Cửa sổ Johari là một mô hình có thể giúp bạn phát triển cá nhân, cải thiện kỹ
năng giao tiếp, phát triển nhóm cũng như nhiều lợi ích khác… Mô hình này hiện
được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động giao tiếp. Bạn hãy cùng GoalF tìm hiểu về
cửa sổ Johari qua bài viết sau.
Cửa sổ Johari là gì?
Để hiểu về cửa sổ Johari, trước hết bạn hãy tìm hiểu mô hình về mặt định nghĩa,
lịch sử hình thành và ứng dụng.
Định nghĩa
Cửa sổ Johari là một mô hình với thiết lập 4 góc dùng để nâng cao khả năng tự
nhận thức, hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân khác nhau trong một nhóm. Ngoài
ra, cửa sổ Johari còn được sử dụng để giúp phát triển các năng lực, trong đó có
năng lực giao tiếp của một cá nhân. Có được điều này là nhờ cửa sổ Johari có thể
cung cấp cho bạn phương pháp nhìn nhận bản thân và hiểu cách người khác nhìn
nhận về bạn.
Lịch sử hình thành
Mô hình cửa sổ Johari được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995. Tác giả của mô
hình là hai nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Luft và Harry Ingham. Hai tác giả đã
đặt tên mô hình bằng chính tên ghép: Hohari.
Joseph Luft và Harry Ingham thông qua nghiên cứu yếu tố động lực khi học tại Đại
học California đã xây dựng cửa sổ Johari với 2 tiên đề cốt lõi:
Một là, bạn có thể xây dựng niềm tin với người khác bằng cách tiết lộ thông
tin về bản thân mình
Hai là, bạn có thể tự học hỏi và hiểu rõ các vấn đề từ những phản hồi của các
cá nhân khác trong nhóm
Mô hình Johari sau đó được Joseph Luft nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Ngày nay, mô
hình cửa sổ Johari vẫn được ứng dụng phổ biến trong thực tế với các công dụng
chủ yếu như:
Phát triển cá nhân
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Phát triển nhóm
Phân tích mô hình cửa sổ Johari
Bốn ô cửa sổ của Johari đều phản ánh một vùng thông tin, cụ thể như sau:
Open Area – Vùng Mở
Vùng mở là khu vực thông tin mà cả bạn biết và người khác cũng biết và thống
nhất quan điểm với nhau về cả thái độ, hành vi, cảm xúc, kỹ năng… Ví dụ những
người cùng am hiểu về kỹ năng, kinh nghiệm chạy bộ địa hình sẽ dễ dàng chia
sẻ, trao đổi với nhau.
Vùng mở thông tin càng rộng thì khả năng giao tiếp càng hiệu quả. Và từ đó, bạn
cũng mở ra được cơ hội xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, gắn bó hơn.
Hidden Area – Vùng Ẩn
Vùng ẩn là khu vực thông tin mà bạn đã biết nhưng người khác chưa biết. Tùy
thuộc vào tình huống giao tiếp, bạn có thể chia sẻ một số thông tin ở vùng ẩn để
xây dựng lòng tin với người đối diện. Sau đó, bạn chuyển sang giao tiếp ở vùng
mở.
Ví dụ như khi nói chuyện với một nhóm các chân chạy địa hình lần đầu gặp
nhau, bạn có thể chia sẻ về thành tích chạy địa hình của mình. Đây là thông tin
Áp dụng 4 ô cửa sổ Johari, bạn có thể vận dụng linh hoạt trong cuộc trò chuyện
của mình như sau:
Bắt đầu từ vùng mở : Bạn hãy xuất phát từ những gì mình đã biết và
người khác cũng biết (vùng mở) để bắt đầu câu chuyện.
Vùng mở chuyển sang vùng ẩn : Từ vùng mở, bạn có thể chia sẻ, tự
bạch một số thông tin mà chỉ bạn mới biết còn người khác chưa biết. Điều này
sẽ giúp xây dựng lòng tin với người đối diện.
Phá vỡ điểm mù : Trong cuộc trò chuyện sẽ có những điều mà bạn chưa
biết hoặc người khác chưa biết. Hai bên có thể chủ động chia sẻ, chủ động hỏi
và phản hồi để hạn chế bớt điểm mù trong giao tiếp.
Cùng khám phá vùng chưa biết : Với những thông tin mà cả bạn và đối
phương cùng chưa biết, hai bên hãy cùng nhau khám phá, học tập, chia sẻ với
nhau.