Với những người làm trong nghề xây dựng, dầm chuyển là khái niệm không còn xa lạ gì. Nó là phương pháp thi công quan trọng đối với những công trình xây dựng cao tầng. Vậy, bạn đã hiểu rõ dầm chuyển là gì chưa, chức năng ra sao, cách phân loại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có đầy đủ câu trả lời.
Dầm chuyển là gì
Dầm chuyển – thông tin cần thiết
Dầm chuyển là gì? Đó là giải pháp kết cấu chắc chắn dành cho các dự án xây dựng lớn, dự án cao tầng. Vì các dự án lớn thường có gara ở tầng dưới cùng còn những tầng phía trên dành cho siêu thị, hội trường, văn phòng công ty, phòng họp… Do đặc trưng không gian linh hoạt nên luôn cần hệ thống kết cấu cột, dầm, bê tông cốt thép đi kèm.
Chức năng của dầm chuyển
Chức năng phân phối tải trọng thẳng đứng
– Theo các chuyên gia, dầm chuyển có chức năng phân phối lại tải trọng thẳng đứng nên chủ yếu đều là dầm cao.
– Các công trình hỗn hợp sử dụng phổ biến dầm chuyển vì nó cần có không gian ở tầng dưới, đòi hỏi hệ thống cột tầng phải có khoảng cách lớn theo đúng yêu cầu.
– Đối với những căn hộ tầng cao, dầm chuyển dùng để phân phối tải trọng từ các vách tập trung về tại các đỉnh cột. Nhờ thế, tải trọng ngôi nhà được phân phối đều xuống móng, giảm thiểu nguy cơ sụt lún, nứt tường…
– Mặt khác, sử dụng dầm chuyển sẽ không làm phát sinh lực chọc thủng hay mô men uốn. Do đó, chi phí đài cọc sẽ giảm tối đa, chi phí công trình cũng giảm đáng kể.
Phân loại dầm chuyền
Phân loại dầm chuyển dựa theo vật liệu
Dựa theo vật liệu cấu thành, dầm chuyển được phân ra thành hai loại: dầm bê tông cốt thép và dầm thép. Trong đó, dầm chuyển bê tông cốt thép được làm từ bê tông cốt thép, nguyên liệu sẵn có, dễ chế tạo nên ngày càng được ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, loại dầm chuyển này kích thước lớn, trọng lượng lớn nên thi công sẽ khó khăn hơn.
Còn dầm chuyển thép làm từ thép, dễ chế tạo, đảm bảo hiểu quả kinh tế tuyệt vời, trọng lượng nhỏ. Nhược điểm của loại dầm này là vật liệu sắt thép giá cao, không phổ biến, công nghệ lắp đắt và thiết kế kết cấu thép không hề đơn giản.
Phân loại dầm chuyển dựa theo phương pháp thi công
– Dầm chuyển bê tông thi công tại chỗ: dùng ván khuôn lắp ghép đồng thời lắp đặt cốt thép, đổ bê tông ở tại vị trí thiết kế. Ưu điểm của loại dầm này là cấu kện toàn khối nên vững chắc, khả năng chịu tải cực tốt. Tùy theo nhu cầu mà người ta có thể chế tạo được nhiều loại cấu kiện theo mong muốn. Nhược điểm của nó là tốn kém nguyên vật liệu, thi công phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài.
– Dầm chuyển thi công lắp ghép: Các bộ phận được chế tạo riêng biệt sau đó ghép lại với nhau theo đúng vị trí trong thiết kế. Ưu điểm của loại dầm này là tiết kiệm thời giant hi công, giảm thiểu một số vật liệu để làm khuôn, thời giant hi công được rút ngắn mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nhược điểm khi thi công dầm chuyển lắp ghép là phải vận chuyển và lắp đặt. Hơn nữa, các mối nối giữa các dầm cũng cần xử lý khoa học, chắc chắn nên mất nhiều thời gian, công sức.
Các loại kết cấu dầm chuyển của nhà cao tầng
Do đặc trưng của nhà cao tầng là phải chịu tải lớn nên người ta thường áp dụng phương pháp dầm chuyển. Các loại dầm phổ biến trong kết cấu nhà cao tầng bao gồm:
– Dầm chuyển 1 nhịp đỡ cột
– Dầm chuyển 1 nhịp đỡ vách
– Dầm chuyển 2 nhịp đỡ vách
– Dầm chuyển đỡ cách có mở lỗ
Một số lưu ý cần thiết khi thi công dầm chuyển
Thi công dầm chuyển phải đảm bảo tính kỹ thuật, độ an toàn
Khi thi công dầm chuyển thì nguyên tắc quan trọng nhất là phải đảm bảo lực chống đỡ tốt nhất. Bởi dầm có kích thước lớn, trọng lượng lớn nên đòi hỏi phải có bệ đỡ cột pha ở ngay tầng dưới dầm chuyển, thậm chí có thể thêm 2 đến 3 tầng ở tầng dưới nữa. Như thế mới an tâm trong quá trình thi công, hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn.
– Theo tính toán của các kỹ sư, giải pháp thi công dầm chuyển mất nhiều thời gian, phải chia thành nhiều đợt khác nhau nên giá thành thi công, các khoản chi phí khác sẽ đội lên so với những công trình thông thường.
– Vì thi công dầm chuyển không đơn giản nên khi tiến hành cần có sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng, cần có những người am hiểu điều hành, giám sát. Tuyệt đối không để sai sót về mặt kỹ thuật xảy ra vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.
– Khi đổ bê tông, quá trình thủy hóa sẽ tạo ra một lượng nhiệt cực lớn. Để đảm bảo an toàn, người thi công phải có các biện pháp hữu hiệu để giảm nhiệt độ bên trong kết cấu xuống thấp hơn 57 độ, mức độ chênh lệch nhiệt độ không lớn hơn 20 độ so với quy định.
– Dầm chuyển nên đúc nguyên khối, liên tục, có cột pha chống đỡ chắc chắn ở phía dưới để không bị võng, không bị lệch.
– Thi công dầm chuyển tránh làm qua loa, đại khái vì nó có thể gây tai nạn trong lao động, ảnh hưởng tới chất lượng công trình về lâu về dài
– Sau khi hoàn tất công đoạn dầm chuyển bạn cần tiến hành nghiệm thu thận trọng. Nếu phát hiện ra bất cứ sự cố hay sai sót nào thì cần phải điều chỉnh, xử lý ngay.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích, thú vị về dầm chuyển bạn có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật thi công dầm chuyển hãy liên hệ ngay với Sofia Việt theo số hotline: 035.699.6666 sẽ được hỗ trợ tận tình, chu đáo.