Khi nhắc đến Tết, chúng ta sẽ chẳng thể nào bỏ qua được món củ kiệu chua ngọt thơm ngon, giòn rụm, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất vừa vặn, hợp vị mà lại không bị ngấy. Tuy nhiên, để làm củ kiệu ngon chuẩn vị như vậy, chúng ta cũng phải cần có bí kíp đấy! Trong bài viết hôm nay, Nguyễn Kim sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm củ kiệu giòn rụm, đậm vị, để có được cái Tết trọn vẹn nhất cùng gia đình nhé!
Khi nhắc đến Tết, chúng ta sẽ chẳng thể nào bỏ qua được món củ kiệu chua ngọt thơm ngon, giòn rụm, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất hợp vị mà lại không bị ngấy. Bên cạnh chế biến được nhiều món ăn, củ kiệu còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Trong bài viết này, Nguyễn Kim sẽ giới thiệu đến các tác dụng của củ kiệu và mách bạn cách làm củ kiệu chua ngọt giòn rụm, đậm vị, để có được cái Tết trọn vẹn nhất cùng gia đình!
Củ kiệu là gì?
Củ kiệu có tên khoa học là Allium Chinense, thuộc họ Hành. Củ kiệu là cây thân thảo, nhỏ. Phần củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn. Củ kiệu có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Củ kiệu còn được biết với những cái tên khác như tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, đại đầu thái tử, dã toán, hỏa thông…
Củ kiệu là cây gia vị xuất hiện và được sử dụng rất sớm trên thế giới. Bắt nguồn từ một số tỉnh của Trung Quốc, củ kiệu nhanh chóng di thực sang toàn bộ châu Á và khu vực Bắc Mỹ.
Giờ đây cây kiệu được trồng khắp nơi, ngoài phục vụ kinh tế người dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm còn dùng là một vị thuốc trong Y học.
Xem thêm các loại rau củ quả không cần để tủ lạnh bạn nên biết
Phân biệt củ kiệu với củ hành?
Củ kiệu và củ hành cùng là cây thân thảo có hình dáng gần tương tự nhau nên nhiều người dễ nhầm lẫn hai loại này. Sau đây là những so sánh về đặc điểm để bạn dễ dàng nhận biết củ kiệu và củ hành một cách dễ dàng:
- Hình dạng:
Thân củ kiệu luôn có hình dáng thon dài phía gần lá là màu tím nhạt còn củ hành có đa dạng các loại to nhỏ.
- Kích thước:
Củ hành thường có kích cỡ lớn hơn củ kiệu.
- Màu sắc:
Củ kiệu có màu trắng đục còn củ hành thì màu trắng tinh.
- Hương vị:
Vị của của kiệu khá nồng và gắt khác với củ hành thì có chút hăng và cay.
Tác dụng của củ kiệu?
Củ kiệu là món loại rau gia vị vừa là một vị thuốc, củ kiệu mang nhiều công dụng cho tốt sức khỏe:
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Các họ hành nói chung và củ kiệu nói riêng đều có tính nóng, ấm khả năng giải cảm cao. Đồng thời củ kiệu chứa vitamin nên sử dụng củ kiệu thường xuyên làm tăng sức đề kháng và phòng bệnh cảm cúm hữu hiệu.
Giảm cholesterol
Củ kiệu muối chua có tác dụng giảm đáng kể lượng cholesterol có trong máu vì trong quá trình muối kiệu đã kích thích sự sinh sôi của axit lactic. Hợp chất này giúp giảm các mảng bám trên thành mạch máu, giảm các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Trong củ kiệu chứa các vitamin cần thiết như vitamin D, vitamin A, vitamin K. Các khoáng chất có giá trị khác như sắt, canxi, magie,… Hàm lượng axit có sẵn trong củ kiệu càng làm tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất này giúp cơ thể khỏe mạnh.
Chống oxy hóa
Hợp chất quercetin có trong củ kiệu giúp kháng viêm, tăng khả năng chống oxy hóa làm chậm quá trình phát triển của các tế bào gây hại. Đặc biệt hợp chất này có thể loại bỏ tận gốc các tác gốc gây ra các các bệnh mãn tính, giảm thiểu khả năng mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, các hợp chất thực vật flavonoid còn tăng cường khả năng chống oxy hóa cao và có ích cho sức khỏe.
Kích thích tiêu hóa
Quá trình lên men của củ kiệu làm xuất hiện nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Kết hợp với các hợp chất kháng viêm có trong củ kiệu làm tăng thêm khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp kích thích hệ tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị các bệnh táo bón, tiêu chảy và đầy lùi các dấu hiệu xấu liên đến đường ruột như đầy bụng, khó tiêu.
Tốt cho hệ tuần hoàn
Củ kiệu có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn nhờ vào hợp chất quercetin. Nhờ vào tác động chống lại sự hình thành của các thành mảng bám tích tụ trong mạch máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 60%. Góp phần bảo vệ sức khỏe và phòng tránh đột quỵ.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Nhờ chất chống oxy hóa, củ kiệu trở thành thực phẩm giúp ích trong việc phòng ngừa bệnh ung thư như phổi và dạ dày. Chẳng hạn, hoạt chất laxogenin có khả năng chống lại tế bào ung thư hiệu quả và tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ức chế sự phát triển của ung thư.
Kinh nghiệm chọn mua củ kiệu
Để làm ra được món củ kiệu muối trắng, thơm ngon và giòn lẫn vị cay cay và chút hăng đặc trưng thì các bạn cần chú ý kỹ ở khâu đầu tiên – khâu chọn củ kiệu.
Phân biệt hai loại củ kiệu
Có hai loại củ kiệu thường thấy đó là kiệu Huế (quế) và kiệu trâu. Hai loại kiệu này có vẻ ngoài khá khác biệt có thể nhận biết được. Kiệu Huế đuôi mảnh, thân nở, eo thắt rõ rệt. So với kiệu trâu có thân dài hơn, đuôi to và không thắt eo.
Theo kinh nghiệm dân gian khi chọn mua củ kiệu để muối thì nên chọn củ kiệu Huế vì loại này sẽ làm ra món kiệu có độ giòn và thơm hơn.
Nên chọn củ kiệu có kích thước đồng đều, vừa phải
Những loại có thân củ to sẽ có vị hăng và nồng khá khó chịu khi ăn còn các củ nhỏ khi muối dễ thấm đều gia vị hơn. Cho ra món kiệu có độ thơm ngon và cay nồng vừa phải.
Không nên chọn củ kiệu bị dập nát
Khi chọn mua củ kiệu nên ưu tiên chọn những củ đều, chắc thịt, màu trắng tươi, không bị nát hay úng. Ngoài đảm bảo được hương vị chọn kiệu có thân thắt eo rõ ràng, không bị trầy còn tăng thêm phần đẹp mắt khi bày trí món ăn.
Cách làm củ kiệu chua ngọt
Chuẩn bị nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt
– Củ kiệu tươi (dựa theo số lượng thành viên trong gia đình để quyết định số lượng)
– Tro bếp (bạn có thể dùng muối để thay thế)
– Phèn chua (hoặc vôi)
– Đường
– Muối
Cách làm củ kiệu trắng và chua ngọt
Bước 1: Rửa sạch kiệu trước, sau đó, hãy ngâm với nước tro bếp trong 12h (hoặc ngâm với muối, nhưng mà thời gian ít hơn để củ kiệu không bị mặn). Sau khi ngâm, bạn cần vớt kiệu ra rửa lại với nước sạch và cắt bỏ phần đuôi và rễ kiệu.
Bước 2: Ngâm củ kiệu vào một thau nước đã ngâm sẵn phèn chua, để kiệu giữ được màu trắng của nó (có thể ngâm nước vôi, nhưng nhớ để ý liều lượng nước vôi nhé). Đây là mẹo làm củ kiệu được các bà, các mẹ ngày xưa chỉ lại, cho đến bây giờ, cách làm củ kiệu này vẫn rất phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Bước 3: Lấy kiệu đã ngâm phèn chua ra rửa thật sạch, đem phơi nắng nhẹ cho ráo củ kiệu (với cách này, củ kiệu sẽ ráo nước, trắng và giòn hơn). Sau khi củ kiệu đã được phơi nắng xong, bạn hãy sơ chế qua bằng cách gọt bỏ màng kiệu, rễ kiệu, đầu kiệu, làm sạch bụi bẩn lại một lần nữa mới tiến hành trộn gia vị cho củ kiệu.
Nếu thời tiết không có đủ nắng để phơi củ kiệu, bạn có thể chọn cách sấy củ kiệu trong lò nướng với nhiệt độ thấp nhất và đừng đóng khít cửa lò. Cách này sẽ khiến cho củ kiệu héo vừa đủ mà không bị khô hẳn, mất nước.
Bước 4: Tiến hành trộn củ kiệu với lượng muối và đường tùy theo sở thích. Bạn có thể trộn thêm một ít giấm giúp kích thích vị giác, cho củ kiệu có vị chua ngọt như mong muốn.
Cách làm củ kiệu ở khâu trộn gia vị sẽ tùy thuộc vào sở thích vị giác của bạn, bạn có thể tự do nêm nếm để có được một hũ kiệu ưng ý nhất nhé!
Bước 5: Xếp củ kiệu vào hũ thủy tinh sau khi đã làm củ kiệu xong, có thể cho thêm củ cải đỏ hoặc vài trái ớt vào ngâm cùng để nâng tầm trải nghiệm về cả vị giác lẫn thị giác.
Tham khảo thêm cách làm củ kiệu giòn, giữ trọn vị ngọt.
Bí quyết muối củ kiệu giữ được độ giòn lâu
Chọn nhiệt độ vừa phải để củ kiệu giòn ngon
Trong quá trình làm củ kiệu ở công đoạn phơi, sấy củ kiệu, bạn chỉ nên ước chừng thời gian và nhiệt độ để củ kiệu đạt mức hơi héo, vẫn giữ được độ ẩm cần có. Không nên phơi nắng củ kiệu dưới thời gian quá dài hoặc sấy với nhiệt độ cao, điều này sẽ khiến cho củ kiệu bị mất nước, mất hết chất ngọt, vừa không được ngon lại vừa bị hao hụt hàm lượng dinh dưỡng.
Không cắt phạm củ kiệu
Bạn nên cẩn thận trong quá trình cắt rễ kiệu, không nên cắt phạm vào bên trong củ kiệu, vì như vậy sẽ khiến cho củ gặp phải tình trạng úng nước, không được thơm ngon và giòn rụm như mong muốn.
Phơi nắng hũ kiệu ngâm để tạo vị thơm ngon
Sau khi làm củ kiệu xong, bạn có thể phơi nắng hũ kiệu ngâm trong khoảng nửa ngày, cách này sẽ giúp cho kiệu đạt đến vị thơm và ngon hoàn hảo.
Khi làm củ kiệu, bạn chỉ cần ngâm kiệu từ 7-10 ngày là có thể dùng được, bạn có thể để nơi khô ráo hoặc để vào tủ lạnh để có thể giữ cho kiệu được ngon hơn và sử dụng lâu hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm củ kiệu ngâm ăn ngay sau 3-4 ngày, bằng cách thắng nước đường giấm cho vào keo kiệu đã được xếp sẵn thay vì cách làm củ kiệu trên.
Nên chọn hũ thủy tinh để ngâm kiệu
Nhiều gia đình thường chọn tận dụng hũ nhựa thay cho hũ thủy tinh, nhưng hũ nhựa lại chính là nguyên nhân khiến cho món củ kiệu chua ngọt của bạn không được ngon. Làm củ kiệu ngâm lâu ngày trong hũ nhựa sẽ phát sinh ra mùi hăng rất khó chịu, khiến cho món ăn không còn thơm ngon và hấp dẫn như lúc vừa làm xong.
Trong quá trình làm củ kiệu và ngâm kiệu, bạn có thể dùng đũa để xới kiệu lên, giúp cho các mặt của củ kiệu được chín đều và ngấm gia vị, như vậy món ăn sẽ ngon hơn và đậm vị hơn.
Bảo quản củ kiệu ở nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh
Sau quá trình làm củ kiệu là quá trình bảo quản. Bạn không nên bảo quản củ kiệu ở những nơi có nhiệt độ cao, có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, vì như vậy kiệu sẽ dễ bị hư hỏng. Tốt nhất là sau khoảng 7 ngày bảo quản trong nhiệt độ phòng, bạn nên cho hũ kiệu vào tủ lạnh và ăn dần, cách bảo quản này vừa giúp cho món kiệu thêm phần giòn ngon, vừa giúp cho việc bảo quản thực phẩm được hiệu quả hơn.
Xem thêm những mẹo vặt hay ho cho ngày Tết thêm trọn vẹn nhé!
Với những bí quyết trên, bạn sẽ có được món kiệu ngâm chua ngọt tự tay làm đãi ba mẹ ngày tết ngon tuyệt cú mèo. Đặc biệt, các bạn gái sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nếu mang tặng cho gia đình người ấy món quà tết đơn giản nhưng dễ được lòng phụ huynh như thế này. Chúc các bạn thành công nhé!
1. Củ kiệu có tác dụng gì?
Củ kiệu và món củ kiệu muối có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời giảm các nguy cơ ung thư.
2. Cách phân biệt củ kiệu và củ hành?
Củ kiệu thường có màu trắng đục, thân dài thon gần phần lá có màu tím khác với củ hành có kích thước lớn hơn và có màu trắng đục.
3. Cách chọn củ kiệu để muối?
Theo kinh nghiệm mọi người thường chọn kiệu Huế với đuôi mảnh, thân nở, eo thắt rõ rệt làm kiệu muối. Để xem biết bí quyết làm củ kiệu giòn ngon đúng vị mời bạn tham khảo bài viết trên.
4. Mang thai ăn củ kiệu được không?
Nhu cầu dinh dưỡng cho người mang thai sẽ khác biệt nên các mẹ bầu không nên ăn củ kiệu vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Thông tin đến bạn.
Đừng quên theo dõi blog Nguyễn Kim thường xuyên để không bỏ lỡ nhiều mẹo vặt hữu ích nhé! Bên cạnh đó, nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thông tin về những dòng sản phẩm gia dụng hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây để được tư vấn nhanh chóng:
Hotline: 1800 6800 (miễn phí)
Email: NKare@nguyenkim.com
Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc