Đâu chỉ mỗi Huế, nhiều nước khác trên thế giới đã triển khai môn “Nữ công gia chánh” từ lâu, còn được gọi bằng cái tên cực kêu như này

Ngày 11/3, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.

Ông Phan Ngọc Thọ đã thống nhất cho Trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022. Được biết, đây từng là môn học được nữ sinh rất yêu thích. Môn tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế.

Ngoài việc bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, tại các tiết học này còn là nơi dạy văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế, từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng,…

Đâu chỉ mỗi Huế, nhiều nước khác trên thế giới đã triển khai môn "Nữ công gia chánh" từ lâu, còn đặt cái tên cực kêu như này - Ảnh 2.

Ngày 11/3, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh. (Ảnh minh họa)

Hiện tại chưa rõ môn nữ công gia chánh sẽ được giảng dạy ra sao vì chưa có đề án chi tiết. Nếu nghe tên, cộng đồng mạng có thể cho rằng “Nữ công gia chánh” là một môn học thuần Việt nhưng thực chất, môn học này đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giảng dạy từ lâu.

Đâu chỉ mỗi Huế, nhiều nước khác trên thế giới đã triển khai môn "Nữ công gia chánh" từ lâu, còn đặt cái tên cực kêu như này - Ảnh 3.

Tại nước ngoài, môn học này có tên “Home Economics” (Tạm dịch: Môn Tề gia nội trợ/ Môn Gia chính học). Nội dung môn học hướng tới dạy nấu ăn, dinh dưỡng, quản lý gia đình, tài chính cá nhân, sức khỏe cá nhân và các vấn đề tiêu dùng. Trước đây giáo trình môn học này chủ yếu về nấu nướng, nội trợ.

Trong lịch sử, mục đích của các khóa học nhằm chuyên nghiệp hóa công việc nội trợ, nâng cao trí tuệ cho phụ nữ và nhấn mạnh giá trị các công việc họ trong xã hội. Đồng thời khoá học chuẩn bị cho phái nữ các ý niệm về vai trò giới truyền thống.

Đâu chỉ mỗi Huế, nhiều nước khán trên thế giới đã triển khai môn "Nữ công gia chánh" từ lâu, còn đặt cái tên cực kêu như này - Ảnh 4.

“Home Economics” là môn học có lịch sử lâu đời.

Những năm gần đây, “Home Economics” được biết nhiều hơn với tên gọi “Family and consumer sciences”  (Tạm dịch: Khoa học Gia đình và Tiêu dùng), để phản ánh thực tế rằng lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh bên ngoài cuộc sống gia đình và sức khỏe. 

Hiện tại, “Home Economics” được giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới, như một khóa học tự chọn hoặc bắt buộc trong giáo dục trung học. Ngoài ra môn này còn được dạy cả ở bậc đại học và tiểu học. 

Đâu chỉ mỗi Huế, nhiều nước khán trên thế giới đã triển khai môn "Nữ công gia chánh" từ lâu, còn đặt cái tên cực kêu như này - Ảnh 5.

Một tiết học “Home Economics” của Nhật với chủ đề nấu ăn. Cả nữ sinh và nam sinh đều tham gia học.

Một số nước đang giảng dạy bộ môn này có thể kể đến như: Canada, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Nhật,… Tại Indonesia, môn này được biết đến với tên gọi “Đào tạo và phúc lợi gia đình”, còn Hàn Quốc là “Khoa học gia đình”,…

Tùy theo từng nước mà giáo trình dạy học sẽ khác nhau. Ở Thụy Điển, những năm đầu, môn học này giảng dạy chủ yếu về các công việc chung truyền thống của gia đình, nấu ăn, dọn dẹp,… Sau cuộc cải cách trường học năm 2011 của Thụy Điển, chương trình giảng dạy đã được cơ cấu lại, tập trung hơn vào các chủ đề sức khỏe, kinh tế và môi trường, bao gồm Kinh tế học tiêu dùng và Nhận thức của người tiêu dùng.

Rate this post

Viết một bình luận