Cuộc sống qua ảnh của một thánh nữ đồng trinh

Thánh nữ đồng trinh (Kumari – có nghĩa là trinh nữ tại Nepal) là những cô gái được lựa chọn để trở thành hiện thân của một nữ thần đầy quyền lực, đại diện cho những tín đồ thần giáo để cầu xin thần linh, thậm chí là đại diện cho thế lực thần linh bảo vệ đất nước. Được lựa chọn từ khi mới sinh ra hay còn rất nhỏ, nhiều thánh nữ thậm chí còn không được chạm chân xuống đất để đi lại vì họ thường được ngồi trên những chiếc ngai vàng có người khiêng. Bởi vậy, nhiều Kumari không biết cách đi lại vững chắc mà họ chỉ thực sự học đi khi được “mãn hạn” làm nữ thần. 

Sau khi trưởng thành và có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các thánh nữ sẽ trải qua nghi lễ tẩy rửa “Gufa” kéo dài 12 ngày để quay trở lại cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, lúc này, họ gặp rất nhiều khó khăn để tái hòa nhập với xã hội. Nhiều người tin rằng, cưới một Kumari là một tai họa, thậm chí đen đủi. 

Nữ thánh hộ quốc đồng trinh (Kumari) được tuyển chọn ngay từ khi các cô gái mới chào đời hay còn rất nhỏ. Những thánh nữ này sẽ được tôn thờ cho đến khi các cô gái có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trong ảnh, Kumari Samita Bajracharya được tôn thờ trong 1 lễ hội diễn ra ở Nepal. Cô được xuất hiện trước công chúng 9 lần/1 năm.


Sau nghi lễ tẩy rửa “Gufa” kéo dài 12 ngày, Kumari sẽ đến bên 1 dòng sông, tẩy sạch con mắt thứ 3 được vẽ trên trán trước đó. Sau đó, Kumari sẽ quay trở lại cuộc sống đời thường.


Nghi lễ Gufa đánh dấu thời điểm Kumari có thể đi học và quay trở lại hòa nhập cộng đồng sau nhiều năm không được phép làm bất cứ điều gì. Trong ảnh: Bà mẹ Purna Shova tháo tóc cho con gái – người từng là thánh nữ tại Patan, Nepal.


 Những thánh nữ thường phải sống tại những đền thờ. Họ chỉ được ra ngoài vào dịp lễ hội hay có buổi diễu hành tế thần. Trong ảnh: Kumari Samita Bajracharya đang chuẩn bị tham gia vào cuộc diễu hành ở Kumari Ghar, Patan, Nepal. 


Kumaris nghĩa là những cô gái đồng trinh. Samita Bajracharya thường được ngồi trên ngai vàng và được mọi người rước đi, bởi vậy, cô khó có thể đi vững khi trở lại cuộc sống bình thường.


Sau khi kết thúc thời gian làm thánh nữ, Samita Bajracharya được tham gia vào những hoạt động thường ngày như đi học, chơi đùa và làm những điều mình thích. Samita Bajracharya đang chơi đàn trong phòng riêng ở Patan, Nepal. Phải mất nhiều tháng liền, Samita Bajracharya mới có đủ tự tin để giao tiếp và tương tác với những người xung quanh.


Nghi lễ Gufa kéo dài 12 ngày.


Samita Bajracharya được trùm kín mặt để tiến hành nghi lễ Gufa.


Samita Bajracharya ngồi bên gia đình của mình. Cô gái sẽ phải bắt đầu làm quen với cuộc sống mà cô chưa từng biết trước đó.

Trong suốt khoảng thời gian làm trinh nữ, Samita Bajracharya không được đến trường. Trong ảnh: Samita Bajracharya được thầy giáo đến từ trường St.Xavior dạy học tại nhà. Ngôi trường St.Xavior sẽ giúp các “thánh nữ về hưu” được học tập đầy đủ sau khi họ quay trở về cuộc sống bình thường.


Kumari ngồi trước những lễ vật mà người dân dâng tặng. 


Gương mặt Samita Bajracharya.


 Kumari thường xuất hiện vào những dịp lễ truyền thống để những người tôn sùng được bày tỏ niềm kính trọng với thánh nữ.


Sau khi trở về cuộc sống đời thường, Samita Bajracharya được thoải mái vui chơi cùng bạn bè. Trước đó, cô đã phải trải qua bài kiểm tra 32 vòng để trở thành Kumari.


 Kumari được vẽ những biểu tượng truyền thống trước khi tham gia bất cứ lễ hội truyền thống nào.


Trong suốt nghi lễ Gufa kéo dài 12 ngày, Kumari sẽ phải sống trong phòng kín – nơi những người bạn gái và thành viên nữ trong gia đình được tới thăm.


Kumari được người thân đưa tới các buổi lễ khác nhau và không bao giờ được phép tự đi trên đôi chân của mình. Khi kết thúc thời gian làm thánh nữ, họ gặp nhiều khó khăn để đi lại.

 Samita Bajracharya ngồi trên ngai vàng trong 1 buổi lễ truyền thống Matya.


Các thành viên trong gia đình mặc áo cho Kumari như 1 cách thể hiện lòng tôn kính.


Samita Bajracharya giờ đây đã có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa.

Rate this post

Viết một bình luận