Cập nhập:28/04/2022
Các cơn đau dữ dội “không hẹn lại cứ lên”, lúc bất chợt đến từ nửa đầu trái, khi lại ghé thăm nửa đầu phải, đau theo nhịp đập, xuất hiện đột ngột và kéo dài khiến nhiều người khổ sở. Lúc này, thuốc đau đầu là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Vậy đau đầu, đau nửa đầu uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng mà vẫn đảm bảo an toàn?
Đau đầu uống thuốc gì? Các loại thuốc đau đầu phổ biến
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, khi bị đau đầu kéo dài hay đau đầu kinh niên, người bệnh sẽ phải sử dụng kết hợp khá nhiều loại thuốc. Trong đó, thuốc nhức đầu được phân thành hai loại chính là:
-
Thuốc đau đầu dự phòng: Loại thuốc này được bác sĩ kê toa và dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa đau đầu mạn tính.
-
Thuốc cắt giảm cơn đau: Loại thuốc này có thể không cần kê đơn, thường là các loại thuốc giảm đau đầu dùng để cắt giảm cơn đau ngay sau khi cơn đau bắt đầu.
Thông thường, tùy vào từng loại mà các loại thuốc và liều lượng cũng khác nhau:
-
Thuốc đau đầu do căng thẳng:
Đau đầu khi căng thẳng là hiện tượng bệnh nhân bị đau do co thắt những cơ ở vùng mặt, cổ và đầu, dẫn đến đau vùng trán, đau 2 bên thái dương, đau nửa đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể căng thẳng/ stress kéo dài, lo âu, trầm cảm, bị khó ngủ, ngủ không đủ giấc làm những cơn đau ở vùng này trở nên căng cứng và gây ra cảm giác đau. Một số thuốc có thể dùng để giảm đau đầu do căng thẳng như:
– Paracetamol: Thuốc chỉ phát huy tốt hiệu quả khi mới phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Tuy nhiên, thuốc không được dùng quá liều theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng.
– Các thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, naproxen: Hỗ trợ giảm đau nhanh bằng cơ chế ức chế sự sản xuất men gây đau. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây loét và kích ứng dạ dày nên cần dùng thuốc sau bữa ăn, còn người bị đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa không được dùng.
– Thuốc an thần: Dùng để kiểm soát tình trạng căng thẳng, lo lắng cho người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc an thần đôi khi chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn để giảm đau do căng thẳng, hơn nữa nếu lạm dụng nhiều bạn có thể bị phụ thuộc vào thuốc.
– Các loại thuốc kháng viêm không steroid: Như ibuprofen và naproxen giúp kiểm soát cơn đau do căng thẳng từ nhẹ đến trung bình, thuốc này tuy không cần kê toa nhưng nếu muốn dùng liều cao cần có chỉ định từ bác sĩ.
Tùy từng loại đau đầu và mức độ bệnh lý mà các loại thuốc điều trị đau đầu, đau nửa đầu cũng khác nhau
-
Thuốc dùng cho đau đầu chuỗi (từng cơn)
Các cơn đau đầu chuỗi thường xuất hiện trong thời gian ngắn, nguyên nhân chủ yếu từ thần kinh mạch máu, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên, những người có hút thuốc. Các cơn đau đầu từng cơn này xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ, khi tỉnh dậy bị đau nặng.
Thông thường, những cơn đau đầu từng cơn bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc đau đầu dự phòng mang lại hiệu quả tốt hơn thuốc cắt giảm cơn đau. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để kiểm soát cơn đau đầu từng cơn bao gồm:
- Triptans: Sumatriptan (Asuma, Imitrex, Sumavel) hoặc Zolmitriptan (Zomig) là một trong những loại thuốc đau đầu tốt nhất.
- Lidocaine: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm đau và dưới dạng thuốc xịt mũi.
- Liti: Loại thuốc này dùng chủ yếu trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp liti có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác để kiểm soát đau đầu từng cơn.
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc được dùng trong điều trị động kinh cũng đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát các cơn đau đầu chuỗi.
- Capsaicin: Thuốc giảm đau tại chỗ ở dạng xịt mũi chứa capsaicin cũng cho thấy tác dụng giảm tần suất đau đầu chuỗi khoảng 50% trong các thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể khiến đau đầu hơn hoặc các triệu chứng đau đầu trở nên trầm trọng. Do đó, khi sử dụng thuốc trị đau đầu trong thời gian dài cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc đau nửa đầu thường gặp
Đau nửa đầu có căn nguyên từ thần kinh mạch máu, xuất hiện từng cơn ở một bên đầu với cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng kèm ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng… Theo thống kê, có đến ¾ người bị đau nửa đầu là nữ giới.
Có 3 vấn đề cần chú ý tập trung khi điều trị đau nửa đầu là tránh các yếu tố kích hoạt, điều trị giảm đau và dự phòng đau nửa đầu. Đặc biệt đối với bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính, các loại thuốc cắt cơn đau nên được uống sớm, vì khi cơ đau đã xuất hiện nặng hơn thì hiệu quả của thuốc sẽ giảm. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đau nửa đầu gồm:
- Depakine: Đây là loại thuốc dùng trong điều trị các loại động kinh, điều trị co giật cục bộ… nhưng trong nhiều trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ kê toa để hỗ trợ điều trị các cơn đau nửa đầu.
- Thuốc chống trầm cảm: Hầu hết loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được bác sĩ sử dụng để điều trị dự phòng đau nửa đầu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như rối loạn giấc ngủ, suy giảm ham muốn tình dục…
- Paracetamol các loại thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen… dùng để cắt cơn đau hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc đau đầu
Đau đầu uống thuốc gì? Một số loại thuốc đau đầu không kê toa có thể gây nghiện, lạm dụng không chỉ gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa mà còn gây ra tình trạng lờn thuốc. Ngoài ra, tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc trị nhức đầu, đau nửa đầu là buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng bị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột. Đặc biệt, các loại thuốc đau nửa đầu, đau đầu chỉ mang tính chất cắt cơn đau tạm thời, cơn đau đầu vẫn sẽ trở lại với tần suất dày hơn và tình trạng nặng nề hơn. Do đó, khi sử dụng thuốc điều trị đau đầu, đau nửa đầu cần lưu ý:
– Không dùng quá liều được khuyến cáo trên thuốc.
– Tìm hiểu kỹ về thành phần hoạt chất có trong sản phẩm để tránh trường hợp dùng các biệt dược khác nhau nhưng có chung hoạt chất, dẫn đến quá liều và để lại nhiều tác dụng phụ.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin, ibuprofen, naproxen nếu bạn đan bị chảy máu hoặc xuất huyết, hen suyễn, vừa trải qua phẫu thuật, rối loạn chức năng gan, thận…
– Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nửa đầu có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được chứng minh lâm sàng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao khi sử dụng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị đau đầu, đau nửa đầu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Bí quyết giảm đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả, an toàn mà không cần thuốc giảm đau nhanh
Tuy nhiên, trong số những bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu, đa phần đều chịu đựng để cơn đau tự hết hoặc mua thuốc giảm đau “hòa hoãn”. Chính điều này khiến những cơn đau đầu cấp thường xuyên tái diễn và dần trở thành mãn tính, khó cải thiện.
Không ít người bị đau đầu, đau nửa đầu mãn tính do không tìm hiểu kỹ đã chọn nhầm các thuốc giảm đau, thuốc an thần gây hại sức khỏe. Nhiều người không biết rằng, để cải thiện hiệu quả các chứng đau đầu, đau nửa đầu, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân chính gây bệnh là sự sản sinh quá mức của gốc tự do.
Gốc tự do sản sinh liên tục do nội sinh (quá trình trao đổi chất của cơ thể) và ngoại sinh (stress, thức ăn độc hại, hóa chất…). Chúng làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu. Ngoài ra, gốc tự do khi sản sinh liên tục còn gây ra hàng loạt các bệnh lý thần kinh và mạch máu não khác như mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thoái hóa thần kinh (như Alzheimer)… và đặc biệt là đột quỵ.
Việc bổ sung các chất chống gốc tự do gần đây đã được các nhà khoa học khuyến cáo sử dụng nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau nửa đầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hành trình tìm ra giải pháp giảm đau an toàn, hạn chế tác dụng phụ nguy hiểm cho những người có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu nhanh và mạnh.
Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (có nguồn gốc từ Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng chống gốc tự do ưu việt. Hai hoạt chất “vàng” này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp cải thiện hiệu quả đau đầu, đau nửa đầu và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn. Từ những nghiên cứu đó, các nhà khoa học Mỹ một lần nữa đã tìm ra công thức kết hợp tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene (từ Blueberry) cùng với Ginkgo Biloba (có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao – đây là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần chống gốc tự do) để tạo ra sản phẩm OTiV. OTiV được chứng minh có hiệu quả cao và an toàn trong việc trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ… một cách an toàn và hiệu quả, giúp tinh thần thư thái và tập trung, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số loại thuốc đau đầu không kê toa có thể gây nghiện, lạm dụng không chỉ gây viêm loét dạ dày tá tràng… mà còn gây ra tình trạng lờn thuốc. Vậy chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ.