Lễ cúng khai trương đầu năm chắc hẳn chẳng còn ai xa lạ. Cứ mỗi đầu năm mới, các gia chủ đặc biệt là những nhà có làm ăn buôn bán thì việc quan trọng nhất trong ngày xuân là chọn ngày giờ đẹp để tổ chức lễ cúng khai trương mở đầu năm mới cho gia đình. Lễ cúng khai trương này mang theo sự gửi gắm của gia chủ, cầu mong một năm an lành, làm ăn phát đạt. Vậy cúng khai trương đầu năm cần phải chuẩn bị những gì, cùng tìm hiểu trong chuyên mục Phong thuỷ nhà cửa dưới đây.
Ý nghĩa của việc cúng khai trương
Tương truyền rằng “Đất có thổ công – sông có hà bá”, ở mỗi vùng đất chúng ta đang sinh sống đều do vị Thổ Thần nơi đó cai quản. Và các vong hồn cũng đang tồn tại ở đó.
Việc làm lễ cúng khai trương công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng hay quán ăn là một cách để những người còn sống thông báo và trình diện với những thế lực “siêu hình” đó.
Người Việt ta cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” cho dù bạn có giỏi toan tính nhưng kết quả quyết định thành bại một phần cũng do trời định đoạt.
Người dân luôn quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, nhờ lễ cúng này, công việc làm ăn buôn bán và các hoạt động giao dịch sau đó sẽ rất xuôi chèo mát mái.
Và khi một công ty, cửa hàng kinh doanh, quán xá hay cửa tiệm mới được thành lập bắt đầu khởi sự làm ăn buôn bán. Thì người Việt, người Hoa cũng đều thực hiện nghi thức, chuẩn bị mâm lễ vật và văn khấn “Cúng khai trương” để cầu tài lộc, mua may bán đắt.
Theo văn hóa của dân làm ăn buôn bán, cúng khai trương là một lễ cúng rất quan trọng, cần thực hiện chu đáo và thành tâm.
Chính vì vậy, để khởi sự kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, Đại cát Đại lợi, gia chủ cần phải làm lễ khấn cúng khai trương thật chu đáo. Để ra mắt thổ địa, thần linh mang đến nhiều may mắn cho việc kinh doanh buôn bán.
Tùy theo từng vùng miền mà phong tục cúng kiến lễ lạt sẽ khác nhau, theo đó bạn dựa vào đặc điểm này để có thể sắm cho buổi lễ một mâm lễ vật đủ đầy mà đúng theo văn hóa Việt.
Vì sao phải cúng khai trương đầu năm?
Theo phong tục tập của người Việt, tục lệ cúng khai trương đầu năm có mặt ở hầu hết các gia đình, cửa tiệm hoặc công ty trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên Đán. Cứ một năm qua đi, người dân lại chọn một ngày để cúng khai trương, coi như là ngày mở hàng của năm mới. Nghi lễ này được thể hiện cho một chu kỳ thời gian, một chu kỳ làm ăn mới.
Cúng khai trương đầu năm với hy vọng mọi điều đen đủi, ưu phiền của năm cũ sẽ qua, bắt đầu việc làm ăn của năm mới buôn may bán đắt, suôn sẻ và thuận lợi hơn năm cũ. Đối với những gia đình kinh doanh, buôn bán việc tổ chức cúng khai trương đầu năm mang ý nghĩa rất quan trọng. Gia chủ cần phải có sự tỉ mỉ, chu đáo trong việc sắm lễ cúng và cách cúng.
Xem thêm: Cúng tân gia cần chuẩn bị gì
Cúng khai trương đầu năm cần chuẩn bị những gì?
Buổi lễ cúng khai trương trong ngày đầu năm mới cần chuẩn bị thật chu đáo, tỉ mỉ, từ việc sửa soạn mâm lễ đến việc cúng bái.
Cách chọn ngày giờ khai trương
Theo quan niệm xưa của ông cha ta, việc chọn ngày thường được ưu tiên cho những ngày chẵn.
Bởi vì, mong muốn được đong đủ đầy cho tài lộc và công việc nên những con số chẵn sẽ biểu thị sự đầy đủ.
Thường các ngày được lựa chọn vào tháng giêng âm lịch như:2,4,6,8.
Chuẩn bị mâm cỗ
Sau khi đã chọn được ngày giờ chính xác việc chuẩn bị mâm cúng khai trương đầu năm là điều không thể thiếu đối với bất cứ cơ quan, cá nhân hay doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn.
Để lễ khai trương đầu năm được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp mọi người thường chuẩn bị lễ vật rất đầy đủ và thành kính.
Vậy mâm cúng khai trương bao gồm những gì? Để chuẩn bị cho việc sắm lễ vật cúng khai trương không bị thiếu sót gì, các bạn nên tham khảo mua lễ vật cúng dưới đây:
Mâm cỗ cúng khai trương đầu năm thường có:
Lọ hoa đồng tiền, 5 loại trái cây (có quả dừa), 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, vàng bạc đại 2 miếng, 3 nén hương, trầu cau, bánh ngọt, gạo muối và tiền xâu chuỗi (1 xấp),…
Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật cúng có thể đơn giản hơn nhưng nhất thiết cần phải có những lễ vật sau:
- Lọ hoa (có thể nhiều loại hoa, tốt nhất là các loại hoa dòng hoa Cúc hay hoa Đồng Tiền).
- Đĩa trái cây (gồm 5 loại quả giống với mâm ngũ quả ngày Tết).
- 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, trầu cau và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở các cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn). Nếu trong công ty không được đốt vàng mã thì bạn chỉ cần thắp nhang là được.
- Gà luộc, đầu heo hoặc heo quay tùy vào điều kiện hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn.
Cách cúng khai trương
Bạn bày lễ vật lên bàn lớn đặt trước cửa công ty khi đến giờ tốt thì bạn châm đèn, hương lên rồi khấn 3 vái, cắm hương và đọc bài văn khấn.
Sau khi hết tuần hương bạn khấn tạ thần linh 3 vái rồi lấy vàng mã đi hóa sau khi cháy hết là bạn đã làm xong thủ tục cúng khai trương đầu năm rồi đó.
Sau đó tiến hành mời khách vào cửa hàng. Nếu chọn người hợp tuổi mua hàng cũng sẽ mang đến tài lộc cho cửa hàng và công ty.
Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân?
Từ xưa đến nay, hầu hết việc cúng khai trương đầu năm các công ty, cửa hàng, nhà xưởng đều được cúng bái một cách đàng hoàng. Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc không biết phải làm lễ cúng ở trong nhà hay ngoài trời là hợp lý nhất?
Trên thực tế, các bàn cúng khai trương đều được đặt ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính của công ty. Nơi đặt mâm cúng còn phụ thuộc vào hướng tối đối với người lãnh đạo.
Tất cả các tính toán về hướng đặt và vị trí đặt mâm lễ đều nhằm mục đích mang đến sự thuận lợi và may mắn cho công ty. Sở dĩ cúng khai trương ngoài sân vì lễ cúng này là để khai báo các vị Thổ công và các thần linh cai quản trong khu vực.
Nó mang ý nghĩa giống như lễ ra mắt, lễ tân gia. Tức là mâm cúng này với mục đích “chào hỏi”, khai báo với những vị có trách nhiệm cai quản trong khu vực.
Xem thêm: Năm tam tai là gì và những điều cần biết về tam tai
Những lưu ý khi làm lễ cúng khai trương đầu năm
Khá nhiều người chuẩn bị rất chu đáo cho lễ cúng khai trương đầu năm công ty, cửa hàng nhưng đến cuối cùng vẫn có thiếu sót. Điều này làm lễ cúng bớt phần suôn sẻ, thậm chí có quan niệm còn cho rằng vị Thổ thần sẽ không tiếp nhận lòng thành từ phía người chủ và tập thể công ty.
Từ đó họ quấy nhiễu khiến cho việc làm ăn không được suôn sẻ. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi chuẩn bị lễ cúng khai trương:
- Thứ nhất, lên danh sách các lễ vật cúng khai trương cần thiết để tránh tình trạng thiếu sót.
- Thứ hai, tâm lý chuẩn bị lễ cúng không nên quá lo lắng và mất bình tĩnh. Hãy luôn tâm niệm quan trọng nhất là lòng thành, bạn sẽ làm mọi việc trở nên vuông tròn.
- Thứ ba, đặt mâm cúng cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên mời một người hiểu biết về lĩnh vực này chỉ điểm và hướng dẫn. Như vậy sẽ tránh được những việc sai sót không đáng có.
- Thứ tư, lời khấn vái khi cúng khai trương chính là cách để giao tiếp và bày tỏ lòng thành với các vị bề trên. Vì thế bạn cần thành tâm, tiến hành đúng thủ tục đúng quy trình và rõ ràng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cúng khai trương đầu năm là ngày rất quan trọng đối với những người có công việc kinh doanh, làm ăn, buôn bán. Thế nên sau Tết, mọi người thường sẽ chú trọng trong việc tham khảo ngày khai trương và cách thực hiện lễ cúng như thế nào cho đúng để một năm làm ăn thuận lợi.
Mời bạn xem thêm nhiều bài viết chia sẻ về kiến thức phong thuỷ tại Giathuecanho.
Thông tin liên hệ:
- Website chính thức: https://giathuecanho.com
- Địa chỉ: Số 1 Ung Văn Khiêm – Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM
- Hotline: 0981.041.694