8. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
7. Dịch vụ làm Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh của ACC có lợi gì?
6. Mức phạt cụ thể khi không có Giấy chứng nhận
1. Bán tạp hóa có cần phải đăng ký kinh doanh không? Bán tạp hóa có cần giấy phép kinh doanh không?
Đăng ký kinh doanh bán tạp hóa như thế nào? loại hình kinh doanh phù hợp là Hộ kinh doanh. Bài viết cung cấp thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng bán tạp hóa.
1. Bán tạp hóa có cần phải đăng ký kinh doanh không? B
án tạp hóa có cần giấy phép kinh doanh không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Bán tạp hóa không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh nêu trên. Như vậy, trường hợp bán hàng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hình thức đăng ký kinh doanh phù hợp nhất đối với kinh doanh tạp hóa là Hộ kinh doanh.
2. Quyền thành lập, đăng ký kinh doanh bán tạp hóa
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh.
3. Đặt tên hộ kinh doanh bán tạp hóa
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây: Loại hình “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy phép kinh doanh hàng tạp hóa
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.
5. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tạp hóa
Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. (Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Hộ kinh doanh nộp lại Giấy biên nhận và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Thẩm quyền:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời gian:
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Số lượng bộ hồ sơ cần nộp: 01 bộ
Lệ phí:
Thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương để xác định mức thu phí, lệ phí cho phù hợp.
Ví dụ: tại địa bàn Thành phố Đà Nẵng, lệ phí đăng ký là 100.000 đồng.
6. Mức phạt cụ thể khi không có Giấy chứng nhận
Căn cứ Khoản 2, Khoản 5 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
“Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
7. Dịch vụ làm Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh của ACC có lợi gì?
Tự hào là đơn vị hàng đầu về Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh vì vậy luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho quý khách. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho quý khách.
Luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
Luôn hướng dẫn setup đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ cở kinh doanh.
Luôn cung cấp hồ sơ rất đơn giản. (Hồ sơ khó ACC thay mặt quý khách soạn thảo)
Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã sử dụng dịch vụ thành công.
8. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa mất bao nhiêu tiền?
Khi tiến hành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì chủ cửa hàng phải chịu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể là 100.000 đồng/lần.
Ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, cửa hàng tạp hóa còn cần phải xin thêm loại giấy phép nào?
Cửa hàng tạp hóa là cửa hàng buôn bán tổng hợp nhiều loại hàng hóa. Do vậy, đối với một số mặt hàng muốn được bán thì phải đáp ứng quy định về xin giấy phép. Cụ thể:
- Nếu cửa hàng kinh doanh thực phẩm như sữa, đồ ăn nhanh thì cần thêm giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nếu kinh doanh thuốc lá, rượu cần xin giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá.
- Ngoài ra còn cần xin thêm giấy phòng cháy chữa cháy,…
Các loại thuế cần nộp sau khi nhận được giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa?
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa, chủ cửa hàng phải nộp các loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.
Chi phí dịch vụ tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
✅ Kinh doanh
⭕ Cửa hàng tạp hoá
✅ Dịch vụ:
⭐ Trọn gói – Giá rẻ
✅ Liên hệ
⭕ Zalo hoặc 1900.3330
✅ Hỗ trợ:
⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:
⭕ 1900.3330
Đánh giá post