Dấu hiệu thiếu sắt và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Cập nhật: 16:39, 11/11/2020 Lượt đọc: 24914

Dấu hiệu thiếu sắt và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

 

Sắt là khoáng chất quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, đây là bệnh lý khá phổ biến và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy bạn cần nắm được cách dấu hiệu thiếu sắt thiếu máu để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ.

 

(Ảnh minh hoạ)

Những dấu hiệu “tố” bạn thiếu sắt

Trong hồng cầu sản sinh ra máu có loại protein được gọi là huyết sắc tố hemoglobin, giúp mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin và góp phần giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng.

Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Từ đó dẫn đến các triệu chứng thường gặp như:

Da nhợt nhạt, xanh xao

Đây là một trong các dấu hiệu thiếu sắt phổ biến. Các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu làm máu có màu đỏ, nếu nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp có thể khiến da không còn hồng hào.

Tình trạng da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, hoặc ở một số khu vực như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới và thậm chí cả móng tay.

Móng tay giòn, tóc khô, dễ gãy rụng

Da, tóc, móng khô và dễ hư tổn có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Vì khi thiếu sắt cơ thể không đủ oxy đến các cơ quan và các mô, da, móng tay, móng chân và tóc bị thiếu oxy có thể trở nên khô yếu. Nghiêm trọng hơn là người bệnh có thể bị rụng tóc.

Khó thở, hơi thở gấp

Khi cơ thể thiếu sắt, hồng cầu giảm, cơ bắp không được cung cấp đủ oxy cho các hoạt động bình thường, nhịp thở sẽ tăng lên để cơ thể đón nhận được nhiều oxy hơn. Vì vậy dấu hiệu dễ thấy khi thiếu sắt là hơi thở gấp, đau ngực và khó thở, nhất là khi vận động hằng ngày như đi bộ, leo cầu thang, hoặc làm việc.

Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu

Tình trạng thiếu máu, nồng độ hemoglobin thấp trong các tế bào hồng cầu không đủ bơm oxy lên nào có thể khiến các mạch máu trong não sưng lên, gây ra áp lực và khiến người bệnh đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm khả năng tập trung.

Đánh trống ngực, tim đập nhanh

Vì thiếu sắt nên nồng độ hemoglobin thấp khiến tim phải làm việc nhiều hơn để mang oxy. Do đó dẫn đến nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh bất thường. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy tim, suy phổi.

Lưỡi, miệng sưng đau

Một trong những dấu hiệu thiếu sắt dễ thấy nhất đó là nhìn vào khoang miệng: lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt, hoặc khô miệng, nứt khóe miệng, loét miệng. Do thiếu sắt nên nồng độ myoglobin thấp gây ra sưng, đau cơ lưỡi.

Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn không yên là sự kích thích mạnh mẽ để di chuyển chân khi nghỉ ngơi, gây khó chịu hoặc có cảm giác ngứa ngáy ở chân. Tình trạng này hay xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ. Nồng độ sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.

Mệt mỏi, uể oải

Cũng vì cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu và oxy đến các mô và cơ bắp nên tim phải làm việc vất vả hơn, khiến bạn chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, tâm trạng cáu kỉnh, khó tập trung, giảm hiệu suất làm việc.

Các dấu hiệu thiếu sắt khác như

Chân tay lạnh, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch giảm, thèm đồ ăn lạ như đất sét, đá, phấn,… điều này hay xảy ra ở phụ nữ có thai.

“Thủ phạm” gây thiếu sắt thiếu máu

Lượng sắt không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể. Ở trẻ đang dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt… cần bổ sung nhiều sắt hơn, đặc biệt ở bà bầu cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày để mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Ở những người ăn kiêng, người già, người có chế độ ăn uống không cân đối cũng sẽ thiếu hụt sắt, thiếu máu, tức ngực, hệ miễn dịch kém.

Với những ai bị viêm dạ dày, viêm ruột, mắc các bệnh về đường tiêu hóa,… cơ thể sẽ giảm hấp thu sắt, dẫn đến da xanh xao, mệt mỏi, không còn năng lượng.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

Căn cứ vào mức độ thiếu máu bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình bổ sung sắt để khôi phục dự trữ sắt cho cơ thể.

Nếu thiếu máu thiếu sắt nhẹ có thể chỉ cần uống vitamin chứa sắt hằng ngày hoặc uống viên sắt theo chỉ định. Nếu tình trạng thiếu nặng thì truyền máu là cách bổ sung hemoglobin nhanh chóng.

Nên bù sắt bằng chế độ ăn uống hằng ngày. Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại rau xanh đậm, ngũ cốc,…

Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt như uống viên sắt, nhất là ở phụ nữ mang thai. Ngoài chế độ ăn giàu chất sắt, mẹ bầu nên uống kết hợp viên sắt và acid folic theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng dị tật thai nhi và tăng cường sức khỏe mẹ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung sắt như sắt hữu cơ, sắt vô cơ, sắt dạng nước, sắt dạng viên, nhưng viên uống sắt hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội như không bị tanh, chứa sắt hữu cơ dễ hấp thu, không lo bị lắng đọng như sắt vô cơ. Ngoài ra còn được bổ sung thêm các chất tạo máu như acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano, mè đen giúp giảm tình trạng táo bón.

Chú ý, thời điểm uống viên sắt tốt nhất là lúc sáng mới thức dậy, hoặc sau ăn sáng 1-2 giờ. Không được uống sắt cùng lúc với canxi, không uống thuốc bằng nước trà, cà phê, thay vào đó nên uống sắt cùng nước cam, các loại nước giàu vitamin C để sắt được hấp thu tối đa.

Trung tâm Y tế Quận 4

Nguồn tin : Báo sức khỏe đời sống online

Rate this post

Viết một bình luận