5. Bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn nên và không nên ăn gì?
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Đau bụng tiêu chảy buồn nôn cũng là dấu hiệu giúp nhận biết cơ quan tiêu hóa đang “đình công”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng bất thường này để bạn có cách xử lý kịp thời.
1.1. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là một tình trạng đường tiêu hóa bị nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do các loại virus như rotavirus và adenovirus,… xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm. Bệnh viêm dạ dày ruột thường khiến cho người bệnh bị đau bụng buồn nôn tiêu chảy, thậm chí sốt hoặc đau cơ.
1.2. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh khi đường tiêu hóa bị viêm nhiễm dẫn tới tình trạng loét, chảy máu. Bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người trẻ. Triệu chứng thường thấy của bệnh đó là mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy nghiêm trọng. Khi nặng hơn, tình trạng viêm có thể lan rộng, sâu vào các mô ruột khiến cơ thể bị suy nhược, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
1.3. Rối loạn tiêu hoá
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến triệu chứng đau bụng buồn nôn tiêu chảy là do rối loạn tiêu hóa. Đây là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Rối loạn tiêu hóa là do các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, hoặc các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống không phù hợp hoặc sử dụng nhiều đồ uống có cồn.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân thường xuyên ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn kèm tiêu chảy. Nếu xuất hiện triệu chứng nghêm trọng như sụt cân đột ngột, đi ngoài ra máu, đau bụng quằn quại thì bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
1.4. Ngộ độc thực phẩm
Tình trạng này rất dễ gặp phải khi bạn ăn phải những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Sau khi ăn các thức ăn này khoảng 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như: đau bụng theo từng cơn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt. Bệnh nhân bị ngộ độc ở mức độ nhẹ có thể khỏe lại sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng sẽ gây ra các tình trạng tiêu chảy có máu, sốc nhiễm khuẩn thậm chí trụy tim mạch.
1.5. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị viêm đại tràng cấp tính bởi những lý do như: ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dị ứng thức ăn, stress,… Một số trường hợp nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể dẫn tới trình trạng viêm đại tràng mãn tính. Tùy theo mức độ mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau như: chóng mặt buồn nôn tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng và có máu, sốt, cơ thể mệt mỏi, cân nặng sụt giảm.
1.6. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị tổn thương nên lớp mô ở dưới sẽ bị lộ ra và bị viêm loét. Người bị viêm loét dạ dày thường bị đau âm ỉ ở thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đau bụng buồn nôn tiêu chảy. Phần lớn bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP xâm nhập và phát triển trong dạ dày. Những ai có thói quen uống rượu bia, stress quá mức, ăn mặn thường có nguy cơ bị viêm loét dạ dày nhiều hơn so với bình thường.
1.7. Sử dụng thuốc kháng sinh quá liều
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ dẫn đến “nhờn” thuốc mà còn gây nhiều nguy hại tới sức khỏe, biểu hiện dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa như đau bụng buồn nôn tiêu chảy, người mệt mỏi, uể oải.
Nếu tình trạng lạm dụng kháng sinh nặng thì có thể gây tai biến nặng như viêm ruột non, ruột già nhầy có màng giả. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh phải rất cẩn trọng, phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tùy ý uống.
1.8. Căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi quá mức
Khi bị stress hay lo lắng thái quá, cơ thể sẽ sản sinh ra các loại hormone làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dẫn tới đau bụng buồn nôn tiêu chảy. Dần dần chúng còn có thể gây ra các bệnh nặng hơn như: tiêu chảy, viêm loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa,… Đặc biệt, những người trẻ, làm việc với máy tính nhiều và có áp lực công việc lớn thường dễ gặp phải tình trạng này.
2. Xử lý tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ ít bã, hạn chế đồ dầu mỡ, chất béo. Các loại thức ăn cần đảm bảo an toàn vệ sinh và nên được chế biến mềm, nhuyễn để dễ tiêu hóa như cháo, súp.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, đồ uống có ga vì chúng sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người bị tiêu chảy đau bụng có thể ăn sữa chua, sử dụng các sản phẩm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn. Các lợi khuẩn này sẽ hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa, hạn chế được tình trạng tiêu chảy và giúp kích thích người bệnh ăn ngon miệng hơn.
- Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Để bù nước và các chất điện giải mất đi nhanh hơn, bạn cũng có thể uống oresol.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và giữ gìn vệ sinh cá nhân để có thể mau chóng bình phục.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bị các triệu chứng đau bụng buồn nôn tiêu chảy ở thể nhẹ có thể tự xử lý ở nhà, trong một vài ngày phục hồi thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp bệnh tình không có chuyển biến tốt và có triệu chứng nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Các biểu hiện tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn đó là:
- Đau bụng dữ dội không có dấu hiệu giảm.
- Nôn mửa.
- Bị mất nước nghiêm trọng, cơ thể kiệt sức.
- Tiêu chảy nhiều lần, phân có thể lẫn máu.
- Cân nặng sụt giảm nhanh chóng.
- Sốt cao kéo dài, không tỉnh táo.
4. Biện pháp phòng ngừa
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy buồn nôn đau bụng, ví dụ:
Vệ sinh cá nhân:
-
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Tắm rửa, thay quần áo hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập.
Vệ sinh môi trường sống:
-
Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
-
Không vứt rác bừa bãi.
-
Nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm:
-
Nên ăn chín uống sôi.
-
Hạn chế ăn đồ tái sống như gỏi, tiết canh.
-
Rửa sạch tay trước khi chế biến đồ ăn.
-
Thức ăn thừa cần bảo quản đúng cách.
5. Bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn nên và không nên ăn gì?
Khi gặp tình trạng tiêu chảy buồn nôn mệt mỏi, bên cạnh việc đi khám bác sĩ, bạn cũng cần chú ý chế độ ăn uống để khắc phục nhanh nhất.
5.1 Thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn
Sữa chua
Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa thì giải pháp được nhiều người sử dụng đầu tiên đó là ăn sữa chua. Các lợi khuẩn probiotic giúp xoa dịu bao tử, áp chế vi khuẩn xấu, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giảm nhanh đau bụng tiêu chảy buồn nôn.
Táo
Táo là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin vô cùng dồi dào. Hoạt chất này giúp cầm ỉa chảy nhanh chóng, giảm nhanh triệu chứng đầy bụng buồn nôn tiêu chảy. Đồng thời cung cấp đường tự nhiên giúp cơ thể mau phục hồi sau khi bị đi ngoài nhiều lần.
Chuối
Buồn nôn tiêu chảy nên ăn gì cho dễ tiêu? Chuối chính là thứ bao tử bạn cần. Chất kali, pectin, và chất xơ inulin trong chuối giúp hấp thu các chất lỏng dư thừa trong dạ dày đồng thời cung cấp khoáng chất, tăng cường probiotic, bù điện giải giúp trị tiêu chảy nhanh chóng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ổi
Khi bị đau bụng tiêu chảy buồn nôn, người bệnh nên ăn ổi xanh. Bởi hàm lượng cao chất tanin trong ổi giúp giảm bớt bài tiết dịch, giảm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa giúp cầm tiêu chảy cấp tốc.
Quả việt quất
Hoạt chất anthocyanosides trong quả việt quất có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa rất tốt. Từ đó làm giảm nhanh tình trạng nôn mửa, đau bụng tiêu chảy.
Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất như kẽm, protein, selen,.. cung cấp năng lượng, giúp cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe khi bị tiêu chảy. Tuy nhiên bạn nên chế biến món thịt gà thanh đạm, tránh dầu mỡ để hệ tiêu hóa ổn định.
Trứng
Cũng giống thịt gà, trứng rất phù hợp với thể trạng của người suy nhược khi mới ốm dậy. Bạn nên ăn trứng luộc hoặc nấu cháo, tránh sử dụng dầu mỡ bởi có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
Tinh bột
Khi bị tiêu chảy, người bệnh cũng nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, lúa mì, bánh mì,… sẽ giúp hệ tiêu hóa nhẹ nhõm, cải thiện được tình trạng tiêu chảy. Và cung cấp năng lượng giúp cơ thể không bị đuối sức.
Trà hoa cúc
Một trong những cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả nhất là uống trà hoa cúc. Bởi trà hoa cúc rất giàu hoạt chất tanin, có tác dụng giảm co thắt ruột, quét sạch vi khuẩn trong dạ dày, giảm nhanh tình trạng đi ngoài.
Trà gừng
Gừng có vị cay tính ấm, chứa hàm lượng vitamin C, magie và nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường hấp thu, làm dịu các vấn đề về tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và tiêu chảy.
Bổ sung men vi sinh
Bổ sung các sản phẩm men vi sinh có thành phần chứa cả probiotics (các lợi khuẩn) kế hợp với prebiotics (chất xơ hòa tan). Bởi các probiotics trong men vi sinh đóng vai trò bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa, góp phần tăng cường sức đề kháng. Còn prebiotics sẽ có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế các tình trạng tiêu chảy, táo bón. Bên cạnh đó, men vi sinh cũng kích thích ăn uống giúp người dùng có cảm giác thèm ăn hơn.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh khác nhau. Song bạn nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm được bào chế từ công nghệ bao kép Lab2Pro. Đây là công nghệ chế tạo chế phẩm sinh học mới và hiện đại nhất trên thế giới. Đặc điểm ưu việt của chúng là giúp các lợi khuẩn có thể tồn tại lâu hơn trong dạ dày và ruột, do đó sẽ phát huy được tối đa tác dụng trong cơ thể con người. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
5.2. Buồn nôn tiêu chảy nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa nhất là khi bạn đang bị tiêu chảy.
- Thực phẩm tái sống:
Những món ăn tái, gỏi, nem chua có thể chứa ký sinh trùng, vi khuẩn, làm tình trạng đi ngoài nặng hơn.
- Thức ăn cay nóng:
Đồ ăn, gia vị cay nóng sẽ kích thích niêm mạc ruột, làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.
- Thực phẩm từ bơ, đường, sữa:
Đường, sữa, các sản phẩm từ sữa đều chứa lactose. Bị đi ngoài nhiều, enzim lactase sẽ bị hao hụt nhiều dẫn đến khó tiêu hóa được lactose, gây ra các triệu chứng như đau bụng buồn nôn tiêu chảy.
- Tránh xa rượu bia, nước ngọt có ga:
Bị tiêu chảy hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm rõ rệt, người mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy tránh xa rượu bia, đồ uống có ga, hút thuốc lá. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh cũng nên hạn chế những đồ này.
Chắc hẳn bạn đọc đã hiểu thêm về các bệnh do tình trạng đau bụng tiêu chảy buồn nôn gây ra cũng như cách điều trị và phòng ngừa chúng. Hãy luôn giữ gìn và có những phương pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân thật hiệu quả nhé!