Đặc điểm của thể thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là một thể thơ quan trọng trong các tác phẩm văn học và đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Đặc điểm của thể thơ lục bát là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây chúng tôi chia sẻ:

Thơ lục bát là gì?

Thể thơ lục bát là thể thơ rất quen thuộc trong chương trình học. Lục bát (chữ Hán: 六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.

Ví dụ thơ lục bát

Thơ lục bát xuất hiện rất phổ biến và quen thuộc với chúng ta.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

(Ca dao)

“Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Nguồn gốc của thơ lục bát

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Người dân lao động làm việc vất vả, để quên đi mệt nhọc họ trở thành những nhà sáng tác thơ. Thể thơ trong các sáng tác của họ thường là lục bát. Vì vậy nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng và các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người dân lao động. Thể loại thơ của dân tộc này còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ nồng nàn tình cảm thương yêu; những bài đồng dao đi vào lòng người.

Đặc điểm của thể thơ lục bát là gì?

Mỗi loại thơ đều có đặc điểm riêng, vậy đặc điểm của thể thơ lục bát là gì?

– Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát

+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát cũng không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Cụ thể Đặc điểm của thể thơ lục bát là gì sẽ được giải đáp ở phần tiếp của bài viết.

– Thứ hai: Về cách gieo vần

+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

+ Ví dụ:

Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

( Khuyết danh).

Trong bài trên âm tiết cuối của dòng sáu tiếng “đào, thưa”  hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp “vào, chưa”.

– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát

+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

+ Ví dụ:

“Mình về/ mình có/ nhớ ta?

Mười lăm năm ấy/ thiết tha mặn nồng.

Mình về/ mình có/ nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”.

(Việt Bắc, Tố Hữu).

+ Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bát

Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.

+ Ví dụ:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau“

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “năm – cõi – ta”; câu bát là B – T – B – B “tài – mệnh – là – nhau”.

Biến thể lục bát

Có thể thấy biến thể thơ lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của hai hoặc ba loại trên.

+ Ví dụ sai khác về số âm tiết của cặp lục bát:

“Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”

(Hồ Chí Minh)

Trong cặp câu thơ trên của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.

+ Ví dụ về sai khác niêm luật:

“Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm”.

(Ca dao)

Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng – trắc

+ Ví dụ về sai khác phối vần:

“Con vua thì được làm vua

Con sãi ở chùa, thì quét lá đa”.

Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu tám khá phổ biến.

Qua việc giải đáp đặc điểm của thể thơ lục bát là gì? hy vọng bạn đọc nắm được khái niệm nguồn gốc, đặc điểm của thể thơ quen thuộc trên.

Rate this post

Viết một bình luận