Bạn đang quan tâm đến đặc sản nghệ an là gì phải không? Nào hãy cùng SAIGONCANTHO theo dõi bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
Nghệ An không chỉ là nơi có lịch sử lâu đời, cùng các danh lam thắng canh mà còn khiến những người đặt chân đến xứ Nghệ phải dừng bước để thưởng thức các món đặc sản nơi đây. Cùng Điện máy XANH điểm qua các món đặc sản trong chuyên mục mẹo vào bếp nha!
1. Cháo lươn Vinh đặc sản Nghệ An
Nhắc đến đặc sản ngon ở Nghệ An thì không thể nào quên món cháo lươn Vinh. Bởi Nghệ An nổi tiếng là “xứ sở của các loài lươn” và nhờ vào những bàn tay khéo léo của người dân nơi đây mà họ đã tạo ra hương vị cháo lươn mà không lẫn vào đâu được.Món cháo lươn nóng hổi với những hạt gạo tẻ được ninh mềm. Thịt lươn vừa mềm vừa ngọt được nêm nếm vừa phải cùng những hạt tiêu cay nồng kích thích vị giác đã tạo ra một tô cháo đầy thơm ngon, hấp dẫn. Chắc chắn khi đến Nghệ An bạn phải nạp ngay một tô cháo lươn Vinh để chiều lòng chiếc bụng đói của mình nhé!.
Bạn đang xem: đặc sản nghệ an là gì
Địa chỉ tham khảo:Quán lương Hồng Sơn nằm ở 154 Mai Hắc Đế, phường Quán Bàu, Tp Vinh.Quán lương bà Lan tọa lạc số 2, Trần Hưng Đạo, Tp Vinh.Quán lương bà Liễu, 87 Mai Hắc Đế, Tp Vinh.Quán lương Hưng Chính, xóm 8, xã Hưng Chính, huyện Hưng Nguyên.Món ăn này thường có giá dao động khoảng từ 30.000đ – 60.000đ/ 1 phần.Xem chi tiết:2 cách nấu cháo lươn thơm ngon, bổ dưỡng dễ thực hiện tại nhàCách nấu súp lươn Nghệ An thơm ngon chuẩn vị đơn giản
2. Mực nháy nướng Cửa Lò – đặc sản Nghệ An
Cửa Lò – một trong những nơi du lịch rất nổi tiếng ở Nghệ An. Cửa Lò không chỉ là những bài biển xanh mát mà Cửa Lò còn nổi tiếng với món mực nháy (hay còn gọi là mực nhảy) nướng.Những con mực tươi sống được bắt từ sáng sớm và mang đi chế biến trong ngày. Mực nháy được nướng trên những bếp than nghi ngút hương thơm khiến bạn phải phát thèm. Mực giòn ngọt được chấm thêm tương ớt cay nồng hoặc muối tiêu mằn mặn khiến món mực nháy thêm tròn vị.
3. Tương Nam Đàn đặc sản Nghệ An
Món đặc sản thứ ba của Nghệ An mà bạn phải thử ngay đó là tương Nam Đàn. Một món nước chấm dân dã mà giờ đây đã trở thành một đặc sản không thể thiếu của xứ Nghệ.Tương Nam Đàn được làm từ những hạt đậu nành chắc mẩy, đều hạt được người dân chọn lựa kĩ càng trước khi nấu. Hạt đậu nành được rang chín, xay sơ cho hạt vỡ làm đôi hoặc làm ba, lược bỏ vỏ. Sau đó mang đi nấu trong vòng 20 – 24 tiếng đồng hồ. Cuối cùng trộn với muối, mốc nếp và nước sạch vào đánh một cái rồi cho vào các chum để ủ.Tương ngon, tương ngọt là tương được nắng, làm bằng mốc nếp thơm, nhiều đỗ. Nhìn vào chum tương thấy mảnh đậu nổi trong nước tương đặc quánh, sánh sệt. Tương khi chín có mùi thơm, nếm thử sẽ có chút hơi mem rượu nhưng ngọt lịm. Màu của tương có màu váng óng sánh như mật ong.Bạn có thể mua tương Nam Đàn làm quà mang về khi đến Nghệ An. Bởi không chỉ được dùng như nước chấm cho món luộc, món rau, mà còn dùng để kho cá, hoặc ăn kèm với cơm vừa ngon, vừa đậm đà hương vị quê hương.
Món ăn này được đóng chai vào từng loại chai từ 1 – 5 lít. Có giá dao động khoảng 30.000đ – 40.000đ/lít
4. Nhút Thanh Chương đặc sản Nghệ An
Nghệ An có câu “Nhút Thanh Chương – Tương Nam Đàn” nhằm để chỉ về đặc sản của một địa danh tại đây. Nhút chính là cách gọi quen thuộc của người dân địa phương, là món ăn được làm từ quả mít non muối mặn.Món Nhút ngon là món phải được chọn từ những quả mít chất lượng, không non nhưng cũng không quá già. Bởi non thì không muối được, còn già thì ăn cứng, dai. Món ăn sau khi được chế biến và ủ trong nhiều khi thì khi chín sợi mít vàng ăn giòn giòn, có vị mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường.Nhút là món được làm để ăn quanh năm tựa như món dưa muối của người miền Bắc, hay món kim chi của xứ Hàn Quốc vậy. Tùy theo từng mùa mà người dân nơi đây sẽ tạo ra nhiều cách chế biến vô cùng phong phú để ăn.
Xem thêm:
5. Bánh Mướt đặc sản Nghệ An
Thoạt nhìn thì bánh mướt khá giống bánh cuốn của miền Bắc hay bánh ướt trong Nam. Tuy nhiên, từ khâu chế biến, thưởng thức cho đến hương vị của loại bánh này đã mang đến một hương vị khác biệt, không thể lẫn đi đâu được.Nguyên liệu chính cho món bánh mướt này là gạo tẻ. Gạo mang về sẽ được ngâm đủ trong 3 tiếng, sau đó đem xay nhỏ rồi ngâm thêm từ 3 tới 6 tiếng nữa mới đạt yêu cầu. Sau đó chắt lấy nước cốt của chậu bột đã ngâm rồi khéo léo tráng bánh trên một lớp vải mịn phủ quanh miệng nồi. Bánh sau được làm chín bằng hơi nước họ sẽ cuộn tròn lại rồi lót bằng những miếng lá chuối.Bánh mướt được ăn kèm với chả cuốn, chả nem, thịt nướng, xáo lòng,…Được rắc lên trên là hành phi giòn rụm chấm kèm với nước chấm “đặc biệt” của người dân xứ Nghệ
6. Cháo Canh đặc sản Nghệ An
Cháo Canh là món ăn đã khiến nhiều người lầm tưởng là món cháo kết hợp với canh cho những ai mới đến Nghệ An. Thực ra món ăn có tên gọi như vậy là vì nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo.Để làm ra những sợi bánh mềm, người ta thường dùng bột mì pha thêm chút bột gạo. Sau khi nhào cho nhuyễn, mịn sẽ cán mỏng rồi cắt thành những sợi nhỏ tròn. Điểm thu hút món cháo canh này nằm ở nước dùng được nấu từ xương heo cùng các gia vị, có độ sánh và ngọt từ xương do được hầm lâu.
7. Bánh Ngào đặc sản Nghệ An
Bánh Ngào hay còn gọi là bánh mật được làm từ bột nếp. Vỏ ngoài dẻo thơm, béo bùi của bột nếp cùng vị ngọt được bao phủ bởi mật, thêm chút hương thơm cay nồng từ gừng. Đến Nghệ An vào những ngày mưa hay khí trời se se lạnh thì chỉ cần một phần bánh Ngào là đã bạn ấm bụng ngay.
8. Bánh đa xúc hến đặc sản Nghệ An
Bánh đa xúc hến một món ăn dân dã, được chế biến từ các nguyên liệu đồng quê, bình dân mang đến một hương vị giản dị, đậm đà tựa như chính người dân xứ Nghệ.Hến lấy được từ sông Lam, sau khi sơ chế sạch sẽ, rồi cho vào nồi luộc chín tới khi vỏ được tách ra. Sau đó đem xào với mỡ hành béo ngậy, đậu phộng béo bùi, thơm lưng. Kết hợp với hến là những chiếc bánh đa Đô Lương giòn rụm. Chỉ là món ăn đơn giản thế thôi nhưng khi ăn rồi thì lại vấn vương, khó quên đến thế.
9. Ốc xào đặc sản Nghệ An
Ốc xào Nghệ An không biết từ lúc nào đã trở thành đặc sản – một món ăn không thể thiếu khi bước chân đến đây.Họ thường dùng ốc ao được bắt lên rửa sạch và chặt đít để gia vị thấm vào từng con ốc chứ không giống cách xào ốc ở Hà Nội hay ở Huế. Ở Nghệ An, họ thường xào ốc với mỡ lớn, thêm chút sả ớt cay nồng. Ốc xào thường được ăn với bánh đa và rau sống. Đặc biệt hơn ốc ở đây chỉ cần đưa lên miệng hút là đã thưởng thức được vị béo bùi của ốc, cay xè của ớt khiến bạn vừa ăn vừa hít hà đó nhé!
10. Bánh bèo đặc sản Nghệ An
Miền Trung nổi tiếng với bánh bèo dai dai cùng nhân tôm ngọt thịt. Tuy nhiên không giống ở Huế bánh bèo được làm từ bột gạo mà ở Nghệ An họ sử dụng bột lọc để tạo ra món ăn này.Khâu nhào bột luôn là bước quan trọng để có món bánh vừa ngon, vừa dai dai. Đó là khi nhồi bột phải nhồi khi nước còn nóng và phải làm nhanh để được mẻ bánh ngon. Nhân tôm tươi, ngọt được phi thơm cùng hành mỡ béo ngậy. Khi ăn chan thêm tí nước mắm cay cay, mặn mặn ăn một lần là nhớ cả đời. Nếu có dịp đến thăm Nghệ An thì đừng bỏ qua món bánh bèo nhé!
11. Cháo nghêu Cửa Lò đặc sản Nghệ An
Đã đến Cửa Lò thì ngoài mực nháy còn món cháo nghêu không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến đây. Về đêm khi trời hơi se lạnh được cầm trên tay tô cháo nghêu nóng hổi, bóc khói thì còn gì bằng. Những hạt cháo mềm hòa quyện với thịt nghêu dai dai, ngọt thịt, rắc thêm tí hành phi giòn rụm lên trên. Ở Cửa Lò với vị chua được lấy từ quả chay phơi khô và ở đây họ không dùng hành lá nấu canh mà thay vào đó là lá lốt, lá diếp cá để ăn cùng. Chính sự khác biệt này mà đã tạo ra một hương vị đặc biệt chỉ riêng nơi đây mới có.
Xem thêm:
12. Bánh gai xứ Dừ đặc sản Nghệ An
Bánh gai xứ Dừ đã trở thành món đặc sản Nghệ An nói chung và người dân ở xã Tường Sơn huyện Anh Sơn nói riêng. Để làm ra món bành này tưởng chừng dễ nhưng lại rất cầu kì, công phu đặc biệt là khu chọn nguyên liệu gồm nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô,…Nếp khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn thơm lừng. Nhân bánh được làm từ những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ tạo nên mùi thơm béo ngậy của dừa và vị bùi bùi đậu xanh.Để có được màu đen đặc trưng lá gai hái được luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp trộn cùng để có được màu sắc lạ mắt này.Vào những dịp lễ Tết sắp đến, bánh gai sẽ là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người dân xứ Dừ ở đây.
Hy vọng với bài viết mà Điện máy XANH chia sẻ với bạn về 12 món ăn đặc sản Nghệ An nổi tiếng có thể giúp bạn biết thêm nhiều nữa các món ngon cực hấp dẫn. Thử ngay thôi nào!
Chuyên mục: Ẩm Thực