Đau đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu gối là triệu chứng khá phổ biến hiện nay, không kể già – trẻ, gái – trai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp gối hay một bệnh xương khớp nào đó. Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ thông tin trong bài viết dưới đây.

4.8/5 – (18 bình chọn)

XEM THÊM:

1. Tổng quan bệnh đau đầu gối

1.1. Đầu gối là bộ phận nào?

Đầu gối là khớp bản lề, cho phép các chi uốn cong và mở rộng, cũng như xoay nhẹ bên trong và bên ngoài

Đầu gối rất dễ bị tổn thương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể tiến triển thành bệnh xương khớp.

Khớp đầu gối được xem là khớp lớn nhất trong cơ thể, nối đùi và phần chân dưới. Đây cũng là một trong những khớp quan trọng nhất. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển động của cơ thể.

Các bộ phận của khớp gốiCác bộ phận của khớp gối

1.2. Cấu tạo của đầu gối

Đầu gối được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản:

– Xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè

– Sụn bao bọc đầu xương: có tác dụng giảm ma sát trong quá trình cử động

– Dây chằng, cơ: Gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau (trong khớp) và gân, cơ, dây chằng bên trong, dây chằng bên ngoài (ngoài khớp).

– Bao hoạt dịch: giúp khớp gối cử động trơn tru và dễ dàng hơn.

1.3. Đau đầu gối có nguy hiểm không?

Người bệnh có thể cảm nhận được tình trạng đau nhức ở đầu gối. Ban đầu có thể là những cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc vừa, đau trong thời thời gian ngắn, đau đầu gối nhưng không sưng. Sau khi xoa bóp hoặc nghỉ ngơi có thể giảm đau.

Dần dần, tình trạng có thể nặng thêm đến mức đau đầu gối không ngồi xổm được, đồng thời xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ. Người bệnh cần đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh.

1.4. Vì sao khớp đầu gối dễ bị tổn thương?

Theo TS.BS Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, khớp đầu gối là một trong những khớp quan trọng và lớn nhất của cơ thể. Vì hầu hết các cử động đều liên quan đến vùng đầu gối, dù ít hay nhiều.

Khớp gối còn có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, đây là khớp rất dễ bị tổn thương, đau nhức, thậm chí là gặp chấn thương như đứt dây chằng.

2. Triệu chứng đau đầu gối

Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở đầu gối. Một số trường hợp còn có thể xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:

– Khó cử động đầu gối

– Đi lại khập khiễng hoặc không thể đi lại

– Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

– Đau sau đầu gối bên phải hoặc trái

Người bệnh có thể đau ở đầu gối khi leo cầu thangNgười bệnh có thể đau ở đầu gối khi leo cầu thang

– Đau từ đầu gối xuống bàn chân

– Đầu gối bị đau khi quỳ

– Đợt viêm cấp: đầu gối sưng, nóng, đỏ, tràn dịch khớp

Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

– Có tiếng kêu lạo xạo phát ra từ khớp gối khi di chuyển

– Biến dạng khớp gối.

– Đau đầu gối khi chạy bộ

3. Nguyên nhân gây đau đầu gối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu gối, trong đó phải kể đến:

3.1. Gãy xương

Các xương cấu tạo nên khớp gối đều có thể bị gãy, đặc biệt là xương bánh chè. Chấn thương do tác động mạnh như ngã, tai nạn lao động, giao thông… là nguyên nhân chính gây gãy xương ở đầu gối.

Một số trường hợp bị loãng xương cũng có thể gây gãy xương ở đầu gối khi trượt chân hoặc bước hụt. Lúc này, người bệnh cảm nhận rõ tình trạng đau khớp gối như thế nào.

3.2. Trật khớp

Trật khớp gối xảy ra khi các xương ở đầu gối bị chệch ra khỏi vị trí và trục bình thường của nó.

Chấn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao hay tai nạn giao thông có thể dẫn tới trật khớp gối, gây đau nhức.

3.3. Rách sụn chêm

Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương chày và xương đùi. Nó có thể bị rách đột ngột trong quá trình chơi thể thao, mang vác nặng. Khi bị rách, bạn có thể nghe thấy tiếng lắc rắc ở khớp gối, sau đó là cảm giác đau, sưng, cứng ở khớp gối vào những ngày sau.

3.4. Chấn thương dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước – một trong bốn dây chằng nối xương ống chân với xương đùi, chạy chéo từ trên xuống mặt trước ở khớp gối.

Chấn thương dây chằng chéo trước có thể xảy ra ở các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ. Hoặc đối với vận động viên nhảy cao khi tiếp đất không đúng cách hay chuyển hướng đột ngột.

Người bệnh có thể bị đau ở đầu gối khi luyện tập thể thao với cường độ caoNgười bệnh có thể bị đau ở đầu gối khi luyện tập thể thao với cường độ cao

3.5. Rách gân

Gân là mô mềm nối xương với cơ. Ở khớp gối, gân dễ bị tổn thương nhất là gân bánh chè.

Vận động viên thể thao, người trung niên khi vận động quá sức, ngã, va chạm đều có thể dẫn tới bị rách, bong gân, gây đau nhức khớp gối.

3.6. Chấn thương dây chằng bên

Dây chằng bên nối xương chày với xương đùi. Chấn thương dây chằng bên là tình trạng thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người chơi thể thao va chạm.

3.7. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau nằm ở phía sau đầu gối, nối xương đùi với xương chày.

Chấn thương dây chằng chéo sau là do áp lực mạnh vào đầu gối khi đang ở tư thế gấp. Có thể xảy ra khi bị ngã hoặc va đập vào đầu gối khi đang ở tư thế gập.

3.8. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị đau đầu gối sau khi chạy bộ, hoặc ngồi lâu một chỗ, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, đau đầu gối khi mang thai…

4. Đau đầu gối là triệu chứng của bệnh gì?

Hiện tượng đau đầu gối trái hoặc phải có thể cảnh báo một trong các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp như:

4.1. Thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là tình trạng tổn thương sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra.

Khi bị thoái hóa, các xương ở đầu gối cọ xát vào nhau gây đau nhức, sưng và cứng khớp. Người bệnh cử động khớp gối còn có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo.

Đau ở đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớpĐau ở đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp

4.2. Viêm đa khớp dạng thấp

Người bị viêm đa khớp dạng thấp thường có biểu hiện: cứng khớp vào buổi sáng, sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp.

Đặc biệt, dấu hiệu sưng, đau thường có tính đối xưng ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu tay.

Đau tăng lên khi vận động mạnh như chơi thể thao, lên xuống cầu thang hay thời tiết thay đổi.

4.3. Tràn dịch khớp gối

Đau đầu gối còn là triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh tràn dịch khớp gối. Đây là tình trạng lượng dịch khớp dư thừa và tràn ra ngoài ổ khớp gây viêm, sưng ở một bên đầu gối.

Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới hiện tượng teo cơ, thậm chí mất đi khả năng vận động.

>> Xem thêm: Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu? Đắt hay rẻ?

4.4. Khô khớp gối

Đây lại là tình trạng giảm tiết dịch khớp gối, khiến cho khớp không được bôi trơn làm cho người bệnh khó co duỗi. Khi co duỗi hay đứng lên, ngồi xuống người bệnh sẽ cảm nhận rõ cảm giác đau. Bệnh lý này thường đi kèm với thoái hóa khớp gối.

4.5. Bệnh gút

Đau ở đầu gối là dấu hiệu cảnh báo bệnh gút. Đây là bệnh lý xảy ra do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Nếu trong chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới viêm khớp cấp tính, gây đau nhức. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.

4.6. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là lớp chất lỏng đệm giữa cương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn.

Khi bộ phận này bị tổn thương có biểu hiện sưng đỏ, gây ra các cơn đau nhức và cứng khớp đầu gối khi vận động.

4.7. Viêm gân xương bánh chè

Viêm gân ở khớp gối thường gặp ở gân bánh chè. Viêm gân xương bánh chè là tình trạng gân xương bánh chè bị sưng tấy và đau do viêm nhiễm.

Các cơn đau do viêm gân bánh chè gây ra thường âm ỉ. Đau tăng lên khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm, chạy…

4.8. Bệnh Osgood-Schlatter

Nhiều phụ huynh thắc mắc, đau đầu gối ở trẻ em là bệnh gì? Đau đầu gối ở tuổi dậy thì là bệnh gì?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nếu như con bạn kêu đau đầu gối, hoặc thấy sưng và đau ở trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè có thể là dấu hiệu của bệnh Osgood-Schlatter.

Đây là một tổn thương lành tính, thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên chuyển sang giai đoạn phát triển (dậy thì), khi hệ xương đang phát triển mạnh. Cơ chế gây bệnh thường là do trẻ tham gia các hoạt động thể thao với cường độ mạnh và liên tục, trong khi hệ xương phát triển chưa ổn định.

Trẻ em có thể bị đau đầu gối khi vận động với cường độ caoTrẻ em có thể bị đau đầu gối khi vận động với cường độ cao

5. Các phương pháp chuẩn đoán khi bị đau đầu gối

Để chuẩn đoán chính xác nhất các cơn đau đầu gối là do đâu, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Dựa vào tiền sử và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết.

5.1. Chụp X-quang

Sau khi tìm hiểu về các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau đầu gối, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chụp X-quang để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh tình của bạn.

5.2. Chụp cắt lớp vi tính

Trường hợp chụp X-quang chưa cho ra kết quả chính xác, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định chụp cắt lớp vi tính để xác định mức độ và tình trạng tổn thương.

5.3. Siêu âm khớp

Phương pháp siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện dịch trong khớp gối, phì đại bao hoạt dịch, tổn thương cấu trúc gân cơ xung quanh khớp gối.

5.4. Chụp cộng hưởng từ

Đây là biện pháp xét nghiệm thay thế kỹ thuật nội soi và không gây hại. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương bên ngoài và bên trong khớp gối.

5.5. Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm cơ bản để xác định mức độ tổn thương có liên quan đến khớp gối.

5.6. Xét nghiệm dịch khớp gối

Phương pháp này được chỉ định để kiểm tra tình trạng dịch trong khớp gối, bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn tới đau đầu gối.

6. Cách điều trị đau đầu gối

6.1. Điều trị đau nhức khớp gối không cần dùng thuốc

Với các cơn đau nhức ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách:

6.1.1. Thực hành các bài tập giảm đau đầu gối

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe sụn khớp và các cơ bắp xung quanh khớp gối.

Hoặc bạn có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, có tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

6.1.2. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì tạo áp lực rất lớn lên khớp gối, dễ dẫn tới các cơn đau. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý xương khớp khác.

Bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, nhiều trái cây. Đồng thời hạn chế mỡ động vật, đồ ngọt, chất béo…

6.1.3. Massage cho khớp đầu gối

Massage đúng cách giúp lưu thông máu, xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu ở khớp gối.

6.1.4. Mang đai, nẹp hỗ trợ

Sử dụng đai, nẹp nhằm mục đích giữ chặt gân bánh chè và bảo vệ đầu gối. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang nẹp cố định để đầu gối được nghỉ ngơi và hạn chế tổn thương khi vận động.

Người bị đau nhức ở đầu gối có thể sử dụng đai, nẹp để bảo vệNgười bị đau nhức ở đầu gối có thể sử dụng đai, nẹp để bảo vệ

6.1.5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Khi bị đau đầu gối, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh vào khu vực bị đau. Đồng thời để tránh bị tái đi tái lại, người bệnh nên tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp gối. Khi ngủ có thể kê một chiếc gối mỏng dưới khớp gối để giảm sưng, đau.

6.2. Đau đầu gối uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào tình trạng đau nhức của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho phù hợp.

6.2.1. Thuốc giảm đau

Nếu bị đau nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau như Paracetamol hay Aspirin… giúp giảm các cơn đau nhức ở khớp gối.

6.2.2. Thuốc chống viêm không steroid

Ví dụ như Naproxen, Ibuprofen, Alphachymotrypsin… được chỉ định dùng cho các trường hợp bị đau nhức đầu gối kèm theo triệu chứng viêm khớp, sưng khớp.

6.2.3. Thuốc làm giãn cơ

Thường là thuốc Eperisone hay Cyclobenzaprine… có tác dụng giảm cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động của khớp gối khi bị đau

6.2.4. Thuốc kháng sinh

Trường hợp người bệnh đị đau đầu gối do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị đau nhức theo đơn bác sĩNgười bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị đau nhức theo đơn bác sĩ

6.2.5. Thuốc corticoid

Prednisolone hay Dexamethasone… được chỉ định dùng trong trường hợp bị đau đầu gối, viêm khớp gối nghiêm trọng. Có thể uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối bị đau.

6.2.6. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

Loại thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhức đầu gối do viêm khớp dạng thấp.

6.3 Điều trị khớp gối bằng Đông y

Theo Ts.Bs Nguyễn Thị Hằng, trong YHCT đau đầu gối có thể là do phong (gió), hàn (lạnh), thấp (độ ẩm) xâm nhập vào cơ thể gây ra.

Vì vậy, để điều trị triệu chứng này YHCT thường áp dụng các bài thuốc để điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, chia thành các nhóm:

6.3.1. Nhóm khu phong, trừ thấp

Để điều trị phong, hàn, thấp tý cần sử dụng các dược liệu trong nhóm khu phong, trừ thấp gồm mã tiền chế, thương truật, hy thiêm, tục đoạn. Đây là những vị thuốc có tác dụng bổ thận mạnh cốt, nghĩa là thận khoẻ thì xương cốt khoẻ, xương cốt khoẻ thì đầu gối không đau nhức.

6.3.2. Nhóm bổ huyết – hoạt huyết

Nhóm thứ hai là bổ huyết – hoạt huyết gồm đương quy và ngưu tất. Một mặt dưỡng huyết, mặt khác bổ huyết giúp lưu thông mạch máu, tăng cường nuôi dưỡng các cơ khớp, giúp cho khớp gối cử động dễ dàng hơn.

6.3.3. Nhóm bồi bổ can thận

Nhóm thứ ba là các vị thuốc gồm đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, ba kích để nuôi dưỡng gân, xương từ tận gốc.

7. Bấm huyệt chữa đau đầu gối

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh cổ xưa, giúp giảm đau, lưu thông khí huyết.

Người bị đau đầu gối có thể điều trị bằng cách bấm vào huyệt huyết hảiNgười bị đau đầu gối có thể điều trị bằng cách bấm vào huyệt huyết hải

7.1. Huyệt Huyết hải

Bấm vào huyệt này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đưa máu và các chất dinh dưỡng đến khu vực bị đau nhức, giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp gối.

7.2. Huyệt Độc tỵ

Cùng với huyệt Huyết hải, việc kích thích vào huyệt Độc tỵ sẽ giúp giảm các cơn đau nhức ở khớp gối.

7.3. Huyệt Âm lăng tuyền

Đây là huyệt nằm ở vị trí lõm bên dưới khớp gối. Sau khi xác định được vị trí, bấm huyệt Âm lăng tuyền sẽ giúp giảm đau mỏi khớp gối, giảm viêm đau nhanh chóng.

7.4. Huyệt túc tam lý

Huyệt này nằm ở bên dưới đầu gối, cách đầu gối chừng 3 đốt ngón tay. Bấm vào huyệt này giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đau, viêm.

7.5. Huyệt thừa sơn

Bấm huyệt này cũng giúp giảm đau nhức, tăng cường khả năng lưu thông máu ở khu vực đầu gối.

7.6. Huyệt ủy trung

Bấm huyệt ủy trung giúp giảm đau nhức ở đầu gối, hạn chế tình trạng viêm, sưng.

8. Đau đầu gối nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm đau khớp gối Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm đau khớp gối

Với những người bị đau đầu gối, để tình trạng không diễn tiến thêm nặng, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

8.1. Đau đầu gối nên ăn gì?

8.1.1. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho những người bị đau nhức xương khớp.

Một số loại rau xanh người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: cải bó xôi, rau cải xanh, súp lơ…

8.1.2. Bổ sung canxi

Canxi rất tốt đối với xương khớp, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt đối với nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh, lượng estrogen giảm khiến tỷ lệ loãng xương cao.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: cua đồng, tôm, sữa, phô mai…

8.1.3. Tăng cường vitamin D

Cùng với việc bổ sung canxi thì vitamin D cũng rất cần thiết với người bị đau khớp gối, giúp dễ dàng hấp thụ canxi.

Thực phẩm giàu hàm lượng vitamin D có thể kể đến như: cá hồi, cá trích, cá thu, hàu, lòng đỏ trứng gà…

8.1.4. Hành tây

Hành tây chứa thành phần quercetin, có tính kháng viêm mạnh, giúp giảm nhanh chóng những cơn đau ở khớp gối. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường sử dụng hành tây trong bữa ăn của mình.

Người bệnh nên ăn hành tây để giảm đau ở đầu gốiNgười bệnh nên ăn hành tây để giảm đau ở đầu gối

8.1.5. Nghệ vàng và gừng

Nghệ vàng và gừng là hai loại thảo dược có thể làm chậm quá trình viêm trong thoái hóa khớp. Do đó, đây cũng là loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

8.2. Đau đầu gối kiêng ăn gì?

8.2.1. Thực phẩm chứa cholesterol cao

Nội tạng động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho bệnh nhân xương khớp và tim mạch. Vì vậy, người đau khớp gối nên thận trọng với loại thực phẩm này để tránh bệnh diễn tiến thêm nặng.

8.2.2. Hạn chế ăn thịt đỏ

Người bị đau đầu gối nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Ví dụ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê…

8.2.3. Đồ ngọt

Bánh kẹo và các chất tạo ngọt chứa nhiều đường. Khi vào trong cơ thể có thể giải phóng các cytokine là chất gây viêm, sưng ở các khớp. Người bệnh có thể ăn hoa quả thay cho các loại đường tổng hợp trong bánh kẹo, nước ngọt.

8.2.4. Hạn chế ăn nhiều tinh bột

Tinh bột không tốt với những người bị đau nhức xương khớp, do chứa nhiều hoạt chất kích thích phản ứng viêm.

8.2.6. Các chất kích thích

Bia, rượu, thuốc lá nếu dùng quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người bị đau nhức khớp gối. Bởi nó làm cho tình trạng viêm, sưng, đau trở nên trầm trọng hơn.

9. Cách phòng tránh đối với người bị đau đầu gối

Đau đầu gối thực chất chỉ là một triệu chứng ban đầu của một bệnh xương khớp nào đó. Vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu đau nhức, người bệnh nên thực hiện masage nhẹ nhàng.

Đồng thời, người bệnh cũng nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm canxi và các vitamin cần thiết.

Duy trì chế độ luyện tập để tránh rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì làm tình trạng đau nhức diễn tiến nặng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này và cần sự hỗ trợ, tư vấn bạn có thể gọi điện đến 0865 344 349 để các chuyên gia giải đáp.

Rate this post

Viết một bình luận