Củ Kiệu: Dược liệu từ thực phẩm quen thuộc ngày Tết

Kiệu: Thực phẩm quen thuộc ngày Tết

Mô tả ngắn: Kiệu, loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và lan xuống phía nam, đến Lào, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, Kiệu được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền núi biên giới phía biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Kiệu hoặc dã phỉ hoặc giối banh, có tên khoa học Allium chinensis G. Don. Một loài thực vật trong họ Hành (Alliaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Là loại thảo nhỏ, thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn được phủ nhiều vảy mỏng.

Lá mọc ở gốc, dạng dải hẹp, dài từ 15cm đến 60cm, rộng 1,5 mm đến 4 mm. Cụm hoa hình tán kép trên cuống dài từ 15cm đến 60cm với 6 – 30 tán hoa màu hồng hoặc tím.

Thời kỳ ra hoa: Tháng 6 đến tháng 8.

Phân bố, thu hái, chế biến

Kiệu, loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và lan xuống phía nam, đến Lào, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở Việt Nam, Kiệu được trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền núi biên giới phía biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Kiệu được sử dụng tương đối phổ biến ở nông thôn để lấy củ làm muối dưa, gia vị hoặc làm thức ăn.

Bộ phận sử dụng

Cả cây (bỏ rễ).

củ kiệu
Củ kiệu

Thành Phần
Hóa Học Của Củ kiệu

Thân hành chứa chinenosid II.

Dịch chiết methanol của Kiệu chứa các saponin steroid.

Dịch chiết Kiệu chứa laxogenin một hoạt chất với tác dụng kháng u cao.

Tác Dụng Dược
Lý Của Củ kiệu

Kiệu có thể được dùng chữa đái nhắt.

Chữa lạnh bụng ở phụ nữ có thai.

Ngoài ra còn dùng chữa lỵ, hôn mê, bỏng. Nếu ăn Kiệu đều thì có thể chịu được rét lạnh đồng thời bổ khí, điều hòa nội tạng, giúp người béo khoẻ.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Củ kiệu

Kiệu được dùng như một loại thực phẩm, chế biến món ăn, uống hay dùng ngoài da.

kiệu chữa bệnh
Kiệu là món ăn quen thuộc dịp lễ tết

Bài Thuốc Có Củ kiệu

Chữa lạnh, đau bụng, thai không yên ở phụ nữ có thai

Kiệu 32 g và Đương quy 8 g đem sắc uống.

Chữa lỵ

Dùng Kiệu nấu cháo ăn.

Chữa tự nhiên ngã ngất hôn mê, hoặc khi ngủ mà bị bất tỉnh do trúng khí độc

Dùng Kiệu giã, vắt lấy nước cốt rồi nhỏ vào mũi sẽ tỉnh.

Chữa bỏng

Đem Kiệu giã nhỏ rồi hoà với mật, vắt lấy nước. Bôi lên vết bỏng sẽ chóng lành (theo Lê Trần Đức).

Kiệu chữa bỏng

Kiệu chữa bỏng

Lưu Ý Khi Sử Dụng Củ kiệu

Kiệu là loài cây tương đối phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Kiệu có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý dùng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể trước khi dùng.

Nguồn Tham Khảo

1. Tra cứu dược liệu Kiệu: https://tracuuduoclieu.vn/kieu.html.

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn
của bác sĩ chuyên
môn.

Rate this post

Viết một bình luận