Tóm tắt bài
1.1. Cụm danh từ là gì?
a. Khái niệm
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Ví dụ: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
- Cụm danh từ
- “Ngày xưa”
- “Có hai vợ chồng ông lão đánh cá”
- “Túp lều nát trên bờ biển”
- Phân tích
- Từ “xưa” bổ nghĩa cho từ “ngày”.
- Từ “hai” và cụm từ “ông lão đánh cá” bổ nghĩa cho từ “vợ chồng”.
- Cụm từ “nát trên bờ biển” bổ nghĩa cho từ “túp lều”.
- Cụm danh từ
b. Đặc điểm
- Xét ví dụ
Danh từ
Cụm danh từ
So sánh
Túp lều
Một túp lều
Rõ về số lượng
Một túp lều nát
Số lượng + tính chất
Một túp lều nát trên bờ biển
Số lượng + tính chất + vị trí
Cấu tạo của cụm danh từ phức tạp hơn cấu tạo của danh từ
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ
- So sánh danh từ và cụm danh từ
Giống nhau
Đều có danh từ
Khác nhau
Danh từ
Cụm danh từ
Ý nghĩa: chung chung
Ý nghĩa: Đầy đủ, cụ thể
Cấu tạo: Đơn giản
Cấu tạo: Phức tạp
c. Chức năng
- Xét ví dụ: Cho cụm danh từ “học sinh lớp 6B”
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp
- Cô giáo/ tuyên dương những học sinh lớp 6B → Cụm danh từ làm phụ ngữ
- Đó là những học sinh lớp 6B → Cụm danh từ làm vị ngữ
- Tất cả học sinh lớp 6B/ đang chăm chú nghe giảng → Cụm danh từ làm chủ ngữ
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp
- Kết luận
- Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ, có thể làm
- Chủ ngữ
- Vị ngữ (Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước).
- Phụ ngữ…
- Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ, có thể làm
1.2. Cấu tạo của cụm danh từ
a. Xét ví dụ
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
- Cụm danh từ
- “Làng ấy”
- “Ba thúng gạo nếp”
- “Ba con trâu”
- “Ba con trâu đực”
- “Chín con”
- “Năm sau”
- “Cả làng”
b. Nhận xét
- Phụ ngữ đứng trước
- Có 2 loại
- Tổng lượng: Cả
- Số lượng: Ba
- Có 2 loại
- Phụ ngữ đứng sau
- Có 2 loại
- Đặc điểm, tính chất: nếp, đực, sau
- Vị trí: Ấy
- Có 2 loại
c. Mô hình cụm danh từ đầy đủ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Tổng lượng
Số lượng
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đối tượng
Đặc điểm và tính chất
Vị trí
Toàn thể, tất cả, toàn bộ, hết thay…
Mọi, các, những, mỗi, hai, ba…
Này, ấy, kia, nọ…
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đối tượng
Đặc điểm và tính chất
Vị trí
Làng
Ấy
Ba
thúng
gạo
nếp
Ba
con
trâu
đực
Ba
con
trâu
Ấy
Chín
con
Năm
sau
Cả
Làng
d. Mô hình cấu tạo cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
(Phụ ngữ trước)
T1
TT1
TT2
S1
S2
(Phụ ngữ sau)
Tất cả
những
Em
Học sinh
Chăm ngoan
ấy
Bổ nghĩa cho danh từ về số và lượng
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ sự vật
Nêu đặc điểm của sự vật
Xác định vị trí của sựu vật trong không gian và thời gian
- Lưu ý: Có thể cụm danh từ chỉ bao gồm: phần trước và trung tâm hoặc phần trung tâm và phần sau.
-
Tổng kết:
- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu đặc điểm của cụm danh từ; cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
- Thái độ:
- Có ý thức dùng cụm danh từ chính xác.
- Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu, đặt câu với cụm danh từ.
- Kiến thức: