Cử nhân kinh tế: Làm thế nào để không thất nghiệp?

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay có tới hàng nghìn công nhân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học đang làm việc tại các khu công nghiệp. Không những thế hình ảnh những cử nhân khối ngành kinh tế làm tài xế xe ôm công nghệ, đầu quân vào các trung tâm dạy nghề cũng không còn là tình trạng hiếm thấy hiện nay.

Vì sao cử nhân kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao?

Hiện nay, tỷ lệ các cử nhân kinh tế thất nghiệp và làm việc trái ngành đang ngày càng tăng lên. Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp, 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và con số này đặc biệt cao hơn ở nhóm ngành kinh tế, bởi nhóm ngành này đang được đào tạo vượt gấp đôi quy hoạch.

Tuy nhiên, có một nghịch cảnh là trong khi có rất nhiều cử nhân thất nghiệp phải làm việc trái ngành thì các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế – tài chính vẫn đang đau đầu với bài toán “thiếu hụt nhân sự” trầm trọng, bởi một số nguyên nhân chủ quan như:

  • Sinh viên tốt nghiệp không trở về địa phương để phục vụ mà tập trung nhiều ở các thành phố lớn. 

  • Sinh viên lựa chọn sai ngành học, dẫn đến việc không yêu thích, không theo được ngành đã học. 

  • Thiếu các kỹ năng năng mềm và kỹ năng chuyên môn mà công việc đòi hỏi.

  • Nguyên nhân chủ yếu nhất chính là thiếu kinh nghiệm làm việc và các kiến thức thực tế về ngành. Do đó, khi tuyển dụng nhóm đối tượng này doanh nghiệp phải chấp nhận đầu tư, đào tạo lại. Tuy nhiên, lại không nhiều các công ty, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để làm được điều này.

Cử-nhân-kinh-tế-Làm-thế-nào-để-không-thất-nghiệp-hình-ảnh-1.jpgCử nhân kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp và làm việc trái ngành cao

Lối đi nào cho cử nhân kinh tế?

Trên thực tế cho thấy, những sinh viên nào chịu khó học tập và trang bị những kỹ năng thực tế thường có nhiều thành công hơn khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. Và để làm được điều này, theo ông Châu Minh Quí, Phó phòng Đào tạo Trường Đại Học Tài chính – Marketing cho biết: “Trong 4 năm đại học, các em cần tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, tham dự các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, tiếp thị, kế toán… để vận dụng kiến thức, phát triển tư duy nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm”. Ông Quí cũng đưa thêm lời khuyên: “Thí sinh nào yêu thích nhóm ngành kinh tế vẫn nên mạnh dạn nộp hồ sơ, nhưng phải có nhận thức ngay từ đầu rằng quá trình học tập cần phải năng động, ham học hỏi, trải nghiệm, chủ động tìm hiểu các kiến thức thực tế và các yêu cầu từ nhà tuyển dụng trong thị trường hiện nay”.

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên kinh tế sắp sửa hoặc đã tốt nghiệp có thể tìm hiểu và ứng tuyển vào các doanh nghiệp có chương trình đào tạo, phát triển cán bộ nhân viên, thực tập sinh, để có cơ hội được tăng cường kiến thức chuyên ngành, cũng như có cơ hội được cọ xát với những tình huống thực tế trong công việc.

Cử-nhân-kinh-tế-Làm-thế-nào-để-không-thất-nghiệp-hình-ảnh-2.jpgỨng tuyển vào các doanh nghiệp có chương trình đào tạo, thực tập sinh để cọ xát với thực tế

Ở thời điểm này, tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ đang triển khai chương trình tuyển dụng gần 300 cán bộ cho các vị trí quản lý kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ khách hàng… trên phạm vi toàn quốc. Sau khi được tuyển dụng, 100% các ứng viên sẽ được tham gia các khóa đào tạo huấn luyện theo bản đồ học tập để được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc. Đây là một cơ hội rất tốt cho các bạn đã và đang theo học các khối ngành kinh tế như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, kế toán… và những cá nhân mong muốn được trở thành chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm. Các bạn có thể tham khảo và ứng tuyển tại đây. 

 

Rate this post

Viết một bình luận