Khi làm món này, người ta sẽ bổ đôi cái thủ ra, cạo thật sạch lông, rửa sạch phần tai, mũi, miệng… Sau đó bỏ thủ lợn vào cái nồi thật to để luộc. Nồi nước cứ sôi sùng sục. Mấy ông ngồi cạnh bếp lửa, vừa uống nước chè vừa liên tục cầm đôi đũa cả (đũa to dùng để nấu cơm) kiểm tra màu sắc cũng như mùi thơm của thịt để biết lúc nào thịt vừa chín tới.
Khi thịt chín, người ta vớt thủ lợn ra trên một cái nia (dụng cụ dùng để sàng gạo ở quê) bên trên có lót lá chuối. Sau đó, dùng một cái móc sắt, móc vào thủ lợn và treo lên trong bếp. Mùi thơm của thủ lợn bay khắp nhà, không chỉ lũ trẻ như tôi thèm ăn mà tất cả người lớn đều cảm thấy đói.
Xem thêm cá kho Vũ Đại Hà Nam
Khi sờ tay vào thịt, thấy cảm giác khô tay là có thể mang thịt đi thái. Người thái thịt phải biết cách, không thái dày, không thái thẳng từ trên xuống mà thái mỏng và nghiêng. Những miếng thịt mỡ mỏng trông hấp dẫn hơn rất nhiều so với bình thường. Bố tôi giải thích: “Thái thịt thủ dày mỏng tùy chỗ. Chỗ mỡ thì cần thái mỏng như lá lúa và thái nhát nghiêng để miếng thịt vừa đẹp, ăn không ngán và khi chia lại dôi thịt”.
Phần thịt ngấy nhất là hai bên má vì nhiều mỡ, hầu như mọi người không thích phần thịt này. Nhưng khi thái mỏng ăn theo kiểu “Chánh tổng” thì mọi thứ đều hấp dẫn như nhau. Thịt thái xong được xếp lên đĩa, bên trên một ít rau thơm, hành củ cùng vài trái ớt tươi. Ăn kèm với món ăn này là các loại mắm như: mắm nêm, mắm tôm hoặc mắm chua. Chính nhờ cái vị đậm đà của các loại mắm này làm tăng thêm hương vị cho món ăn, cứ ăn hết miếng này đến miếng khác mà không biết ngán là gì.
Tìm hiều : mua cá kho làng Vũ Đại ở đâu?
Ăn thịt thủ phải đông người mới ngon, nhất là trong những dịp cuối năm, gia đình, bạn bè cùng quây quần bên mâm cỗ, vừa thưởng thức món ăn ngon, vừa rôm rả trò chuyện thì không còn gì hạnh phúc bằng.
Thủ lợn còn có thể chế biến thành món giò thủ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết ở Việt Nam