Cửa võng là gì
Cửa võng (còn được gọi là Y môn) là một hình thức bài trí nội thất đặc biệt dành riêng cho những không gian thờ tự linh thiêng, thường được đặt trước bàn thờ và ở giữa hoàng phi, câu đối. Ý nghĩa đặc biệt của Cửa võng chính là cánh cửa kết nối tâm linh, kết nối quá khứ và hiện tại… Cửa võng vốn là một khung cửa giả, chia ba phần, hai phần bên phải và trái được gắn liền vào đôi cột cái, sát với đôi câu đối, phần trên được gắn ngay bên dưới bức hoành phi. Trong không gian thờ tự, cửa võng vừa như là ngăn cách vừa như là mở thông giữa hai thế giới thế tục và tâm linh, khi đứng trước cửa võng con người có ý thức dừng lại để chiêm bái và bày tỏ lòng thành kính, dâng lời nguyện cầu, ước vọng gửi tới đấng anh linh.
Cùng với án gian thờ, đồ thờ, các linh khí, linh vật, hoành phi câu đối, cửa võng tạo thành một chỉnh thể nội thất nơi không gian linh thiêng của một gia đình (nhà thờ của trưởng nam),dòng họ (nhà thờ họ),làng quê (đình làng),… Ở một số nơi, cửa võng như một chiếc rèm, chất liệu gỗ hình khối chữ M, được trang trí hoa văn, sơn son thếp vàng… theo 3 phong cách chính như sau:
- Cửa võng đục chạm tứ linh.
- Cửa võng mai điểu thếp bạc
- Cửa võng chạm hồng điểu
Cửa võng có rất nhiều loại phụ thuộc vào từng không gian thờ mà người ta đặt làm cửa võng có kích thước và mẫu mã hoa văn gì. Cửa võng thường có làm từ chất liệu gỗ Mít, gỗ Hương, gỗ Dổi,… Cửa võng thường xuất hiện phần lớn trong gian thờ nhưng diện tích thờ cúng phải cao và rộng rãi thì lắp cửa võng mới đẹp.
Với nghề truyền thống gia đình lâu năm, đồ thờ Thông Hồng xin giới thiệu các bước chế tác cửa võng tại cơ sở sản xuất của chúng tôi như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng
- Giới thiệu các mẫu cửa võng có sẵn, qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
- Đo đạc hiện trạng lắp đặt & tư vấn kích thước phong thuỷ: Có 2 kiểu Cung thờ sử dụng cửa võng đó là Cung thờ thẳng không uốn vòm & Cung thờ Uốn vòm, được áp dụng các cách thức đo đạc cẩn thận như sau:
Cung thờ thẳng không uốn vòm
- Bước 1: Đo chiều dài của cửa võng : căng thước từ mép bên này sang mép bên kia ở điểm góc trên cùng của cung thờ lấy số đo ,sau đó từ góc trên của cùng xuống khoảng 50cm ta đo lại lấy số đo để tính độ thẳng của 2 mép cung thờ. Với các mẫu cửa võng có độ dày lớn hơn 4cm , đo cả mép trước so với mép sau.
- Bước 2: Đo bụng cửa võng : ước tính từ điểm chính giữa của mép trên cùng của cung thờ xuống 1 khoảng đúng số đỏ của thước Lỗ Ban , tính sao cho khoảng bụng không che các chi tiết thờ cúng bên trong cung thờ để cửa võng trông đẹp và hài hòa nhất (nghện nhân Thông Hồng sẽ đo và tư vấn kích thước hài hòa và hợp lí về phong thuỷ & thẩm mỹ)
- Bước 3: Đo đuôi võng : phần này đo từ đỉnh mép trên cùng của cung thờ xuống , chiều dài của đuôi võng phải đúng số đỏ trong thước Lỗ Ban , và không được trùng quá hay cao quá , phải hài hòa tương đối với chiều dài của cửa võng , thường chiều cao sẽ ngang vai người đứng, dung sai lên hoặc trùng xuống khoảng 10 -15cm , thường với các cung thờ cao khoảng trên 3m thì phần đuôi này sẽ bị cộc)
Cung thờ có uốn vòm
- Nghệ nhân Thông Hồng sẽ chuẩn bị dụng cụ riêng để vạch chuẩn xác phần vòm uốn ngay tại nơi thờ. Cùng với công tác đo chiều dài, đo bụng,đo đuôi cửa võng như các bước đo đạc cho mẫu cửa vòng không uốn vòm.
Chọn vật liệu sử dụng
Cửa võng cũng giống như các sản phẩm đồ thờ khác, đều được làm chủ yếu bằng gỗ mít. Ngoài gỗ mít thì cũng có một số loại gỗ khác được sử dụng khá phổ biến là gỗ Dổi và gỗ Gụ, gỗ Hương.
Thống nhất màu hoàn thiện & phụ kiện lắp đặt bàn thờ
- Bước này chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu mầu gỗ, sơn son thếp vàng, hay phủ hoàng kim hoàn phù hợp cùng các phụ kiện đồng bộ.
- Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú cho gỗ sử dụng trước khi chế tác
Giai đoạn 2: Sản xuất bàn thờ theo yêu cầu của khách hàng
Bước 1: Tạo mẫu sản phẩm bản mộc
Đây là bước đầu tiên của quá trình sản xuất bản thờ, người thợ cả tại Thông Hồng phải có ý tưởng về đồ vật mình sẽ sản xuất ra, bao gồm cả các hoạ tiết hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa,“tứ quý” là hình hảnh của các con vật Tứ Linh, các ngài Tam Đa và Bát Tiên.. và phải thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật có sự phê duyệt và đồng ý của khách hàng
Bước 2: Đo đạc và cắt gỗ theo khối hình
Khi chuẩn bị nguyên liệu chính, thợ Ngang pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm, đảm bảo được hình khối như tại bước 1 đã phác thảo.
Bước 3: Chạm khắc theo mẫu sản phẩm
Ở bước quan trọng này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ cao thì người thợ Chạm khắc sẽ thực hiện. Đầu tiên, dựa trên ý tưởng tạo mẫu hoa văn đã thống nhất ở bước 1. Tiếp đến người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.
Bước 4: Nhận mộc và kiểm tra mộc
Quý khách sẽ nhận mộc và kiểm tra mộc trực tiếp tại xưởng sản xuất của Thông Hồng. Trường hợp quý khách không thể đến xưởng, chúng tôi sẽ chụp ảnh và quay video và gửi email/ zalo cho quý khách.
Bước 5: Sơn và hoàn thiện sản phẩm
Đối với cửa võng bước này sẽ áp dụng kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, Thông Hồng sẽ sắp xếp để giao nhận và lắp đặt tại công trình, tư gia của khách hàng.