, nó trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Làm đẹp luôn là nhu cầu tất yếu của con người, mỗi thời đại có những quan niệm và những đánh giá khác nhau về nó.

Xu hướng của xã hội ngày nay đang khuyến khích chị em phụ nữ làm đẹp “Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp”, nhưng có nhiều phụ nữ quá chú trọng đến việc chăm chút bản thân, quá chú trọng về mặt hình thức, thẩm mỹ viện, trang phục này, trang phục kia mà không biết rằng cái đẹp hình thức phải đi đôi và kết hợp với cái đẹp nội dung.“Công-Dung-Ngôn- Hạnh” của phụ nữ xưa và nay

“Ngôn” – Với nhịp độ phát triển của xã hội, công việc của người phụ nữ yêu cầu đòi hỏi họ không thể lúc nào cũng khuôn phép thưa, dạ, bẩm, vâng. Ngôn từ đang được dần trí tuệ hóa, khoa học hóa, nó càng ngắn gọn, súc tích, chứa đứng hàm lượng thông tin lớn.

“ Hạnh” – Cái đẹp từ tâm hồn còn quan trọng hơn cái đẹp hình thức bên ngoài, nhiều phụ nữ ngày nay đẹp lên nhờ mỹ phẩm kem dưỡng da thời trang…, những thứ đó cứ có tiền là mua được song vẻ đẹp trong tâm hồn thì không thể nào mua được.

Ngày nay, đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện rõ nhất là trong vai trò làm vợ làm mẹ, làm con, ở vai trò làm vợ, người phụ nữ cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình: chức năng sinh sản, làm kinh tế, giao tiếp… Người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần của người chồng, chia sẻ buồn vui, thành công cũng như thất bại của chồng, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, người vợ phải làm tròn trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của chồng. Luôn làm đẹp bản thân mình, học hỏi nâng cao kiến thức, cư xử có văn hóa…

Dù ở thời đại nào “Công- Dung- Ngôn- Hạnh” vẫn là “Khuôn vàng, thước ngọc” đối với  phụ nữ.

Rate this post

Viết một bình luận