Cập nhập:07/06/2022
Đau đầu nên uống gì? Có lẽ câu trả lời hiện lên đầu tiên trong tâm trí nhiều người sẽ là “thuốc”, bởi vì hầu hết mọi người không biết đến sự tồn tại của những loại thức uống giúp giảm đau đầu rất hiệu quả từ thiên nhiên. Trong bài viết này, chuyên gia OTiV sẽ bật mí 11 loại đồ uống có thể xoa dịu cơn đau đầu một cách an toàn ngay tại nhà để các bạn tham khảo.
Khi bị đau nửa đầu, đau đầu nên uống gì? Các loại thức uống giảm đau đầu
Đau đầu, đau nửa đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập, làm việc và cảm xúc của người bệnh. Vậy nên, mọi người có xu hướng dùng thuốc giảm đau không kê đơn để loại bỏ nhanh cảm giác khó chịu này.
Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra hiện tượng lờn thuốc, phụ thuộc thuốc và nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng huyết áp, giảm chức năng thận, loãng xương… Do đó, khi đầu bị đau nhức, thay vì uống thuốc, mọi người có thể dùng một số loại nước uống giảm đau đầu thiên nhiên dưới đây:
Nước lọc
Món nước quen thuộc có tác dụng giảm nhẹ cơn đau đầu mà ít người biết đó chính là nước lọc. Uống đủ nước lọc trong ngày (trung bình 2 lít/ ngày đối với người trưởng thành) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước – một nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau nửa đầu, đau đầu. Mọi người chú ý uống nhiều nước trước và sau khi tập thể dục, cũng như khi thời tiết oi nóng để cơ thể không bị mất nước hoặc thiếu nước.
Cà phê
Caffeine có thể giảm đau đầu nhờ tác dụng giảm viêm, thế nên uống cà phê cũng là cách giúp bạn vượt qua cơn đau đầu nhanh hơn. Thế nhưng, bạn nên thận trọng khi sử dụng cà phê để điều trị đau đầu, bởi nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều caffein có thể khiến cơn đau đầu trầm trọng, thậm chí gia tăng tái phát cơn đau đầu và chứng đau nửa đầu. Để hạn chế bùng phát hay chuyển nặng cảm giác đau nhức đầu do cafein có trong cà phê, bạn hãy chuyển đổi từ cà phê thông thường sang cà phê đã tách bỏ cafein (Decaf).
Nước chanh ấm
Nếu bạn không biết đau đầu nên uống gì dễ làm dễ kiếm thì nước chanh là một gợi ý lý tưởng. Loại nước uống đơn giản này có thể phát huy tác dụng giảm đau với hầu hết các loại đau đầu.
Nước chanh ấm có tác dụng giải độc, góp phần xoa dịu cơn đau đầu do rối loạn tiêu hóa
Thức uống này hoạt động như một chất giải độc và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, nước chanh ấm đặc biệt tốt với những người bị đau đầu do các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được biết đến là thức uống hỗ trợ cải thiện tốt chứng mất ngủ và lo lắng. Hơn nữa, loại trà này còn có công dụng thư giãn đầu óc, giảm viêm nên có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng khá hữu hiệu.
Dùng hoa cúc có thể gây ra dị ứng nếu bạn bạn có tiền sử dị ứng phấn hoa, nhất là hoa cúc, cúc vạn thọ hoặc cúc đại đóa. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống đào thải sau khi cấy ghép nội tạng, hãy tham khảo bác sĩ trước khi uống trà hoa cúc.
Trà xanh
Giống như các loại trà đen và ô long, trà xanh chứa hàm lượng chống oxy hóa mạnh mẽ cùng rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp giảm đau đầu và ngăn chặn các cơn đau nửa đầu tái phát. Khi pha trà xanh, bạn thêm một ít mật ong (hoặc vắt thêm nửa quả chanh) và uống ấm để đạt hiệu quả giảm đau đầu tốt hơn.
Ở một số người, việc tiêu thụ trà xanh hàng ngày có thể dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu, bởi vì trong trà xanh có lượng nhỏ caffeine. Bởi vậy, những người bị đau đầu thường xuyên nên hạn chế dùng nước uống giảm đau đầu từ trà xanh vì nó có thể làm tình trạng đau đầu của họ nặng thêm.
Trà gừng
Gừng là một loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, bao gồm: Giảm đau đầu, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng năng lượng và giảm viêm. Về phương diện chữa trị cơn đau đầu và đau nửa đầu, gừng hữu ích nhất trong việc giảm buồn nôn – triệu chứng phổ biến mỗi khi bạn bị đau đầu.
Uống nước trà gừng có thể giảm triệu chứng buồn nôn khi đau đầu
Nước uống giảm đau đầu từ trà cỏ thơm
Trà cỏ thơm (Feverfew) được phát hiện có khả năng giảm bớt các triệu chứng của chứng đau đầu, điển hình là nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn. Cũng như trà hoa cúc, nếu bạn có tiền sử dị ứng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà cỏ thơm. Loại trà này được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Trà bạc hà
Được biết đến với tác dụng giảm đau, bạc hà thường được sử dụng như một phương pháp điều trị tại chỗ cho chứng đau đầu do căng thẳng. Dùng bạc hà ở dạng trà sẽ giúp phát huy tác dụng nhanh hơn đối với cơn đau đầu, đặc biệt là trường hợp đang bị đau nhói ở đầu.
Trà bạc hà không chứa caffein. Vì vậy, bạn có thể dùng thức uống giảm đau đầu này bất cứ lúc nào trong ngày mà không sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nước trà húng quế
Cây húng quế từ lâu được biết đến là một loại thảo mộc chữa bệnh. Ở Ấn Độ, húng quế thường được kê đơn như một loại thảo dược chữa chứng lo âu.
Nhờ tác dụng thư giãn cơ, nước trà húng quế sẽ giúp bạn trải qua cơn đau đầu do căng cơ nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể dùng húng quế dạng tươi hoặc khô để nấu nước trà thưởng thức 3-4 ngày/tuần.
Các loại nước ép trái cây
Ngoài các loại nước kể trên, bạn có thể làm phong phú thực đơn nước uống giảm nhức đầu bằng một số nước ép trái cây như nước ép nho, nước ép cam, nước ép bưởi…
Theo chuyên gia, thiếu magiê là yếu tố làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh, tăng mức độ và tần suất đau đầu, đau nửa đầu. Thật may, trong các loại nước trái cây có chứa một lượng lớn magiê (½ ly nước ép nho chứa 10mg magiê; ½ ly nước ép cam chứa 11mg magiê; ½ ly nước ép bưởi chứa 13mg magiê) nên có thể góp phần giảm đau đầu và đau nửa đầu.
Chú ý: Khi uống nước ép trái cây không nên cho đường hoặc chỉ cho thêm 1 chút nếu quá chua. Đặc biệt, một số người có thể bị đau đầu khi ăn/uống trái cây họ cam quýt, thế nên bạn cũng cần cẩn thận đối với loại nước thanh mát này.
Sinh tố rau xanh
Chế độ ăn uống “nghèo” rau xanh có thể khiến bạn bị thiếu folate – 1 loại vitamin B vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng, folate giúp làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu.
Sinh tố rau bina bổ sung hàm lượng folate giúp xoa dịu các triệu chứng đau đầu
Bạn có thể tăng hàm lượng folate cho cơ thể bằng một ly sinh tố rau xanh. Để dễ uống hơn, bạn nên xay rau cải xoăn hoặc rau bina cùng với các loại quả mọng và sữa có nguồn gốc thực vật.
Nếu không biết đau đầu nên uống gì, bạn có thể thử nghiệm ngay những loại đồ uống tự nhiên mà chuyên gia OTiV đã chia sẻ. Mặc dù, chúng không giúp bạn hết đau đầu ngay lập tức, nhưng sẽ phần nào làm dịu đi cảm giác đau nhức, từ đó bạn có thể hạn chế được việc dùng thuốc giảm đau, phòng ngừa tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe toàn thân.
Giảm đau đầu hiệu quả với biện pháp thiên nhiên khoa học
Dùng thức uống giảm đau đầu từ thiên nhiên khá an toàn và cũng đem lại hiệu quả giảm đau đầu nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi vì những loại nước thông thường này không tác động được đến cơ chế bệnh sinh đau đầu là gốc tự do. Hơn thế nữa, hàm lượng dưỡng chất cơ thể hấp thu được từ nước trà, nước ép sau quá trình chuyển hóa chất là không đáng kể.
Chính vì vậy, để giảm đau đầu, đau nửa đầu từ gốc, chúng ta cần bổ sung những tinh chất chuyên biệt, có khả năng trung hòa và “vô hiệu hóa” gốc tự do như Blueberry và Ginkgo Biloba. Hai dưỡng chất này chứa các hoạt chất sinh học quý, điển hình là Anthocyanin và Pterostilbene (trong Blueberry), Flavonoid và Terpenoid (trong Ginkgo Biloba) có công dụng chống gốc tự do, tăng cường kết nối thần kinh và nuôi dưỡng mạch máu não. Từ đó, cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, mất ngủ, căng thẳng và hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não.
OTiV – Viên uống thiên nhiên chứa hai dưỡng chất chống gốc tự do mạnh mẽ là Blueberry và Ginkgo Biloba sẽ hỗ trợ giảm đau đầu từ gốc
Một ưu điểm vượt trội nữa của tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba là có đặc tính trọng lượng phân tử nhỏ, nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, nhanh chóng tiếp cận và loại bỏ các gốc tự do trong lòng mạch máu, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu não. Lưu lượng máu lên não ổn định sẽ giúp não bộ khỏe mạnh, hệ thần kinh hoạt động nhạy bén và giảm thiểu tái phát cơn đau nhức đầu.
Đó là lý do chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng thức uống giảm đau đầu có chứa hai dưỡng chất Blueberry và Ginkgo Biloba là OTiV. Viên uống OTiV sử dụng tiện lợi, phù hợp và an toàn với hầu hết mọi người.
Gốc tự do – Cơ chế bệnh sinh đau đầu
Nhiều nghiên cứu cho thấy, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Vì vậy, nếu gốc tự do liên tục tạo ra trong lòng mạch máu sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, dẫn đến những rối loạn chức năng mạch máu, khiến mạch máu não giãn nở và thay đổi bất thường, gây nên cơn đau ở đầu.
Tìm hiểu thêm: 17 cách giảm đau đầu tại nhà không cần dùng thuốc
Bên cạnh giải đáp thắc mắc “đau đầu nên uống gì?”, chuyên gia OTiV cũng muốn thông qua bài viết này gửi đến độc giả lời khuyên đó là để não bộ khỏe mạnh, ít bị bệnh đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… mọi người cần duy trì lối sống lành mạnh (ăn đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ, kiểm soát căng thẳng). Song song với đó, hãy chủ động chăm sóc não bộ từ sớm bằng dưỡng chất chuyên biệt (như Blueberry và Ginkgo Biloba) và nếu bị đau đầu thường xuyên, mức độ đau ngày càng dữ dội nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn giải pháp chữa trị tối ưu nhất.
Nguồn tham khảo/Source
OTiV chỉ sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.
- Sip Your Way to Migraine Relief with These 12 Drinks – Healthline Media
- What foods and drinks can help relieve a headache? – Medical News Today
- What to Drink for a Headache – VerywellHealth