Đặc sản chùa Hương

Địa chỉ du lịch nào cũng vậy mỗi nơi có một số loại đặc sản riêng dành cho khách thưởng thức hay mua về làm quà. Đến chùa Hương cũng không ngoại lệ, đi dọc theo những bậc thang lên chùa Hương, du khách có thể gặp những kệ hàng nhỏ bày bán đặc sản làm từ quả mơ, củ mài, rau sắng và chè lam.

đặc sản chùa Hương

Những kệ hàng bán đồ đặc sản chùa Hương

1. Mơ Chùa Hương

đặc sản chùa Hương

đặc sản chùa Hương

Cây mơ ở đây đã lâu lắm rồi khá to có cây đường kính lên đến 0.3 mét, cành lá nhiều tán rộng có cây cao đến 60 mét. Mơ thường ra hoa vào mùa xuân và kết trái vào mùa đông. Quả chín vào mùa xuân đúng mùa du lịch từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Bạn có thể mua mơ về ngâm rượu, hay mơ ngâm đường hay ăn luôn cũng được. Khách trẩy hội chùa Hương không quên mua mơ về làm quà.\

đặc sản chùa Hương

Mơ ngâm đường

2. Chè củ Mài

Củ mài cũng là đặc sản của vùng núi chùa Hương. Ở đây bạn có thể thưởng thức những bát chè củ mài được nấu ngay tại đây. Thường người dân làng Yến Vĩ khi đến ngày lễ Phật Đản (Mười chín tháng 2 âm lịch) thường có tục lệ nấu chè củ mài với mật ong để cúng phật.

đặc sản chùa Hương

đặc sản chùa Hương

3. Chè lam

Đặc sản chè lam nổi tiếng là ở Hương Sơn với vị dẻo thơm của nếp xen lẫn vị cay nhẹ của gừng, của quế cùng làm nhiều người nao lòng khi nhớ về những chuyến hành hương về chùa Hương.

đặc sản chùa Hương

Chè lam của chùa Hương

Nguyên liệu để làm nên món ăn dân dã đặc sản chè lam cũng rất đơn giản, gần gũi như nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang. Để có được mẻ chè lam thơm ngon công việc quan trọng đầu tiên là việc chọn lúa nếp, giống nếp được chọn là nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung và thóc được phơi khô, có thời gian cất giữ ít nhất một tháng trở lên.

đặc sản chùa Hương

Chè lam – món quà quê dân dã

Đi lễ hội chùa Hương, được thưởng thức đặc sản chè lam với chén nước chè thơm mát mới cảm nhận rõ được hương vị dân dã ẩn trong chất dẻo của bột nếp, vị cay thanh của gừng, ngọt lịm của mật hòa quyện các hương liệu khác khiễn mỗi du khách đều tìm mua một vài hộp chè lam về làm quà khi vãn cảnh chùa.

4. Rau Sắng

Sinh trưởng trên những triền đá lạnh, không cần nhiều đến bàn tay chăm sóc của con người, rau sắng được biết tới như một sản vật của miền đất phật (Hương Sơn- Mỹ Đức – Hà Nội). Du khách nào về trẩy hội chùa Hương cũng cảm thấy mãn nguyện khi tìm mua được vài ba cân rau về thưởng thức hay làm quà cho người thân.

đặc sản chùa Hương

đặc sản chùa Hương

Những mớ rau sắng mỡ màng – luôn được người dân đi trẩy hội chùa Hương tìm kiếm.

Dân gian còn gọi là cây rau ngót rừng. Rau sắng không phải loại cây thân mềm như rau cải, rau diếp, rau muống… mà thuộc loại thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá, ưa ánh sáng mà không hợp với một vùng thổ nhưỡng nào khác. Dù mọc trên đá vôi nhưng tỷ lệ chất đạm trong lá rau sắng rất cao, nấu canh không cần phải nấu chung với thịt, xương hoặc cho thêm bột ngọt mà chỉ cần nêm nếm chút gia vị mắm muối là cũng thấy ngon.

Để kiếm được rau sắng, trước kia người dân Hương Sơn phải trải qua đoạn đường núi dốc, quanh co và rất nguy hiểm. Đến nơi phải khéo léo trèo từ ngọn cây này sang ngọn cây kia vì rau sắng dây thường leo trên các lùm cây cao, trên đỉnh hay bên vách núi.

đặc sản chùa Hương

Canh rau sắng – đặc sản chùa Hương

Không như các loại rau ngắn ngày khác, cây rau sắng chỉ cho thu hoạch sau khi trồng từ 3-5 năm. Do đặc thù sinh trưởng đó nên rau sắng rất hiếm, hơn nữa có chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng. Thế nhưng chẳng khi nào rau sắng mang tiếng là “ ế”.

Có thể bạn quan tâm:

Cooky.vn

 

Rate this post

Viết một bình luận