Cúng đầy tháng cho bé chuẩn bài bản với các gợi ý sau

Cúng đầy tháng là một nghi lễ bắt nguồn từ thời xa xưa. Với quan niệm cầu mong cho em bé khoẻ mạnh, mau ăn chóng lớn, lễ cúng này đánh dấu sự khởi đầu mới trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Vậy, hình thức cúng cần được tổ chức như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem một mâm lễ cúng gồm những gì với bài viết dưới đây nhé.

Cúng đầy tháng là gì?

Xuất hiện từ rất lâu đời, bài cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng trong năm tuổi đầu tiên của đứa trẻ. Nghi lễ cúng được tổ chức khi em bé vừa tròn tháng.

Vào ngày này, gia đình sẽ làm cỗ mời họ hàng, mừng cho cháu bé được tròn tháng, mong em ngoan ngoãn và thông minh.

Ông bà, cha mẹ sẽ cầu nguyện bình an đến với em bé. Chúc mọi điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với bé trong tương lai.

>> Cúng rằm tháng giêng và 3 điều nhất định bạn phải biết!

>> Bài cúng tất niên cuối năm ở cơ quan chủ doanh nghiệp phải biết! 

Xuất hiện từ rất lâu đời, bài cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng trong năm tuổi đầu tiên của đứa trẻ

Sự kiện này cũng xuất phát từ một câu chuyện dân gian. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị thần tiên tạo ra hình hài các bộ phận của em bé. Cho nên, khi em bé tròn 1 tháng, bố mẹ phải làm lễ để tạ ơn các vị thần tiên này đã phù hộ con mình khoẻ mạnh.

Ngoài ra, ngày đầy tháng cũng là ngày kết thúc giai đoạn ở cữ của người mẹ.

Cách tính ngày cúng đầy tháng đơn giản

Ảnh hưởng văn hoá Phương Đông, nên hầu hết các ngày thôi nôi, đầy tháng, cúng 12 tuổi đều được tính theo âm lịch.

“Đầy tháng” tức là khi trẻ vừa tròn 1 tháng tuổi. Thời điểm được tính kể từ ngày chào đời. 1 tháng lúc này sẽ tròn 30 ngày.

Ví dụ: Khi em bé sinh vào ngày 1 tháng 11 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 1 tháng 12 âm lịch.

Lễ cúng tính theo âm lịch

Tuy nhiên, nhiều nơi còn có thêm quan niệm “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Tức là, đối với em bé trai, đầy tháng sẽ là 32 ngày. Còn đối với cúng đầy tháng bé gái sẽ là 29 ngày.

Cuộc sống ngày càng phát triển, mọi người bị cuốn vào công việc nên đôi khi các ngày này sẽ bị trùng vào lịch làm việc quan trọng. Các ông bố bà mẹ theo đó sẽ chọn ngày cuối tuần gần với ngày tròn tháng nhất để sắm lễ cúng đầy tháng cho bé.

Nhìn chung, việc làm này sẽ không ảnh hưởng gì nhiều nếu gia đình khân vái xin phép trước khi thực hiện.

Nghi thức cúng đầy tháng bé trai

Lễ vật và trình tự cúng đủ tháng cho bé trai và bé gái sẽ có sự khác biệt đáng kể. Bởi, người ta quan niệm rằng con trai sẽ là người làm việc lớn. Gánh vác gia đình. Còn con gái phải biết nhường nhịn, khiêm tốn.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào kinh tế, vùng miền mà mâm lễ đầy tháng của mỗi gia đình là khác nhau.

Tuy nhiên, miễn sao mâm cúng đảm bảo được tính linh thiêng và thể hiện lòng chân thành của bố mẹ là được.

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Một mâm cúng đầy tháng cho bé trai phải có được những món sau đây:

  • 12 chén chè đậu trắng.
  • 3 tô chè đậu trắng lớn.
  • 13 đĩa xôi.
  • 1 con gà luộc cúng.
  • Bộ tam sên gồm có thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc.
  • Mâm ngũ quả: tuỳ chọn loại quả tuỳ theo vùng miền. Có thể là dứa, cam, quýt, táo, xoài,…
  • Hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước
  • 1 dĩa muối, gạo.
  • 1 bộ đồ hình thế bằng giấy (ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé).
  • 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ quần áo đẹp và 13 nén vàng.

Ngoài ra, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm các món mặn khác nữa.

Bàn thờ cúng bài bản, trang nghiêm

Trình tự cúng đầy tháng cho bé trai

Cách cúng đầy tháng đơn giản như sau:

Khi thực hiện nghi thức cúng, bạn cần chia thành 2 mâm. 1 mâm cúng 12 Đức Mụ, 1 mâm cúng 13 Đức Thầy. 2 mâm đặt cách nhau tầm 1 gang tay.

Mọi người cần lưu ý rằng mâm cúng 12 Bà Mụ phải đặt sao cho đều nhau. Gồm có chè, bộ tam sên.

Còn mâm cúng Đức Thầy có gà, các món mặn, trái cây, hoa, cháo, chè đầy đủ. Sau khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, bố hoặc ông của em bé sẽ thắp 3 cây nhang và bắt đầu khấn vái.

Bài cúng đầy tháng bé trai khấn vái như sau:

Hôm nay ngày lành tháng tốt, cháu trai (họ và tên, ngày sinh của em bé) vừa tròn 1 tháng tuổi, gia đình con có mâm lễ vật này gửi đến các vị thần tiên. Con xin cung thỉnh 12 Đức Mụ và 13 Đức Thầy về chứng minh nhận lễ. Sau tiếp tục phù hộ cho cháu luôn được mạnh khoẻ, mau lớn, ngoan ngoãn.

Cuối cùng sẽ là nghi thức khai hoa. Dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Người cúng sẽ bồng bé trên tay, lấy một cành hoa quơ qua miệng bé và đọc những câu cầu nguyện tốt đẹp.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái đơn giản

Bài cúng đầy tháng bé gái sẽ có những điểm tương tự với bé trai. Thế nhưng, cũng có 1 số điều khác biệt sau đây:

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái sẽ thay chè đậu trắng bằng chè trôi nước. Các lễ vật khác và cách bày trí thì tương tự như đối với bé trai. Bởi, bé gái cũng do 12 Đức Mụ và 13 Đức Thầy tạo nên hình hài và dạy bảo.

Trình tự cúng tròn tháng cho bé gái cũng thực hiện theo thứ tự như đã hướng dẫn đối với bé trai.

Tuy nhiên, bộ đồ thế bằng giấy của bé gái sẽ được thiết kế khác với bé trai. Các cửa hàng tạp hoá sẽ có bán riêng theo nhu cầu của từng gia đình.

Sự khác biệt trong cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái ở các vùng miền

Tuỳ theo phong tục tập quán của mỗi miền mà mâm lễ cúng đầy tháng sẽ có những sự khác biệt riêng. Sau đây là một vài nét nổi bật:

Xôi cúng

Miền Nam thường sử dụng xôi gấc. Một số người còn sử dụng xôi lá dứa, lá cẩm để tạo màu sắc bắt mắt cho mâm lễ.

Trong khi đó, người miền Bắc và Trung sử dụng xôi đậu xanh. Hoặc, xôi vò để cúng cho cả bé trai và bé gái.

Các loại xôi có nhiều màu giúp mâm lễ vật đẹp mắt hơn

Bộ Tam sên

Ở miền Bắc và miền Nam, bộ tam sên (gồm có thịt, tôm hoặc cua, trứng) sẽ được luộc chín.

Còn theo phong tục của người miền Trung, các món lễ vật này sẽ được để sống khi cúng.

Gà cúng

Người miền Bắc sử dụng gà trống để cúng. Miền Nam và miền Trung thì không quan trọng về vấn đề này. Gà trống hay mái đều được.

Có người còn thay cả gà bằng vịt. Tuy nhiên, ở đâu cũng cần có gà hoặc vịt nguyên con và phải có đầy đủ các bộ phận.

Ngoài ra, ở miền Nam bố mẹ thường sẽ cúng thêm những món đồ chơi hoặc sách, bút… Bởi họ mong muốn, đây sẽ là những món đồ chơi đem lại lộc cho bé. Chúng sẽ cùng bé đồng hành trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.

Còn ở miền Bắc và miền Trung thì không cúng thêm đồ chơi, mà thay vào đó, người thân sẽ tới chúc mừng và lì xì cho em bé.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho cả bé trai và bé gái. Hy vọng các ông bố, bà mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi thực hiện bài cúng này. Với những ai lần đầu làm bố mẹ, bạn sẽ cảm thấy có đôi chút khó khăn. Thế nhưng, quan trọng là tấm lòng cũng như sự để tâm của bố mẹ với con, còn những hình thức thể hiện ra bên ngoài sẽ không phải yếu tố quá đặt nặng. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới thị trường mua bán, bất động sản hoặc việt làm liên quan khác, hãy truy cập muaban.net ngay hôm nay nhé!

Hồng Vân – Content Writer

 

Cúng đầy tháng là gì?

Xuất hiện từ rất lâu đời, lễ đầy tháng là một nghi thức quan trọng trong năm tuổi đầu tiên của đứa trẻ. Nghi lễ cúng được tổ chức khi em bé vừa tròn tháng. Vào ngày này, gia đình sẽ làm cỗ mời họ hàng, mừng cho cháu bé được tròn tháng, mong em ngoan ngoãn và thông minh.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng là gì?

Ông bà, cha mẹ sẽ cầu nguyện bình an đến với em bé. Chúc mọi điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với bé trong tương lai.

Cách tính ngày cúng đầy tháng đơn giản

“Đầy tháng” tức là khi trẻ vừa tròn 1 tháng tuổi. Thời điểm được tính kể từ ngày chào đời. 1 tháng lúc này sẽ tròn 30 ngày.

Yêu cầu của mâm cúng đầy tháng là gì?

Tuỳ thuộc vào kinh tế, vùng miền mà mâm lễ đầy tháng của mỗi gia đình là khác nhau. Tuy nhiên, miễn sao mâm cúng đảm bảo được tính linh thiêng và thể hiện lòng chân thành của bố mẹ là được.

Rate this post

Viết một bình luận