Khi nền kinh tế phát triển, diện tích đất nông nghiệp giảm bớt và đất thương mại, dịch vụ ngày càng nhiều. Nhưng cũng có những cách hiểu chưa chính xác về loại đất này. Kính mời quý độc giả tham khảo bài viết này của Luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về Đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ là phần đất nhà nước đền bù cho những hộ dân bị thu hồi trên 1/3 diện tích đất nông nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, mỗi một suất đất thông thường sẽ có diện tích khoảng 40 – 50 mét vuông và khi chính quyền địa phương hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tiến hành sẽ tổ chức bốc thăm số lô đất cụ thể.
Đặc điểm của đất dịch vụ
Đất dịch vụ mang những đặc điểm như sau:
– Về cơ sở hạ tầng của đất dịch vụ sẽ được xây dựng tại thời điểm trước hoặc xây đồng thời với xây dựng khu đô thị, điều này là một cơ hội để để người dân có thêm những điều kiện thuận lợi nhất để tạo ra nguồn kinh tế, nguồn thu nhập cho bản thân từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội.
– Đất dịch vụ thường có vị trí nằm ở rìa hoặc nằm trong các khu đô thị có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi hoặc nằm trong các dự án khu đô thị mới nào đó. Nói chung là vị trí được đánh giá là đẹp và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
– Tiếp theo, đối với những hộ dân có đất dịch vụ khi họ làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở thì sẽ không phải mất khoản phí sử dụng mà vẫn được bồi thường theo giá đất nếu nhà nước thu hồi đất.
– Diện tích của mảnh đất không được quy định rõ ràng tuy nhiên có thể rơi vào khoảng 40-50 m2 tùy theo quy định hoặc quy hoạch của từng vùng, từng vị trí.
– Theo quy định tại Điều 125 – Luật đất đai năm 2013 thì người dân có đất dịch vụ có thể sử dụng điện tích đất của mình lâu dài như đối với đất ở. Nếu thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì sẽ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi muốn xây nhà cao tầng, hoặc công trình xây dựng cao tầng trên đất dịch vụ cần phải bảo đảm sao cho việc xây dựng sát theo quy hoạch khu vực nói chung.
Phân loại đất dịch vụ?
Đất dịch vụ hiện nay được chia làm 02 loại, cụ thể:
– Đất dịch vụ đấu thầu ở các khu vực công trình công cộng như là bến xe, chợ…
– Đất dịch vụ được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án.
Đối với những khái niệm thường gặp đất dịch vụ 5%, 7%, 10% là cách gọi về tỉ lệ bồi thường hoặc giao đất theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và hiện nay, luật đất đai không có khái niệm về đất dịch vụ 5%, 10% mà chỉ quy định về đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với đất 10% có thể hiểu là hộ dân bị thu hồi được đền bù bằng 10% diện tích đất thu hồi theo quy định của địa phương.
Còn đất 5%, 7% thì theo quy định của luật đất đai, mỗi cấp xã lập ra quỹ đất nông nghiệp phục vụ công ích là 5% hoặc trên 5% tùy theo quỹ đất của từng địa phương.
Do đó, không có đất dịch vụ 5%, 7% mà nó chỉ là tên gọi của đất công ích 5% giao cho các hộ gia đình canh tác.
Như vậy, với câu hỏi đất dịch vụ là gì thì có thể hiểu ngắn gọn là đất do nhà nước bồi thường khi hộ dân bị thu hồi đất giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Vậy đất dịch vụ có được làm sổ đỏ không?
Kinh nghiệm mua đất dịch vụ
Kinh nghiệm khi giao dịch đất dịch vụ là gì hẳn là mối quan tâm đối với cả các nhà đầu tư bất động sản mới vào nghề và thậm chí cả với những người “lão luyện”. Nếu bạn thực sự có hứng thú với loại hình đất dịch vụ hiện nay thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
Cân nhắc rủi ro cẩn thận
Đật dịch vụ có thể mang đến cho người mua một khoản siêu lợi nhuận nhưng kèm theo đó cũng có rất nhiều rủi ro, bởi hầu hết đất dịch vụ tại thời điểm giao kết là không có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thời gian chờ đợi được giao đất sẽ tương đối lâu và diện tích đất trên giấy tờ và thực tế có thể không chính xác.
Xem xét việc đặt cọc tiền mua đất dịch vụ
Như đã nói ở trên, đất dịch vụ hầu hết là đất chưa có sổ đỏ. Tuy nhiên nếu chủ sở hữu mảnh đất bạn muốn mua đang trong thời gian chờ được cấp sổ đỏ hoặc các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương thì bạn không nên tiến hành mua đứt. Bạn nên đảm bảo mình đang giao dịch với chủ sở hữu của mảnh đất và xác minh rõ được các giấy tờ nhà đất có liên quan thì mới giao đủ số tiền.
Tuy nhiên nếu bạn thực sự ưng ý mảnh đất mình đang nhắm tới thì có thể thực hiện đặt cọc. Cả bạn và chủ sở hữu sẽ viết giấy nhận tiền và ấn định ngày thực hiện giao dịch mua bán chính. Đây là cách vừa giúp bạn giữ được mảnh đất ưng ý mà không lo bị mua phải mảnh đất không minh bạch.
Tìm hiểu kỹ thủ tục pháp lý khi mua đất dịch vụ
Việc mua đất dịch vụ sẽ kèm theo 1 số rủi ro như đã phân tích ở trên, do đó, người mua cần tìm hiểu ký thủ tục pháp lý khi tiến hành mua đất dịch vụ để tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình giao dịch.
Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?
Việc đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không là vấn đề pháp lý được rất nhiều người quan tâm. Đất dịch vụ là đất mà nhà nước bồi thường cho người bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp, đất này được nhà nước giao sử dụng lâu dài và chưa có sổ đỏ, vì thế nếu muốn chuyển nhượng cho người khác sẽ không thực hiện được bởi không có giấy tờ hợp lệ.
Về bản chất, đất dịch vụ được cấp để hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đất kinh doanh dịch vụ, không nhằm mục đích ở. Và đất dịch vụ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đảm bảo các điều kiện và giấy tờ phù hợp.
Vì đất dịch vụ thường gần hoặc nằm trong khu đô thị, vì vậy ngoài mục đích chính là sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại thì có thể chuyển đổi sang đất ở. Chủ sở hữu nếu muốn chuyển thành đất ở thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Các quy định của pháp luật về đất dịch vụ
– Về việc chuyển nhượng, mua bán đất dịch vụ: Đất dịch vụ có thể chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế hoặc thế chấp. Các điều kiện để thực hiện các giao dịch này được quy định chi tiết tại Điều 188 – Luật Đất đai năm 2013.
– Về việc xây nhà ở trên đất dịch vụ: Như trên cũng đã đề cập người dân xây nhà trên đất dịch vụ sẽ được coi như nhà ở kết hợp kinh doanh. Họ vẫn có thể xây nhà ở cao tầng miễn là việc xây dựng đó tuân thủ theo đúng với lộ trình quy hoạch đô thị tại khu vực đó. Và tất nhiên việc xây nhà trên đất dịch vụ thì người dân phải tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về đất dịch vụ, nếu còn những thắc mắc đất dịch vụ là gì, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 19006557 để được giải đáp.