Dầm cao và Dầm chuyển (Deep Beam & Transfer Beam)

Dầm cao

Dầm được gọi là dầm cao (Deep Beam) khi mang một trong các đặc điểm sau đây:

  • Tỉ số giữa nhịp thông thủy và chiều cao dầm bé hơn hoặc bằng 4
  • Trên dầm xuất hiện tải trọng tập trung trong khoảng bé hơn 2 lần chiều cao dầm tính từ mép gối đỡ

Dưới tác dụng của tải trọng, trong dầm hình thành các thanh chống chịu nén nối giữa vị trí đặt tải trọng và gối đỡ. Giả thiết về biến dạng phẳng trong lý thuyết uốn không còn đúng nữa. Để tính toán dầm cao, hoặc sử dụng phương pháp phân tích với phân bố biến dạng phi tuyến, hoặc sử dụng mô hình giàn ảo (strut-and-tie method) được nêu trong ACI 308-08 – Phụ lục A.

Hình 1:

 Các trường hợp định nghĩa của Dầm cao

Dầm chuyển

Dầm chuyển (Transfer Beam) là cấu kiện dầm có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Do đặc điểm về tải trọng nên hầu hết dầm chuyển đều thuộc dạng dầm cao.

Trên thực tế dầm chuyển được sử dụng tương đối linh hoạt. Trong một số công trình hỗn hợp, do yêu cầu về không gian ở tầng phía dưới (khối thương mại) nên hệ cột ở các tầng dưới có khoảng cách tương đối lớn, trong khi khối căn hộ phía trên yêu cầu kích thước cấu kiện thẳng đứng phải móng do đó hệ vách phía trên mỏng và dài. Trong những trường hợp như vậy, dầm chuyển có chức năng phân phối tải trọng từ các vách về tập trung tại các đỉnh cột (Hình 2).

Hình 2:

 Dầm chuyển được sử dụng để phân phối tải trọng về các cột

Nội dung đầy đủ của bài viết xem thêm tại: https://sites.google.com/site/ketcausoft/Welcome/dam-cao-va-dam-chuyen

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Rate this post

Viết một bình luận