đặc sản bắc ninh là gì

Bạn đang quan tâm đến đặc sản bắc ninh là gì phải không? Nào hãy cùng SAIGONCANTHO theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

Về miền núi có thịt treo gác bếp. các món ăn từ rừng, về miền biển có hải sản, tôm, mực, cá đa dạng và phong phú.Nhìn thôi cũng đủ thấy “sướng” rồi.Vậy theo bạn về đồng bằng có gì? Nhất là đồng bằng châu thổ sông Hồng? chắc hẳn sẽ có nhiều món ngon thú vị.Hãy cùng taobontreem.com khám phá đặc sản Bắc Ninh- Một trong những tỉnh tiêu biểu của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.

Bạn đang xem:

*

Hát quan họ bên hồ ở Bắc Ninh

Đặc trưng của ẩm thực vùng này chính là những món ăn, món quà được chế biến từ những sản phẩm của ruộng đồng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái,tương…sẽ làm du khách du lịch Bắc Ninh trở lại với vẻ nguyên sơ của cuộc sống, bình dị mà thân thương nhất.Không phải là những món cao lương mỹ vị nhưng trong những món ăn đó mang hồn của người dân Kinh Bắc-vùng đất gắn với những câu ca quan họ, gắn với những liền anh, liền chị.

>.Khách sạn ở Bắc Ninh- giá rẻ, chất lượng phục vụ tốt

Bánh phu thê Đình Bảng

Ai về Đình Bảng ăn bánh phu thê. Đó là câu nói được người dân truyền nhau.Bánh được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê khi ăn ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh.

*

Bánh phu thê là đặc sản ở Bắc Ninh, dùng trong lễ cưới hỏi

Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương cũng như thể hiện tình cảm vợ chồng luôn ôm chặt, gắn kết với nhau. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân.Chính biểu tượng cũng như ý nghĩ đó của bánh và vào các dịp cưới hỏi, trong các lễ vật nhà trai mang qua nhà gái không thể thiếu món bánh này.

Nem bùi Ninh Xá- đặc sản Bắc Ninh

Dọc trên quốc lộ chạy từ cầu Hồ- Thuận Thành đi Hải dương, hai bên đường có nhiều biển hiệu nem bùi Ninh Xá.Chiếc nem thơm ngon ăn với lá sung chấm tương ớt cùng ly bia mát lạnh tạo nên hương vị khó quên dành cho thực khách vào bữa trưa nắng.Nó là món ăn chơi nhưng không thể thiếu trong đời sống của người dân xứ kinh bắc.

*

Nem bùi Ninh Xá chủ yếu ăn trong ngày là ngon nhất.

Vị bùi bùi , béo béo, thơm lừng khi mở chiếc lá ra, khiến ai cũng thèm.Nem được làm từ phần thân con lợn, thái mỏng rồi sau được đem hấp cách thủy khoảng 10 đến 15 phít rồi đem trộn gia vị.Sau khi gia vị ngấm nén chặt nem thành quả nhỏ, bọc trong lớp lá sung rồi lá chuối.Mặc dù kỳ công nhưng thành quả đạt được lá những chiếc nem xinh xắn, ngon miệng.Nem chỉ sử dụng ngon nhất trong ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2 đến 3 ngày.

Bánh tẻ làng Chờ

“Ba làng Mịn, chín làng Chờ”, Tổng Chờ trước Cách mạng tháng 8/1945 gồm cả xã Trung Nghĩa và thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) hôm nay. Bánh tẻ Chờ có tự khi nào khó ai xác định, chỉ biết rằng, cứ dịp lễ Tết, hiếu hỉ là thấy trên bàn thờ mọi nhà bầy món ăn đặc biệt ấy.Theo các cao lão địa phương, ngon nhất vẫn là bánh Ngô Nội, Phù Lưu, Tiên Trà( nghĩa là Trung Nghĩa ngày nay.Món ăn dân dã này là niềm tự hào chũng về nghệ thuật ẩm thực của tổng Chờ.Chả thế mà mỗi khi khách đến, con gái Tổng Chờ thường phố nét đảm đang của mình qua chiếc bánh tẻ mời xơi.Hiện nay bánh tẻ chỉ có một số hộ làm.Sáng sớm có vài ba người bán bánh tẻ ở trong chợ.Mỗi thúng koangr vài chục chiếc đáp ứng nhu cầu ăn sáng của bà con.Nếu muốn mua bánh dùng trong các đám giỗ, đám cưới, lễ hội…cần đặt trước.

*

Bánh tẻ ăn ngon nhất khi còn nóng

Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon.Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, bóc bánh ra, dùng con dao cắt bày lên đĩa, mọi người cùng thưởng thức.Bán tẻ làng chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy.Ăn vừa giòn, vừa đậm đà lại thêm vị béo của nhân, sự nồng nàn của lá không thể lẫn vào đâu được.

Tương Đình Đỗ

Nghề làng tương ở làng Đình Tổ có từ lâu đời, nguyên liệu để làm tương bao gồm ngô, đỗ tương, gạo nếp cái hoa vàng.Tất cả ủ và lên men tự nhiên, không sử dụng bất cứ hóa chất nào.Để có mẻ tương ngon, người chế biến phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.Trước kia, tương chủ yếu dùng trong gia đình, nhưng nay vì sự thơm ngon và chất lượng nên được nhiều người yêu thích.

Xem thêm:

*

Tương Đình Đỗ khác với tương bần Nam Đàn, tương Cự Đà, chấm với thịt luộc, rau luộc hay kho cá vô cùng ngon

Ddầu tiên, ngô phải chọn hạt mẩy, căng, đỗ tương và gạo nếp cũng phải chọn loại hảo hạng nhất,hạt to và đều.ngô sau khi được phơi khô sẽ đồ chín rồi ủ men.Đỗ tương rang chín cho vào chum sành, đổ nước ngâm ngập.Trong quá trình ngâm , ủ phải thường xuyên kiểm tra, khuấy đều, vớt bọt để tương có độ sánh mịn, đạtchuẩn.Một mẻ tương ngâm ủ trong vòng 15 ngày, sau đó mới đem xay thành tương thành phẩm.Tương Đình Đỗ có màu nâu, sánh đặc, mùi thơm , vị ngọt bùi, béo ngậy của gạo nếp và ngô.Món này dùng để chấm rau luộc, thịt luộc, cá nướng, bánh đúc , bánh tẻ hay kho cá ,chấm bún thì khỏi chê.

Bánh khúc làng Diềm

Chẳng biết từ khi nào bánh khúc làng Diềm (Yên Phong – Bắc Ninh) lại nổi tiếng và thu hút du khách gần xa như thế, chỉ biết rằng từng chiếc bánh tròn nhỏ như nắm xôi ấy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực riêng cho mảnh đất Kinh Bắc này.Bánh khúc làng Diềm có hai loại: nhân hành và nhân đỗ, bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu.

*

Bánh khúc nhân đỗ ở làng Diềm, ăn có vị thơm bùi, béo và dẻo

Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau.Để làm được bánh khúc ngon đòi hỏi quy trình tỉ mỉ và mất khá nhiều công.Riêng khâu chọn nguyên liệu cũng phải những người làm nghề sành sỏi mới chọn tốt nhất.Gạo tẻ loại ngon, trắng đều, trong và dài hạt được lựa chọn kỹ càng, gạo nếp càng dẻo , thơm thì làm nhân bánh hành hay nhân đỗ đều phải tuân thủ những bước quan trọng và cơ bản là lá khúc.Nguyên liệu chủ đạo phải dùng khi còn tươi, non và là loại lá khúc nếp.Gạo tẻ sau khi ngâm vài giờ được vo, đãi thật sạch rồi đem giã nhuyễn cùng với lá khúc.Tỷ lệ gạo- lá cũng là một bí quyết để có được món bánh như ý, bởi gạo nhiều quá, bánh khúc sẽ không có vị đặc trưng của loại bánh này, còn nếu lượng gạo không đủ , bánh sẽ thiếu độ kết dính

Bánh đa Kế

Từ một món ăn miền quê dân dã, bình dị, ngày nay bánh đa nướng trở thành đồ ăn không thể thiếu trên bàn nhậu của người dân thành thị. Nói đến bánh đá nướng, ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến bánh Kế ở Bắc Ninh. Món ăn chơi tưởng chừng khô khốc lại trở nên giòn tan, bùi lạ dưới bàn tay khéo léo của người dân làng Kế .Bánh đa Kế của Bắc Ninh được chế biến theo cách rất riêng, không giống như các bánh đa vừng ở nghệ An hay bánh đa cốt dừa Bình Định.Theo đó, bánh được là từ gạo cũ với lớp cám dày, gạo sẽ được vo sạch nhưng vẫn đảm bảo độ cám trên hạt gạo rồi ngâm cho chua, xay thành bột trắng mịn, sau đó cho cơm nguội vào xay với gạo cho thật kỹ.Loại bánh này được tráng gần như bánh cuốn với cách tráng 2 lần để đảm bảo độ dày, giòn sau khi nướng.Bánh được rắc thêm lớp mè, và lạc rang giã dập lên mặt bánh để khi ăn bánh cò vị bùi , ngọt thanh thoát.Ngày thường rảnh rỗi ngồi nhâm nhi miếng bánh giòn rụm, bui bùi thích thích thú vô cùng.

*

Bánh đa Kế thơm ngon, giòn rụm

Bánh tro Đình Tổ

Bánh tro Đình Tổ được làm từ gạo nếp, nước tro, một ít vôi, bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong và mật mía. Để có được nước tro trong, có mùi thơm nhẹ người ta dùng rơm nếp đốt lấy tro, rồi đổ tro vào chậu, hòa với nước vôi để lắng nước trong, sau đó chắc lấy nước trong, bỏ cặn. Gạo nếp được vo sạch, ngâm trong vòng từ 3-4 giờ, rồi vớt ra, để ráo nước. Lá chuối hoặc lá dong được rửa sạch, hấp chín mềm, rồi lau khô, sau đó dùng để gói bánh.Bánh tro Đình Tổ mềm, có vị thanh mát, ngọt ngào. Một lần được thưởng thức thứ quà quê dân dã này sẽ khiến bạn luôn nhớ mãi dư vị của nó.

Chim Trời

Nói đến Bắc Ninh, không thể không nhắc đến món chim trời.Mùa nào thức nấy, “mùa xuân ăn sẻ, mùa hè ăn cò”.Nhưng tron thực đơn còn có nhieuf món hấp dẫn hơn nữa như xuân ăn sẻ, sâm càm, mùa hạ ăn cuốc, cò, thu thì chuyển sang ngói, rẽ giun, đông ăn vịt trời, ngỗng trời, le le với đủ các món nướng, xào, quay, luộc,hấp…Món này mà nhâm nhi với rượu thì ngon phải biết.

*

Mùa nào chim nấy, đến Bắc Ninh,du khách sẽ được thưởng thức nhiều món chim khác nhau

Cháo cá Tích Nghi

Cháo cá Tích Nghi là món ăn quen thuộc không chỉ của người dân xứ Kinh Bắc mà còn cả thượng khách khắp nơi khi đến Bắc Ninh.Cháo tích Nghi chỉ nấu với cá trắm và cá chép, bởi thịt thơm, rắn chắc.Cá phải to và mua từ các ao hồ ở chính bắc Ninh.Cá không nấu chung với cháo mà chỉ được thả vào nồi cháo vừa chín tới khi đã tẩm ướp rồi xào và mang ra hàng bán.Mỗi lúc còn đói bụng, ăn tô cháo nóng hổi, thơ phúc, thêm chút gia vị nữa năng lượng đâu ùa về, mùi thơm của cháo kết hợp với vị đậm, ngọt của cá, ai ăn cũng phải mê say.

Trầu cánh phượng Bắc Ninh.

Ngoài những món ăn trên xứ Kinh Bắc còn có tục ăn trầu, trầu têm cánh phượng rất duyên và khéo, ai nhìn cũng thích,ăn vào má đỏ môi hồng, xinh tươi.

Xem thêm:

*

Trầu cánh phượng là nét đẹp văn hóa kinh bắc

Ở đây , người ta mời chào nhau bằng miếng trầu bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”, và trong ca dao có câu: ““yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”.Ăn trầu trở thành nét văn hóa truyền thống với những câu chuyện đời thường bình dị mà chất phác, nhất là khi miếng trầu được têm hình cánh phượng duyên dáng như con gái xứ bắc.

Chuyên mục:

Rate this post

Viết một bình luận