Đặc sản Sơn La ngon nức tiếng gần xa

Admin

Cổng thông tin Du Lịch Mộc Châu- BQL Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

https://mocchautourism.com/uploads/logo_1.png

1. Sữa Mộc Châu

Khí hậu ôn đới mát mẻ, bao quanh là núi với độ cao trên 1000 m, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất hiếm hoi mang lại nguồn sữa chất lượng nhất cả nước. Vì vậy, kể tên đặc sản Sơn La, phải nhắc đến sữa Mộc Châu đầu tiên

Phát triển đàn bò quy mô trên 25.000 con, liên kết chặt chẽ với gần 600 hộ nông dân để chăn nuôi theo quy trình VietGAP, tự chủ nguồn sữa tươi hơn 100.000 tấn mỗi năm… là “bí quyết” giúp Mộc Châu Milk không ngừng phát triển. Mộc Châu Milk đã trở thành biểu tượng cho sự thuần khiết mát lành từ thiên nhiên, nhiều năm liền được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, được tổ chức Kantar Worldpanel ghi nhận nằm trong Top 5 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất năm 2018.
 

Ngoài sữa tươi, sữa UHT, sữa thanh trùng, tiệt trùng Mộc Châu, người tiêu dùng còn ưa thích các sản phẩm sữa chua nếp cẩm Mộc Châu, bánh sữa Mộc Châu, bơ Mộc Châu…
 

2. Chè Mộc Châu

Có nhiều và lịch sử lâu đời, nhưng phải đến năm 1958, cây chè mới trở thành giống cây trồng chủ lực đem lại hình ảnh nổi tiếng cho Mộc châu. Chè đã được cán bộ chiến sĩ Nông trường Quân đội” đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại cao nguyên Mộc Châu ở khu vực 66, Chè Đen bây giờ. Sau gần 60 năm, cây chè ở Mộc Châu được phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung rộng lớn, với nhiều giống chè năng suất, chất lượng cao.

Hiện nay, chè là một trong những đặc sản Mộc Châu có tiếng, huyện Mộc Châu có tổng diện tích chè trên 3000ha ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 23.000 tấn. Chè tại mộc châu chủ yếu là giống chè shan tuyết, chiếm tới 2500ha trên diện tích của hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ. năm 2010 Chè Shan tuyết Mộc Châu đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Sau 8 năm sản xuất và nâng cao chất lượng Chè Shan tuyết Mộc Châu đã có mặt tại thị trường nước ngoài và là 1 trong 2 đối tượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ đưa vào vùng đăng ký chỉ dẫn địa lý tại thị trường nước ngoài.
 
Đặc sản Sơn La: chè Mộc Châu
Mới được đưa về trồng tại Mộc Châu ngót 20 năm nay, nhưng trà ô long  được thị trường Đài Loan (cha đẻ của trà ô long) ưa chuộng, người Việt cũng bắt đầu quen uống, và  trên thị trường quốc tế, người tiêu dùng bắt đầu thích trà ô long Mộc Châu.

 

Yên Châu được thiên nhiên ban tặng giống xoài thơm ngon nức tiếng gần xa. Trước đây xoài Yên Châu là giống xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam được liệt kê trong danh mục cần giữ gìn và phát triển của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Ngày 15-12-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa xoài Tròn Yên Châu vào danh mục nguồn gien cây trồng qúy hiếm cần bảo tồn và phát triển theo quyết định số 79/2005/QĐ-BNN, và đến nay đã đường hoàng có chứng nhận chỉ dẫn địa lý…

 
Đặc sản Sơn La: xoài Yên Châu
Tổng diện tích xoài trên địa bàn huyện hơn 600 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Lóng Phiêng, Tú Nang, Chiềng Hặc với sản lượng bình quân trên 500 tấn quả/năm. Yên Châu hiện có nhiều giống xoài như Muồng mút, Muồng ngu, Mắc trai, Muồng sáy thường mọc tự nhiên thành rừng và cho nhiều hương vị đậm đà khác nhau, bên cạnh đó còn nổi bật hai giống xoài Tròn (Muồng kẻo) và xoài Hôi (Muồng khăm), bởi vị ngọt và hương thơm của xoài chín hấp dẫn, không lẫn với xoài nơi khác được. Riêng xoài Tròn, “nhỏ mà có võ” đã làm nên tên tuổi “xoài Yên Châu” và là đặc sản Yên Châu nổi tiếng nhất huyện nhà.

Mấy năm nay, xoài Yên Châu bắt đầu làm nên thương hiệu cho đặc sản Sơn La nhờ giống xoài mới quả to từ 800g đến 1,5kg. Giống này mới du nhập về, quả to, cùi dày, ngọt, thơm và được xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Yên Châu cũng còn khá nhiều đặc sản khác nữa, xem tại đây:

4.  Cá sông Đà trên lòng hồ Quỳnh Nhai

Với trên 10.500 ha diện tích lòng hồ, huyện Quỳnh Nhai có tiềm năng về khai thác, đánh bắt thủy sản, sản lượng cá đánh bắt trung bình từ 400 đến 600 tấn/năm, chủ yếu là các loại cá vụn, cá tạp, cá mương chiếm trên 80% lượng cá đánh bắt. Ngoài ra còn tôm, và các loại cá lớn khác, trong đó nay đã nuôi cả cá tấm có giá trị kinh tế cao.

Các sản phẩm cá, tôm không chỉ xuất tươi mà còn được chế biến theo nhiều cách để xuất đi xa và bán cho du khách.

Cá khô, cá hun khói, mắm cá, cá rim cay: nhiều hộ dân đã chế biến cá như vậy, trong đó nổi bật nhất là đặc sản sông Đà Đức Ngọc. Sản phẩm được chế biến trên ý tưởng của các bạn trẻ người Quỳnh Nhai tâm huyết với quê hương mình và có khát vọng làm giàu trên quê hương. Cá tép dầu rim cay, cá hun khói, ruốc cá…. Rất được khách du lịch và thực khách các nơi ưa chuộng
Nước mắm Quỳnh Nhai: Cá nước ngọt ở Quỳnh Nhai có thành phần Protein cao, khoảng 18%, tương đương với cá cơm; đặc biệt cá có cấu trúc cơ vững chắc nên cho sản phẩm nước mắm trong, đỏ. Cá mương ở lòng hồ thủy điện Sơn La được đánh bắt tự nhiên, sạch, nên cho ra sản phẩm nước mắm chất lượng, độ đạm cao. Cá được sơ chế, làm sạch, nghiền nhỏ. Sau đó phối trộn với chế phẩm Enzim, muối và nước với tỉ lệ thích hợp và phơi nắng từ 1-2 tháng. Quy trình sản xuất nước mắm áp dụng theo phương pháp Enzim do Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ Thực Phẩm (Hà Nội) chuyển giao, nhờ đó chất lượng sản phẩm tốt, an toàn.
Nước mắm Quỳnh Nhai- đặc sản Quỳnh Nhai được làm từ cá nước ngọt

Nước mắm Quỳnh Nhai- đặc sản Quỳnh Nhai được làm từ cá nước ngọt

Nước mắm Quỳnh Nhai- đặc sản Quỳnh Nhai được làm từ cá nước ngọt

5. Tỏi cô đơn Phù Yên

Tỏi Cô đơn Phù Yên, hay tỏi một nhánh là đặc sản Phù Yên  nức tiếng gần xa. Khác với những loại tỏi thông thường, có nhiều tép, tỏi cô đơn chỉ có duy nhất một tép nhỏ bằng ngón tay út. Loại tỏi này chứa nhiều dinh dưỡng và có khả năng chữa được bệnh. Chính vì vậy tỏi cô đơn Phù Yên được người tiêu dùng nhiều nơi săn đón.

Khi thu hoạch lúa xong bà con chuyển sang trồng tỏi, mà cũng chỉ là trồng tỏi tía chứ không có giống tỏi cô đơn, mà cũng không ai chủ định trồng tỏi cô đơn mà thành cả, tỏi khắc tự có trong hàng nghìn m2 tỏi  tía. Theo người dân, chỉ giống tỏi tía ở Phù Yên và trồng đúng trên đất cát ở đây mới ra thành tỏi cô đơn. Mang đi chỗ khác đều không được. Đã giá trị cao, lại còn hiếm, thế nên không lại khi tỏi cô đơn Phù Yên có giá từ 300-500k/kg.
tỏi cô đơn, tỏi một nhánh Phù yên - Đặc sản Sơn La ngon nhất miền Bắc
tỏi cô đơn, tỏi một nhánh Phù yên – Đặc sản Sơn La ngon nhất miền Bắc

tỏi cô đơn, tỏi một nhánh Phù yên – Đặc sản Sơn La ngon nhất miền Bắc

6. Khoai sọ Thuận Châu

Khoai sọ Cụ Cang là đặc sản Thuận Châu ngon nổi tiếng, với hương vị thơm ngon, ngọt, bùi đặc trưng, ít có loại khoai nào sánh được. Khoai sọ Cụ Cang luộc hoặc nấu canh xương chỉ sau vài phút mùi hương thơm lan tỏa khắp nơi, khiến ai đứng gần cũng phải hít hà.

Cụ Cang là tên gọi của hai bản Cụ và bản Cang của xã Chiềng Ly (Thuận Châu), đất hai bản này được trời ban cho giống khoai sọ ngon nổi tiếng mà bất cứ vùng đất nào trong tỉnh cũng không có được.

Khoai sọ Thuận Châu, ngon số 1 trong các loại khoai đặc sản Sơn La

 

Khoai sọ Thuận Châu, ngon số 1 trong các loại khoai đặc sản Sơn La

Toàn huyện ước có khoảng 120ha khoai sọ, sản lượng đạt 1.440 tấn. Hiện giống khoai sọ Thuận Châu đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển. Và, dĩ nhiên, khoai sọ Cụ Cang ở Thuận Châu trở thành một trong những đặc sản Sơn La nổi tiếng nhất.

 

7.  Nhãn Sông Mã

Những năm 1960, theo lời kêu gọi xây dựng miền núi Tây Bắc, nhiều hộ dân ở Hưng Yên đã đến vùng Sông Mã xa xôi của Sơn La, đem theo cả những cây nhãn quê hương mình. Hợp đất, hợp khí hậu, cây sinh trưởng tốt, quả ngon như ở Hưng Yên. Đến nay, Sông Mã là một trong những vùng trồng nhãn lớn của miền Bắc và đã được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nhãn Sông Mã đã tạo được thương hiệu, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.

Huyện Sông Mã có trên 4.268 ha trồng nhãn tập trung chủ yếu ở các xã dọc sông Mã như: Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Thị trấn, Nà Nghịu, Chiềng Sơ. Năng suất nhãn Sông Mã Sơn La bình quân hằng năm đạt 6 tấn/ha.
 
Đặc sản Sơn La
Bản Hồng Nam – xã Chiềng Khoong  được coi là “cái nôi” của nghề chế biến long nhãn đặc sản Sông Mã. Lúc cao điểm, cả bản có tới 60 hộ tham gia chế biến long nhãn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Mỗi vụ nhãn, xã Chiềng Khoong chế biến được khoảng 100 tấn long nhãn, mang lại doanh thu lớn cho người dân trồng nhãn Sông Mã. Nhãn Sông Mã  tươi sau khi thu hoạch sẽ được dùng dụng cụ để “xoáy” loại bỏ hạt và vỏ. Những múi long tươi được xếp vào phên hoặc sàng và đưa vào lò sấy khô bằng nhiệt. Sau 12 đến 16 tiếng, tùy theo nhiệt độ múi long khô có màu trắng vàng đặc trưng sẽ được ra lò làm nên một loại đặc sản Sơn La vô cùng giá trị.

 

9. Táo mèo Bắc Yên (Sơn tra Bắc Yên)

Táo mèo huyện Bắc Yên có gần 2.230 ha rừng cây sơn tra tự nhiên và trồng mới. trong đó, diện tích sơn tra tự nhiên là gần 400 ha, còn lại là hơn 1.800 ha sơn tra do người dân trồng mới. Với hơn 1.000 ha đã cho thu quả, năm 2018, tổng sản lượng sơn tra của Bắc Yên đạt trên 4.000 tấn quả.. Quả sơn tra Bắc Yên có màu sắc đẹp, mùi thơm, vị ngọt ít chát, thậm chí những quả chín vàng, ngọt như táo ta. Sơn Tra Bắc Yên có hương vị đặc trưng, tiêu biểu, như: Sơn tra má hồng ở Xím Vàng, sơn tra giòn ở Hang Chú (Bắc Yên).

Táo mèo Bắc Yên ngon nổi tiếng Sơn La

Táo mèo Bắc Yên ngon nổi tiếng Sơn La

Quả sơn tra sau khi thu hái có thể để được rất lâu, nếu bảo quản tốt, không bị dập nát thì có thể để được hàng tuần mà vẫn giữ nguyên giá trị. Ngoài ra, sơn tra còn được chế thành những đặc sản Bắc Yên nổi tiếng để mọi người mang đi xa như sơn tra khô, rượu Sơn Tra, Siro Sơn Tra.

10. Chè Tà Xùa Bắc Yên

 Xã Tà Xùa cách huyện lỵ Bắc Yên chừng 14km, ở độ cao hơn 2300m so với mực nước biển, những cây chè Tà Xùa 200 năm tuổi,  quanh năm được bao phủ trong biển mây cho nên có vị ngon khác biệt. Chè tà xùa có thân cây lớn, với rất nhiều rêu và địa y bám trên thân. Mỗi khi hái trà, người dân tộc H’Mông phải trèo lên cây cao, hái từng búp trà non bỏ vào gùi. Thường mỗi cây trà cổ thụ khi hái tốn rất nhiều công sức, và năng suất cũng không cao,  mỗi cây trà cổ thụ khi hái chỉ được vài kg trà búp tươi. Những búp trà xanh mượt đều được sao tay thủ công. Kỳ công thế, cho nên nhắc đến trà, những người sành uống đều biết đến một loại trà cổ thụ mọc trên núi cao của người dân tộc H’Mông với những búp trà trắng như sương tuyết, vị trà ngọt dịu, và có một mùi thơm rất lạ – tên gọi TRÀ TÀ XÙA. Nó có hương và vị trà ngọt dịu ngay từ ngụm trà đầu tiên, nhưng nếu đã quen rồi thì khó mà bỏ được. Trà uống được khá nhiều nước, trung bình 4-5, thậm chí 6 lần nước trà Tà Xùa vẫn giữ nguyên hương vị.
 
Chè Tà Xùa - đặc sản Bắc yên
Một cái đặc sắc nữa khiến trà Tà Xùa trở thành 1 trong những đặc sản Sơn La nổi tiếng nhất là loại chè này sạch 100% vì bà con không bao giờ biết bón phân và phun thuốc .

11. Na Mai Sơn

Những năm 1990, cây na dai được đưa vào trồng tại huyện Mai Sơn, mới đầu chỉ có vài hộ trồng, nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích na ngày càng được mở rộng. Từ chỗ chỉ có vài ha đến nay huyện Mai Sơn đã có hơn 140 ha trồng na (tập trung chủ yếu ở xã Cò Nòi và thị trấn Hát Lót), trong đó 129 ha đã cho thu hoạch, 30,5 ha được trồng theo quy trình VietGAP, sản lượng đạt 1.416 tấn quả/vụ.
Na Mai Sơn - Đặc sản Sơn La

Na Mai Sơn – Đặc sản Sơn La

Na Mai Sơn – Đặc sản Sơn La

Na Mai Sơn có kích cỡ quả vừa phải, tròn đều, mắt vỏ lồi đều; trọng lượng trung bình từ 0,3-0,4 kg/quả, ít hạt, thịt quả có màu trắng ngà, dai, vị ngọt đậm, mùi thơm dịu. Vụ na ở Mai Sơn bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Những năm gần đây, các hộ trồng na ở Mai Sơn áp dụng tiến bộ khoa học vào chăm bón, đặc biệt là bà con thực hiện kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho cây nhờ vậy năng suất chất lượng cao hơn, quả to, ít hạt, vỏ mềm, mỏng, gai to, mắt nở phẳng, nhiều cùi hơn, ăn có vị thơm ngon đặc trưng.

 Chính vì vậy sản phẩm na dai Mai Sơn tiêu thụ hết sức thuận lợi, nhiều thương lái vào tận vườn để thu mua. Loại na dai đặc sản Mai Sơn này chủ yếu được xuất bán sang các thị trường như Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận để tiêu thụ.
 

12.Cà phê Sơn La

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp đưa cà phê vào trồng tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Nơi đây trở thành khu vực sản xuất cà phê Arabica cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành cà phê tại Pháp vào thời điểm đó. Vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil.
 
cafe sơn la
Với sức sống mãnh liệt, không phải chịu cảnh cao nguyên khô hạn khi vào mùa như ở Tây Nguyên, cây cà phê Arabica ở Sơn La cho quả có mùi thơm hương hoa, ít vị đắng, được nhiều khách hàng xếp vào hạng cà phê đặc biệt – Specialty Coffee, sánh ngang với những cái tên danh tiếng trên bản đồ cà phê thế giới.

Trên đây mới chỉ điểm qua được 12 đặc sản Sơn La nổi tiếng nhất, ngoài ra còn rất nhiều sản vật khác của 12 huyện, thành phố. Du lịch Mộc Châu sẽ chọn và giới thiệu dần đến du khách gần xa. 

Các đặc sản Sơn La có thể tìm mua tại một số siêu thị đặc sản Tây Bắc tại Mộc Châu như: Mộc Châu Food, Dairy Farm và các điểm dừng nghỉ dọc quốc lộ 6

Thành Đạo tổng hợp

Khí hậu ôn đới mát mẻ, bao quanh là núi với độ cao trên 1000 m, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất hiếm hoi mang lại nguồn sữa chất lượng nhất cả nước. Vì vậy, kể tên, phải nhắc đến sữa Mộc Châu đầu tiênPhát triển đàn bò quy mô trên 25.000 con, liên kết chặt chẽ với gần 600 hộ nông dân để chăn nuôi theo quy trình VietGAP, tự chủ nguồn sữa tươi hơn 100.000 tấn mỗi năm… là “bí quyết” giúp Mộc Châu Milk không ngừng phát triển. Mộc Châu Milk đã trở thành biểu tượng cho sự thuần khiết mát lành từ thiên nhiên, nhiều năm liền được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, được tổ chức Kantar Worldpanel ghi nhận nằm trong Top 5 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất năm 2018.Ngoài sữa tươi, sữa UHT, sữa thanh trùng, tiệt trùng Mộc Châu, người tiêu dùng còn ưa thích các sản phẩm sữa chua nếp cẩm Mộc Châu, bánh sữa Mộc Châu, bơ Mộc Châu…Có nhiều và lịch sử lâu đời, nhưng phải đến năm 1958, cây chè mới trở thành giống cây trồng chủ lực đem lại hình ảnh nổi tiếng cho Mộc châu. Chè đã được cán bộ chiến sĩ Nông trường Quân đội” đưa vào trồng thử nghiệm đầu tiên tại cao nguyên Mộc Châu ở khu vực 66, Chè Đen bây giờ. Sau gần 60 năm, cây chè ở Mộc Châu được phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung rộng lớn, với nhiều giống chè năng suất, chất lượng cao.Hiện nay, chè là một trong nhữngcó tiếng, huyện Mộc Châu có tổng diện tích chè trên 3000ha ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 23.000 tấn. Chè tại mộc châu chủ yếu là giống chè shan tuyết, chiếm tới 2500ha trên diện tích của hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ. năm 2010 Chè Shan tuyết Mộc Châu đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Sau 8 năm sản xuất và nâng cao chất lượng Chè Shan tuyết Mộc Châu đã có mặt tại thị trường nước ngoài và là 1 trong 2 đối tượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ đưa vào vùng đăng ký chỉ dẫn địa lý tại thị trường nước ngoài.Mới được đưa về trồng tại Mộc Châu ngót 20 năm nay, nhưng trà ô long được thị trường Đài Loan (cha đẻ của trà ô long) ưa chuộng, người Việt cũng bắt đầu quen uống, và trên thị trường quốc tế, người tiêu dùng bắt đầu thích trà ô long Mộc Châu.Yên Châu được thiên nhiên ban tặng giống xoài thơm ngon nức tiếng gần xa. Trước đây xoài Yên Châu là giống xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam được liệt kê trong danh mục cần giữ gìn và phát triển của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Ngày 15-12-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa xoài Tròn Yên Châu vào danh mục nguồn gien cây trồng qúy hiếm cần bảo tồn và phát triển theo quyết định số 79/2005/QĐ-BNN, và đến nay đã đường hoàng có chứng nhận chỉ dẫn địa lý…Tổng diện tích xoài trên địa bàn huyện hơn 600 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Lóng Phiêng, Tú Nang, Chiềng Hặc với sản lượng bình quân trên 500 tấn quả/năm. Yên Châu hiện có nhiều giống xoài như Muồng mút, Muồng ngu, Mắc trai, Muồng sáy thường mọc tự nhiên thành rừng và cho nhiều hương vị đậm đà khác nhau, bên cạnh đó còn nổi bật hai giống xoài Tròn (Muồng kẻo) và xoài Hôi (Muồng khăm), bởi vị ngọt và hương thơm của xoài chín hấp dẫn, không lẫn với xoài nơi khác được. Riêng xoài Tròn, “nhỏ mà có võ” đã làm nên tên tuổi “xoài Yên Châu” và lànổi tiếng nhất huyện nhà.Mấy năm nay, xoài Yên Châu bắt đầu làm nên thương hiệu chonhờ giống xoài mới quả to từ 800g đến 1,5kg. Giống này mới du nhập về, quả to, cùi dày, ngọt, thơm và được xuất khẩu sang thị trường quốc tế.Yên Châu cũng còn khá nhiều đặc sản khác nữa, xem tại đây: Đặc sản Yên Châu ngon Với trên 10.500 ha diện tích lòng hồ, huyện Quỳnh Nhai có tiềm năng về khai thác, đánh bắt thủy sản, sản lượng cá đánh bắt trung bình từ 400 đến 600 tấn/năm, chủ yếu là các loại cá vụn, cá tạp, cá mương chiếm trên 80% lượng cá đánh bắt. Ngoài ra còn tôm, và các loại cá lớn khác, trong đó nay đã nuôi cả cá tấm có giá trị kinh tế cao.Các sản phẩm cá, tôm không chỉ xuất tươi mà còn được chế biến theo nhiều cách để xuất đi xa và bán cho du khách.Cá khô, cá hun khói, mắm cá, cá rim cay: nhiều hộ dân đã chế biến cá như vậy, trong đó nổi bật nhất là đặc sản sông Đà Đức Ngọc. Sản phẩm được chế biến trên ý tưởng của các bạn trẻ người Quỳnh Nhai tâm huyết với quê hương mình và có khát vọng làm giàu trên quê hương. Cá tép dầu rim cay, cá hun khói, ruốc cá…. Rất được khách du lịch và thực khách các nơi ưa chuộngNước mắm Quỳnh Nhai: Cá nước ngọt ở Quỳnh Nhai có thành phần Protein cao, khoảng 18%, tương đương với cá cơm; đặc biệt cá có cấu trúc cơ vững chắc nên cho sản phẩm nước mắm trong, đỏ. Cá mương ở lòng hồ thủy điện Sơn La được đánh bắt tự nhiên, sạch, nên cho ra sản phẩm nước mắm chất lượng, độ đạm cao. Cá được sơ chế, làm sạch, nghiền nhỏ. Sau đó phối trộn với chế phẩm Enzim, muối và nước với tỉ lệ thích hợp và phơi nắng từ 1-2 tháng. Quy trình sản xuất nước mắm áp dụng theo phương pháp Enzim do Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ Thực Phẩm (Hà Nội) chuyển giao, nhờ đó chất lượng sản phẩm tốt, an toàn.Tỏi Cô đơn Phù Yên, hay tỏi một nhánh lànức tiếng gần xa. Khác với những loại tỏi thông thường, có nhiều tép, tỏi cô đơn chỉ có duy nhất một tép nhỏ bằng ngón tay út. Loại tỏi này chứa nhiều dinh dưỡng và có khả năng chữa được bệnh. Chính vì vậy tỏi cô đơn Phù Yên được người tiêu dùng nhiều nơi săn đón.Khi thu hoạch lúa xong bà con chuyển sang trồng tỏi, mà cũng chỉ là trồng tỏi tía chứ không có giống tỏi cô đơn, mà cũng không ai chủ định trồng tỏi cô đơn mà thành cả, tỏi khắc tự có trong hàng nghìn m2 tỏi tía. Theo người dân, chỉ giống tỏi tía ở Phù Yên và trồng đúng trên đất cát ở đây mới ra thành tỏi cô đơn. Mang đi chỗ khác đều không được. Đã giá trị cao, lại còn hiếm, thế nên không lại khi tỏi cô đơn Phù Yên có giá từ 300-500k/kg.Khoai sọ Cụ Cang làngon nổi tiếng, với hương vị thơm ngon, ngọt, bùi đặc trưng, ít có loại khoai nào sánh được. Khoai sọ Cụ Cang luộc hoặc nấu canh xương chỉ sau vài phút mùi hương thơm lan tỏa khắp nơi, khiến ai đứng gần cũng phải hít hà.Cụ Cang là tên gọi của hai bản Cụ và bản Cang của xã Chiềng Ly (Thuận Châu), đất hai bản này được trời ban cho giống khoai sọ ngon nổi tiếng mà bất cứ vùng đất nào trong tỉnh cũng không có được.Khoai sọ Cụ Cang thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch. Nhờ đặc điểm khác biệt về khí hậu và thổ nhưỡng nên khoai sọ trồng trên đất Cụ Cang cho củ to, khi ăn có hương vị thơm ngon lạ thường, khắc hẳn khoai sọ vùng khác, hấp dẫn nhiều thực khách.Toàn huyện ước có khoảng 120ha khoai sọ, sản lượng đạt 1.440 tấn. Hiện giống khoai sọ Thuận Châu đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển. Và, dĩ nhiên, khoai sọ Cụ Cang ở Thuận Châu trở thành một trong nhữngnổi tiếng nhất.Những năm 1960, theo lời kêu gọi xây dựng miền núi Tây Bắc, nhiều hộ dân ở Hưng Yên đã đến vùng Sông Mã xa xôi của Sơn La, đem theo cả những cây nhãn quê hương mình. Hợp đất, hợp khí hậu, cây sinh trưởng tốt, quả ngon như ở Hưng Yên. Đến nay, Sông Mã là một trong những vùng trồng nhãn lớn của miền Bắc và đã được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nhãn Sông Mã đã tạo được thương hiệu, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và được xuất khẩu ra nước ngoài.Huyện Sông Mã có trên 4.268 ha trồng nhãn tập trung chủ yếu ở các xã dọc sông Mã như: Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Thị trấn, Nà Nghịu, Chiềng Sơ. Năng suất nhãn Sông Mã Sơn La bình quân hằng năm đạt 6 tấn/ha.Bản Hồng Nam – xã Chiềng Khoong được coi là “cái nôi” của nghề chế biến long nhãn. Lúc cao điểm, cả bản có tới 60 hộ tham gia chế biến long nhãn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Mỗi vụ nhãn, xã Chiềng Khoong chế biến được khoảng 100 tấn long nhãn, mang lại doanh thu lớn cho người dân trồng nhãn Sông Mã. Nhãn Sông Mã tươi sau khi thu hoạch sẽ được dùng dụng cụ để “xoáy” loại bỏ hạt và vỏ. Những múi long tươi được xếp vào phên hoặc sàng và đưa vào lò sấy khô bằng nhiệt. Sau 12 đến 16 tiếng, tùy theo nhiệt độ múi long khô có màu trắng vàng đặc trưng sẽ được ra lò làm nên một loạivô cùng giá trị.Táo mèo huyện Bắc Yên có gần 2.230 ha rừng cây sơn tra tự nhiên và trồng mới. trong đó, diện tích sơn tra tự nhiên là gần 400 ha, còn lại là hơn 1.800 ha sơn tra do người dân trồng mới. Với hơn 1.000 ha đã cho thu quả, năm 2018, tổng sản lượng sơn tra của Bắc Yên đạt trên 4.000 tấn quả.. Quả sơn tra Bắc Yên có màu sắc đẹp, mùi thơm, vị ngọt ít chát, thậm chí những quả chín vàng, ngọt như táo ta. Sơn Tra Bắc Yên có hương vị đặc trưng, tiêu biểu, như: Sơn tra má hồng ở Xím Vàng, sơn tra giòn ở Hang Chú (Bắc Yên).Quả sơn tra sau khi thu hái có thể để được rất lâu, nếu bảo quản tốt, không bị dập nát thì có thể để được hàng tuần mà vẫn giữ nguyên giá trị. Ngoài ra, sơn tra còn được chế thành những đnổi tiếng để mọi người mang đi xa như sơn tra khô, rượu Sơn Tra, Siro Sơn Tra.Xã Tà Xùa cách huyện lỵ Bắc Yên chừng 14km, ở độ cao hơn 2300m so với mực nước biển, những cây chè Tà Xùa 200 năm tuổi, quanh năm được bao phủ trong biển mây cho nên có vị ngon khác biệt. Chè tà xùa có thân cây lớn, với rất nhiều rêu và địa y bám trên thân. Mỗi khi hái trà, người dân tộc H’Mông phải trèo lên cây cao, hái từng búp trà non bỏ vào gùi. Thường mỗi cây trà cổ thụ khi hái tốn rất nhiều công sức, và năng suất cũng không cao, mỗi cây trà cổ thụ khi hái chỉ được vài kg trà búp tươi. Những búp trà xanh mượt đều được sao tay thủ công. Kỳ công thế, cho nên nhắc đến trà, những người sành uống đều biết đến một loại trà cổ thụ mọc trên núi cao của người dân tộc H’Mông với những búp trà trắng như sương tuyết, vị trà ngọt dịu, và có một mùi thơm rất lạ – tên gọi TRÀ TÀ XÙA. Nó có hương và vị trà ngọt dịu ngay từ ngụm trà đầu tiên, nhưng nếu đã quen rồi thì khó mà bỏ được. Trà uống được khá nhiều nước, trung bình 4-5, thậm chí 6 lần nước trà Tà Xùa vẫn giữ nguyên hương vị.Một cái đặc sắc nữa khiến trà Tà Xùa trở thành 1 trong nhữngnổi tiếng nhất là loại chè này sạch 100% vì bà con không bao giờ biết bón phân và phun thuốc .Những năm 1990, cây na dai được đưa vào trồng tại huyện Mai Sơn, mới đầu chỉ có vài hộ trồng, nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích na ngày càng được mở rộng. Từ chỗ chỉ có vài ha đến nay huyện Mai Sơn đã có hơn 140 ha trồng na (tập trung chủ yếu ở xã Cò Nòi và thị trấn Hát Lót), trong đó 129 ha đã cho thu hoạch, 30,5 ha được trồng theo quy trình VietGAP, sản lượng đạt 1.416 tấn quả/vụ.Na Mai Sơn có kích cỡ quả vừa phải, tròn đều, mắt vỏ lồi đều; trọng lượng trung bình từ 0,3-0,4 kg/quả, ít hạt, thịt quả có màu trắng ngà, dai, vị ngọt đậm, mùi thơm dịu. Vụ na ở Mai Sơn bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Những năm gần đây, các hộ trồng na ở Mai Sơn áp dụng tiến bộ khoa học vào chăm bón, đặc biệt là bà con thực hiện kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho cây nhờ vậy năng suất chất lượng cao hơn, quả to, ít hạt, vỏ mềm, mỏng, gai to, mắt nở phẳng, nhiều cùi hơn, ăn có vị thơm ngon đặc trưng.Chính vì vậy sản phẩm na dai Mai Sơn tiêu thụ hết sức thuận lợi, nhiều thương lái vào tận vườn để thu mua. Loạinày chủ yếu được xuất bán sang các thị trường như Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận để tiêu thụ.Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp đưa cà phê vào trồng tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. Nơi đây trở thành khu vực sản xuất cà phê Arabica cung cấp nguyên liệu quan trọng cho ngành cà phê tại Pháp vào thời điểm đó. Vùng cà phê chè Sơn La được giới chuyên môn nhận định như Sao Paulo của Brazil.Với sức sống mãnh liệt, không phải chịu cảnh cao nguyên khô hạn khi vào mùa như ở Tây Nguyên, cây cà phê Arabica ở Sơn La cho quả có mùi thơm hương hoa, ít vị đắng, được nhiều khách hàng xếp vào hạng cà phê đặc biệt – Specialty Coffee, sánh ngang với những cái tên danh tiếng trên bản đồ cà phê thế giới.

Rate this post

Viết một bình luận