Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy đặt một tép tỏi tươi dưới gối để đạt được những lợi ích không ngờ tới.
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn được coi là phương thuốc tự nhiên chữa khá nhiều bệnh như chống viêm, chữa cảm lạnh… Tuy nhiên, còn có một phương pháp khác bạn có thể dùng tỏi để chữa bệnh là đặt một nhánh tỏi đã bóc vỏ dưới gối khi đi ngủ.
1. Cải thiện giấc ngủ
Đặt tỏi dưới gối là biện pháp hữu hiệu cho người mất ngủ. (Ảnh minh họa)
Mất ngủ luôn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Mặc dù mất ngủ không phải là một bệnh nhưng tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Trên thực tế, đặt tỏi dưới gối trước khi ngủ có tác dụng tốt cho giấc ngủ.
Tỏi sẽ tỏa ra hợp chất lưu huỳnh allicin có thể có tác dụng giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, magie và kali trong loại củ này sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Magie hỗ trợ giấc ngủ sâu, phục hồi bằng cách giúp duy trì mức GABA (acid gamma – aminobutyric) lành mạnh, đây là chất dẫn truyền thần kinh làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh trong não và hệ thần kinh trung ương, từ đó làm tăng thư giãn và giảm căng thẳng. Kali được cho là làm tăng hiệu quả giấc ngủ và giảm việc bị thức giấc.
2. Khử trừng
Tỏi có chứa sulfide, là hợp chất kháng khuẩn hữu hiệu trong giới thực vật. Nó có tác dụng diệt nấm, vi rút và vi khuẩn rất tốt.
Nếu chúng ta không thay ga giường kịp thời, hoặc đổ mồ hôi nhiều khi ngủ, sẽ có một số vi khuẩn hay thậm chí là bọ, ve bám trên ga trải giường. Đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn còn sót lại trên gối, tránh gây hại cho cơ thể.
3. Tăng tuần hoàn máu của cơ thể
Chất dinh dưỡng trong củ tỏi giúp cải thiện tuần hoàn máu (Ảnh minh họa)
Khi ngủ vào ban đêm, con người về cơ bản không di chuyển nhiều, do đó tuần hoàn máu có thể không được thông suốt. Những người có tuần hoàn máu kém thường cảm thấy khó chịu hơn sau khi thức dậy. Trong trường hợp này, tỏi cũng có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề, vì một chức năng khác của allicin trong tỏi là thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất của cơ thể, giúp ngăn ngừa một số vấn đề về mạch máu như tắc nghẽn mạch máu.
4. Giảm nghẹt mũi
Nếu bạn bị tắc mũi hoặc khó thở thì việc để tỏi gần hệ hô hấp cũng sẽ giúp cải thiện vấn đề này rõ rệt. Allicin có trong tỏi sẽ chặn hai nhóm enzyme tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền nhiễm xâm nhập và tồn tại trong cơ thể.
Tỏi có chứa chất kháng khuẩn, virus và nấm, giúp cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh nhờ chứa allicin và scordinin. Đồng thời, mùi hương của tỏi giúp giảm hiện tượng viêm và sung huyết, giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi sẽ thông thoáng hơn và giảm nghẹt, giấc ngủ cũng từ đó mà ngon và sâu hơn.
5. Ngăn ngừa rụng tóc
Các chất dễ bay hơi như tinh dầu tỏi có trong tỏi có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể con người một cách hiệu quả, kích thích tuần hoàn máu của đầu, có tác dụng nuôi dưỡng các nang tóc của con người rất tốt, nhờ đó tóc sẽ dày hơn, có thể cải thiện hiện tượng rụng tóc.
6. Đuổi muỗi và côn trùng
Mùi cay nồng của tỏi còn có tác dụng xua đuổi muỗi. (Ảnh minh họa)
Theo những nghiên cứu khoa học, mùi cay nồng trong tỏi có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là ruồi và muỗi. Mùi hương trong tỏi khiến những loại côn trùng này bị mất phương hướng và không thể xâm nhập vào nhà. Ngoài để tỏi ở dưới gối, còn một cách khác tránh muỗi đốt là thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở vào ban đêm.
Tuy nhiên, để đảm bảo vai trò của việc đặt tỏi dưới gối khi ngủ, bạn cần căn cứ vào khoảng cách tiếp xúc giữa cơ thể và tỏi. Nếu gối dày quá, tỏi để xa cơ thể quá không thể phát huy những hiệu quả chữa bệnh như mong đợi được. Do đó cần có sự điều chỉnh thích hợp giữa gối ngủ cũng như vị trí đặt tỏi để đảm bảo tỏi phát huy khả năng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe.
Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dat-vai-nhanh-toi-duoi-goi-truoc-khi-di-ngu-nhung-dieu-ky-dieu-…Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dat-vai-nhanh-toi-duoi-goi-truoc-khi-di-ngu-nhung-dieu-ky-dieu-nay-se-xay-ra-512022106221249569.htm
Theo HÀ VŨ. Dịch từ Sohu (Phụ Nữ Việt Nam)