Như mọi người vẫn đồn thổi trứng ngỗng tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn thế nào cho đúng cách? Trứng ngỗng kỵ với gì? Nhưng điều đó không phải ai cũng biết. Hãy để Tapchinhabep.net giải đáp giúp bạn.
Trứng ngỗng có thực sự tốt như bạn nghĩ?
Nhiều người có niềm tin sắt đá rằng ăn trứng ngỗng rất tốt. Chẳng thế mà từ phụ nữ mang thai đến trẻ em cũng đều được bổ sung trứng ngỗng vào thực đơn. Với trẻ em thì nhiều mẹ cho rằng cho con ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh, lớn nhanh và phát triển toàn diện mà không biết rằng thực chất để con thông minh, phát triển thì chỉ cần bổ sung hàm lượng trứng gà vừa đủ trong một tuần là đã tốt nhất rồi.
Nhưng thực tế thì sao?
Một cái trứng ngỗng có chứa khoảng 13.5% protein, 0.33mg % vitamin A, 13.2% lipid, 0.10mg % B1 và khoảng 0.3mg % vitamin B2. Với tỉ lệ dinh dưỡng như thế này thì không bằng dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà.
Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). Trứng ngỗng cũng có nhiều cholesterol và giàu lipid.
Tuy hàm lượng vitamin không bằng trứng gà nhưng giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này cũng không thể phủ nhận. Vậy nên ở một góc nhìn nào đó thì nó cũng là món ăn bổ dưỡng.
Do đó mẹ thỉnh thoảng cũng có thể bổ sung trứng ngỗng vào bữa ăn thay vì trứng gà, vịt cũng là cách giúp đa dạng, sinh động hơn cho bữa ăn của cả gia đình. Và bạn cũng cần lưu ý những đồ ăn kỵ với trứng ngỗng để không có sự cố nào xảy ra.
Trứng ngỗng kỵ với gì?
Trứng ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng ngỗng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra những căn bệnh.
Đừng dại mà ăn trứng ngỗng với tỏi
Cũng giống như trứng gà, trứng vịt, khi bạn ăn trứng ngỗng tuyệt đối không được ăn cùng với tỏi. Bởi nó có thể làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt là khi rán trứng, bởi khi tỏi cháy xem quá nhiều sẽ sinh ra chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thịt thỏ không kết hợp với trứng ngỗng
Theo Đông y, thịt thỏ có tính lạnh, mà hàm lượng chất đạm trong trứng ngỗng cũng có tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích ứng hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Không nên ăn trái hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 g muối). Nếu không bị buồn nôn, hãy uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể.
Không ăn trứng với óc lợn
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
Trứng ngỗng tránh xa sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng bạn không bao giờ được uống sau khi đã ăn trứng ngỗng. Vì sao? Protein trong trứng kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ chất đạm.
Cùng với sữa đậu nành, trà xanh cũng là thứ đồ uống nghiêm cấm sau khi ăn trứng ngỗng. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Làm gì khi ăn phải món kỵ nhau?
Sau khi ăn món trứng ngỗng với các món ăn, uống kỵ nhau, nếu trong vòng 1- 2 giờ thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu là đã ăn phải món kị nhau. Ngay lập tức dùng nước ozesol hoặc pha 20g muối với 200ml nước sôi để uống. Hoặc có thể uống nước gừng tươi nóng ấm để gây nôn, nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa.
Lỡ ăn trứng có dính tỏi mà xuất hiện triệu chứng ngộ độc, cần uống nhiều nước gừng tươi ấm để gây nôn, thải độc. Cần biết là sau khi đã hết ngộ độc, cần dùng thêm thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc hại còn tồn tại trong cơ thể.
Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp ích hơn cho các bạn trong quá trình chế biến các món ăn và sống khỏe hơn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: